Đề thi Kiểm tra học kì 1 môn học: sinh học lớp 6 thời gian làm bài 45 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Kiểm tra học kì 1 môn học: sinh học lớp 6 thời gian làm bài 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD – ĐT Hải lăng KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THCS Hải Thượng Môn: Sinh học Lớp 6 Thời gian 45 phút ĐỀ RA Câu 1: Cấu tạo tế bào gồm những thành phần chủ yếu nào? (2đ) Câu 2: Rễ cây có mấy loại chính? Đặc điểm từng loại? Ví dụ?(2đ) Câu 3: Thân cây có mấy loại? Ví dụ từng loại? (2đ) Câu 4: Thế nào là hoa đơn tính? Hoa lưỡng tính? Ví dụ? (2đ) Câu 5: Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? (2đ) ĐÁP ÁN Câu 1: (2điểm) Cấu tạo tế bào gồm: - Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định - Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào - Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp… - Nhân cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Câu 2: (2điểm) Rễ cây có 2 loại chính: rễ cọc và rễ chùm Rễ cọc: có rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Ví dụ: rễ cam, rễ chanh, rễ chè… Rễ chùm gồm nhiều rễ to và dài gần bằng nhau, thường mọc tỏa ra từ gốc thân thành một chùm Ví dụ: rễ lúa, rễ ngô, rễ cau… Câu 3: (2điểm) Có 3 loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò - Thân đứng có 3 dạng: Thân gỗ cứng cao có cành. Ví dụ: cây tràm, cây bưởi, cây bàng… Thân cột cứng cao không có cành. Ví dụ: cây cau, cây dừa, cây cọ… Thân cỏ mềm , yếu, thấp. Ví dụ: cây lúa, cây lạc, cây cỏ mầm trầu… - Thân leo có nhiều cách leo Bằng tua cuốn như: cây bầu, cây bí, cây mướp… Bằng thân quấn như: cây mồng tơi, cây sắn dây, cây đậu ván… - Thân bò mềm yếu, bò lan sát mặt đất như: cây rau má, cây khoai lang, cây rau bợ… Câu 4: (2điểm) Hoa đơn tính: chỉ có nhị (hoa đực), chỉ có nhụy (hoa cái) Ví dụ: hoa bầu, hoa bí, hoa gấc… Hoa lưỡng tính: có cả nhị và nhụy Ví dụ: hoa bưởi, hoa ổi, hoa chanh… Câu 5: (2điểm) Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo tinh bột. ánh sáng Sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp: Nước + khí cacbônic Tinh bột + Khí ôxi Chất diệp lục (rễ hút từ đất) (lá lấy từ không khí) ( trong lá) ( nhả ra ngoài môi trường) Phòng GD – ĐT Hải lăng KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THCS Hải Thượng Môn: Sinh học Lớp 7 Thời gian 45 phút ĐỀ RA Câu 1: Nêu những đặc điểm quan trọng để phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương? (2điểm) Câu 2: Ngành chân khớp có mấy lớp lớn? Mỗi lớp lấy 3 ví dụ? Trình bày đặc điểm chung của ngành chân khớp? Câu 3: Trình bày dinh dưỡng của thủy tức? Vì sao thủy tức được xếp vào ngành ruột khoang? (2điểm) Câu 4: Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh? Ví dụ? (2điểm) Câu 5: Trình bày vòng đời của giun đũa? (2điểm) ĐÁP ÁN Câu 1: (2 điểm) Lớp cá sụn Lớp cá xương Bộ xương làm bằng chất sụn Bộ xương làm bằng chất xương Khe mang trần Có nắp mang che khe mang Da nhám Da phủ vảy xương có chất nhầy Miệng ở mặt bụng Miệng nằm ở đầu mõm Câu 2: (2 điểm) Ngành chân khớp có 3 lớp lớn: giáp xác, hình nhện, sâu bọ Giáp xác: cua đồng, tôm, rận nước… Hình nhện: nhện, bò cạp, cái ghẻ… Sâu bọ: Châu chấu, ong, ruồi… Đặc điểm chung của ngành chân khớp: Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau Vỏ kitin vừa che chở bên ngoài vừa chổ bám cho cơ Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. Câu 3: (2 điểm) Dinh dưỡng của thủy tức: Tế bào gai làm tê liệt con mồi Tua miệng đưa thức ăn vào miệng Mô cơ tiêu hóa tiêu hóa thức ăn Miệng thải bả ra ngoài Câu 4: (2 điểm) Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh: Lợi ích: Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ: trùng roi, trùng biến hình, trùng giày Có ý nghĩa về mặt địa chất: trùng lỗ Tác hại: Gây bệnh cho động vật: trùng tầm gai, cầu trùng… Gây bệnh cho người: trùng kiết lị, trùng sốt rét… Câu 5: (2 điểm) Vòng đời giun đũa: Trứng theo phân ra ngoài gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành ấu trùng trong trứng. Người ăn phải rau sống( qua rau sống, quả tươi…)đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu đi qua tim, gan, phổi rồi về ruột non lần thứ hai và chính thức kí sinh ở đấy.
File đính kèm:
- Sinh 67.doc