Đề thi kiểm tra chất lượng ôn thi đại học lần I năm học 2013-2014 môn: ngữ văn – khối d

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra chất lượng ôn thi đại học lần I năm học 2013-2014 môn: ngữ văn – khối d, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC


ĐỀ KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN – KHỐI D
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
 	Trong truyện Hai đứa trẻ, khi miêu tả ánh sáng phố huyện, Thạch Lam chú ý nhiều tới hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí. Anh/chị hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh này.
Câu 2. (3,0 điểm)
	Hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau đây của W. Gớt:
 Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp.

II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
 	Trong bài Đọc thơ Bác Hoàng Trung Thông viết:
 Vần thơ của Bác vần thơ thép
 Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
Từ cảm nhận về bài thơ Chiều tối (Mộ) trích Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, anh/chị hãy bình luận ý thơ trên.
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã tự coi mình là người đi tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và vững bền.
Anh/chị hãy phân tích chất vàng quý giá của thiên nhiên và con người Tây Bắc được thể hiện qua đoạn trích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
	
--------- Hết ---------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.


 Họ và tên thí sinh....................................................; SBD .............................................




SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

(Đáp án gồm 04 trang)
ĐÁP ÁN KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN – KHỐI D

I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
	- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.
	- Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.
II. Đáp án và thang điểm
 
Câu
Ý
 Nội dung trình bày
Điểm
1

Trong truyện Hai đứa trẻ, khi miêu tả ánh sáng phố huyện, Thạch Lam chú ý nhiều tới hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí. Anh/chị hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh này.
2,0 

1. 
Hình ảnh ngọn đèn



- Hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí được nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm (7 lần), gắn với chõng hàng của chị Tí.
- Đó là ngọn đèn leo lét, lay động, chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ…
0,25

0,25

2.
Ý nghĩa



- Hình ảnh chân thực, bình dị, gần gũi, thân thương… trong cuộc sống đời thường của người lao động.
- Hình ảnh biểu tượng cho những kiếp người nhỏ nhoi, leo lét, mù tối trong bóng đêm mênh mông của cuộc đời. Ánh sáng của ngọn đèn cũng chính là khao khát sống, khao khát hạnh phúc của con người nơi phố huyện nghèo. 
- Hình ảnh cho thấy tấm lòng thương cảm của Thạch Lam với những kiếp người nghèo khổ, đồng thời cũng bộc lộ tài năng của nhà văn trong việc xây dựng chi tiết truyện đắt giá.
0,5

0,5


0,5

2

Hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau đây của W. Gớt:
 Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp.

3,0

































1.
Giải thích ý kiến (0,5 điểm)



- Trí tuệ là khả năng nhận thức của lí tính, giúp con người đạt đến một trình độ hiểu biết nhất định; trưởng thành là sự phát triển vươn tới sự hoàn thiện; tĩnh lặng thể hiện sự suy tư, trầm lắng; bão táp chỉ những khó khăn, thử thách trong cuộc đời.
- Câu nói của W. Gớt đã khái quát quá trình trưởng thành của trí tuệ. Để có trí tuệ, con người phải suy nghĩ trong sự tĩnh lặng. Nhưng để trưởng thành trong tính cách con người phải trải qua những thử thách, khó khăn.
0,25



0,25


2.
Bàn bạc vấn đề (2,0 điểm)



a. Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng
- Trí tuệ có được nhờ quá trình tích lũy tri thức của nhân loại chuyển hóa thành tri thức của bản thân, phục vụ đời sống.
- Quá trình tiếp nhận tri thức của con người phải nghiền ngẫm, suy xét để hiểu biết và vận dụng phù hợp.
- Sự trưởng thành của trí tuệ diễn ra trong tĩnh lặng là sự tiếp thu diễn ra dần dần, tích lũy từng chút nhưng cũng sẽ không bao giờ là đủ.
- Một người có trí tuệ trưởng thành là người luôn biết bổ sung kiến thức cho mình để theo kịp với sự phát triển của thời đại.
b. Tính cách trưởng thành trong bão táp
- Mỗi người có một tính cách riêng, hình thành trong những hoàn cảnh khác nhau.
- Thực tế cuộc đời con người phải đối diện với những khó khăn, thử thách. Đó là môi trường tốt nhất để rèn luyện nhân cách con người.
- Chỉ khi nào con người vượt qua được bão táp của cuộc đời mới có thể trở thành người chiến thắng.
- Tuy nhiên sự trưởng thành về tính cách hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của con người. 

0,25

0,25

0,25

0,25


0,25

0,25

0,25

0,25

3.
 Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm) 



- Sự trưởng thành của con người cả về trí tuệ và tính cách là một quá trình. Trí tuệ phải trải qua quá trình tích lũy, tính cách tốt đẹp của con người là kết quả của sự khổ công rèn luyện.
- Để trở thành con người có trí tuệ phải không ngừng học hỏi. Để trở thành con người có nhân cách phải biết chấp nhận, đương đầu với những bão táp, phong ba của cuộc đời.
0,25


0,25

3.a

Trong bài Đọc thơ Bác Hoàng Trung Thông viết:
 Vần thơ của Bác vần thơ thép
 Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
 Từ cảm nhận về bài thơ Chiều tối (Mộ) trích Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh anh/chị hãy bình luận ý thơ trên.


5,0

1.
Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)



- Hồ Chí Minh (1890 – 1969) vị lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một sự nghiệp văn chương vô giá.
- Chiều tối là bài thơ tiêu biểu giúp ta hiểu hơn cảm nhận của Hoàng Trung Thông về thơ Người .



