Đề thi kiểm tra định kỳ môn: kỹ thuật điện tử

doc2 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra định kỳ môn: kỹ thuật điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở LĐTB – Xã Hội Khánh Hoà
Trường Trung Cấp Nghề Diên Khánh
ĐỀ THI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
Môn: Kỹ thuật điện tử
Thời gian: 1 giờ
Đề: 01
Họ và tên:
Lớp: Kỹ thuật máy lạnh và Điều hoà không khí.
Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Ký hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?
A.	Điện trở nhiệt.	B.	Điện trở cố định.
C.	Điện trở biến đổi theo điện áp.	D.	Quang điện trở.
Câu 2. Trong điện trở màu thì vòng màu thứ 2 chỉ
A.	Các vòng màu còn lại.	B.	Sai số.
C.	Hệ số nhân.	D.	Con số có nghĩa
Câu 3. Công dụng của điện trở là:
A.	Hạn chế dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
B.	Hạn chế hoặc điều khiển dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
C.	Tăng cường dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.	
D.	Điều chỉnh dòng điện và tăng cường điện áp trong mạch điện.
Câu 4. Đặc điểm của điện trở nhiệt loại có.
A. 	hệ số dương là: khi điện độ tăng thì điện trở giảm.	
B.	hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở tăng.
C.	hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở tăng.
D.	hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở giảm về không (R = 0).
Câu 5. Ý nghĩa của trị số điện trở là:
A.	Cho biết khả năng hạn chế điện áp trong mạch điện. 
B.	Cho biết mức độ chịu đựng của điện trở.
C.	Cho biết khả năng phân chia điện áp của điện trở.
D.	Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
Câu 6. Một điện trở có giá trị 26 x 103 MΩ ± 10%. Hãy chọn giá trị vạch màu tương ứng.
A.	Đỏ, xanh lam, cam, nhũ bạc.	B.	Đỏ, xanh lam, trắng, nhũ bạc.
C.	Đỏ, xanh lam, tím, nhũ bạc.	D.	Đỏ, xanh lam, vàng, nhũ bạc.
Câu 7. Đơn vị đo trị số của điện trở là:
A.	Oat (W).	B.	Ôm (Ω).
C.	Fara (F).	D.	Hec (Hz).
Câu 8. Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: đen, đỏ, đỏ, đỏ. Trị số đúng của điện trở là:
A.	20 x 102 Ω ±2%.	B.	2 x 102 Ω ±2%.	
C.	20 x 102 Ω ±20%.	D.	2 x 102 Ω ±20%.	
Câu 9. Khi ghép nối tiếp 2 điện trở có cùng giá trị 10MΩ ta sẽ có một điện trở tương đương là:
A.	2 x 107Ω.	B.	5 x 106Ω.	
C.	5 x 107Ω.	D.	2 x 106Ω.	
Câu 10. Khi cần thay thế một điện trở bị cháy có ghi 2K – 2W bằng các điện trở không cùng loại. Hãy chọn phương án đúng sau:
A.	Mắc nối tiếp 2 điện trở ghi 1K – 1W.	
B.	Dùng một điện trở ghi 2K – 1W.
C.	Mắc song song 2 điện trở ghi 4K – 2W.
D.	Mắc song song 2 điện trở ghi 4K – 1W.
Câu 11. Để phân biệt tụ điện người ta căng cứ vào
A.	Vật liệu làm lớp điện môi giữa 2 bản cực của tụ điện.
B.	Vật liệu làm vỏ của tụ điện.
C.	Vật liệu làm 2 bản cực của tụ điện.
D.	Vật liệu làm chân của tụ điện.
Câu 12. Ký hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?
A.	Tụ điện có điện dung cố định.
B.	Tụ điện tinh chỉnh.
C.	Tụ điện bán chỉnh.
D.	Tụ điện có điện dung thay đổi.
Câu 13. Ý nghĩa của trị số điện dung là:
A.	Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng cơ học của tụ khi phóng điện.
B.	Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng điện trường của tụ điện.
C.	Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường của tụ điện.
D.	Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng hoá học của tụ khi nạp điện.
Câu 14. Trên một tụ điện có ghi 160V - 100µF. Các thông số này cho ta biết điều gì?
A.	Điện áp định mức và dung kháng của tụ điện.
B.	Điện áp đánh thủng và dung lượng của tụ điện.
C.	Điện áp định mức và trị số điện dung của tụ điện.
D.	Điện áp cực đại và khả năng tích điện tối thiểu của tụ điện.
Câu 15. Loại tụ điện nào chỉ sử dụng cho điện một chiều và phải mắc đúng cực?
A.	Tụ hoá.	 	B.	Tụ xoay.	 
C.	Tụ giấy.	D.	Tụ gốm. 
Câu 16: Công dụng của cuộn cảm là:
A.	Ngăn chặn dòng điện cao tần, dẫn dòng điện một chiều, lắp mạch cộng hưởng.
B.	 Ngăn chặn dòng điện một chiều, dẫn dòng điện cao tần, lắp mạch cộng hưởng.
C.	Phân chia điện áp và hạn chế dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn cảm.
D.	Ngăn chặn dòng điện cao tần, khi mắc với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.
Câu 17. Cuộn cảm được phân thành những loại nào?
A.	Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần.
B.	Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.
C.	Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.
D.	Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần.
Câu 18. Cảm kháng của cuộn cảm cho ta biết điều gì?
A.	Cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều của cuộn cảm.
B.	Cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều của cuộn cảm.
C.	Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng điện trường của cuộn cảm.
D.	Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường của cuộn cảm.
Câu 19. Trong các nhận định dưới đây về cuộn cảm, nhận định nào không chính xác?
A.	Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng dễ.
B.	Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng khó.
C.	Cuộn cảm không có tác dụng ngăn chặn dòng điện một chiều.
D.	Nếu ghép nối tiếp thì trị số điện cảm tăng, nếu ghép song song thì trị số điện cảm giảm.
Câu 20. Hệ số phẩn chất của cuộn cảm được xác định theo công thức:
A.	Q = L/(2πfr).	B.	Q = 2πf/rL.
C.	Q = fL/2πr.	D.	Q = 2πfL/r.

File đính kèm:

  • docĐề trắc nghiệm 1tiết linh kiện thụ động Đề 1.doc