0,5

2.
Giải thích ý thơ (0.5 điểm)



- Câu thơ Vần thơ của Bác vần thơ thép nói đến chất thép trong thơ Bác. Chất thép là ý chí chiến đấu, nghị lực sống, tinh thần lạc quan cách mạng... Chất thép trong thơ Người có những biểu hiện phong phú, khi trực tiếp, khi gián tiếp như nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét: Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép thì có tinh thần thép. 
- Câu thơ Mà vẫn mênh mông bát ngát tình nói đến chất tình trong thơ Bác. Chất tình chính là tình cảm, cảm xúc, tấm lòng đối với thiên nhiên và cuộc sống con người. Hai câu thơ là những nhận xét của Hoàng Trung Thông về thơ Bác nói chung và bài Chiều tối nói riêng: bên cạnh chất thép mạnh mẽ là chất tình bát ngát, nồng nàn.

0,25




0,25

3.
 Cảm nhận bài thơ Chiều tối và bình luận ý kiến (4,0 điểm)



a. Cảm nhận bài thơ (3,0 điểm)



* Chất thép (1,5 điểm)
- Chất thép được thể hiện ở tâm thế của nhân vật trữ tình vượt lên hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt: bình tĩnh, ung dung, mang tâm hồn của một thi nhân, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người.
- Chất thép bộc lộ ở sự vận động của tư tưởng nghệ thuật luôn hướng về sự sống, ánh sáng tương lai.
* Chất tình (1,5 điểm)
 - Chất tình thể hiện ở tình yêu, niềm rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người. Hồ Chí Minh đã quên đi cảnh ngộ riêng để tha thiết với một chòm mây cô đơn, trìu mến một cánh chim bay mỏi, vui cïng niÒm vui nho nhá rÊt ®çi b×nh th­êng cña ng­êi lao ®éng.
 - Bµi th¬ cho ta gÆp niÒm khao kh¸t tù do Èn trong ®«i m¾t dâi theo c¸nh chim, chßm m©y trªn bÇu trêi.

1,0


0,5



1,0



0,5


b. Bình luận ý kiến của Hoàng Trung Thông: (1,0 điểm)



- Hai câu thơ là lời nhận xét về những vẻ đẹp trong thơ Bác nói chung và bài thơ Chiều tối nói riêng. Đó là sự kết hợp giữa chất thép và chất tình. 
- Chính sự kết hợp độc đáo đó, đã làm nên chất nghệ sĩ - chiến sĩ trong thơ Người.
0,5

0,5
 


3.b

 Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã tự coi mình là người đi tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và vững bền.
 Anh/chị hãy phân tích chất vàng quý giá của thiên nhiên và con người Tây Bắc được thể hiện qua đoạn trích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.



5,0

1.
Vài nét về tác giả, tác phẩm(0,5 điểm)



- Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, uyên bác. Ông sáng tác ở cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám. 
- Người lái đò sông Đà là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân trong tập kí Sông Đà(1960).Tác phẩm là kết quả chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc của nhà văn. ”Trong tùy bút, Nguyễn Tuân đã tự coi mình là người đi tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và vững bền”.



0,5

2.
Giải thích( 0,5 điểm)



- Vàng: là hình ảnh ẩn dụ để chỉ vẻ đẹp quý giá của thiên nhiên và con người lao động Tây Bắc. 
- Vàng mười trong cách nói của Nguyễn Tuân là để chỉ vẻ đẹp hoàn hảo trong tâm hồn con người vùng Tây Bắc mà trong đó ông lái đò là hình ảnh tiêu biểu.
0,25

0,25

3.
Phân tích(3,5 điểm)



* Chất vàng của thiên nhiên (1,25 điểm) 
- Sông Đà một biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc. 
- Chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc còn ở hình ảnh Sông Đà thơ mộng, trữ tình. 
- Đây cũng là nguồn năng lượng thủy điện dồi dào, nguồn sản vật quý giá góp phần làm giàu cho đất nước.
* Chất vàng mười quý giá của con người Tây Bắc(1,5 điểm)
- Chất vàng mười thể hiện ở vẻ đẹp trí dũng của người lái đò.
- Chất vàng mười còn thể hiện ở chất nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật lái đò.
- Chất vàng mười còn thể hiện ở đức tính giản dị, khiêm nhường và tình yêu thiên nhiên, quê hương, làng bản. 
* Nghệ thuật(0,75 điểm)
- Sông Đà và ông đò là hai hình tượng trung tâm của thiên tùy bút được khắc họa ở nhiều góc độ.
- Sử dụng vốn tri thức phong phú ở nhiều lĩnh vực để làm nổi bật chất vàng mười của thiên nhiên và con người.
- So sánh độc đáo, liên tưởng phong phú.

0,5

0,5

0,25


0,5
0,5
0,5


0,25

0,25

0,25

4.
Đánh giá chung(0,5 điểm)



- Miêu tả chất vàng mười của sông Đà và người lái đò, Nguyễn Tuân đã ca ngợi vẻ hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên, sự cần cù, trí tuệ, tài hoa của con người vùng Tây Bắc.
- Tác phẩm đã thể hiện tấm lòng của nhà văn đối với quê hương, đất nước, nhân dân.
- Bằng tài năng, Nguyễn Tuân đã viết nên những trang hoa, tờ hoa đóng góp cho nền văn học dân tộc.



0,5

………………………HẾT……………………..

File đính kèm:

  • docDe van D2 KSCL VP 2014.doc