Đề thi Kiểm tra học kì 1 môn sinh học 12
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Kiểm tra học kì 1 môn sinh học 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC Dành cho học sinh 12A1 thi đại học Họ và tên học sinh:..................................................................... ......................Điểm....... Câu 1: Loại đột biến cấu trúc NST nào sau đây không làm thay đổi hình thái của NST? A. Chuyển đoạn không chứa tâm động. B. Chuyển đoạn chứa tâm động. C. Đảo đoạn không chứa tâm động. D. Lặp đoạn rồi mất đoạn với số gen tương ứng. Câu 2: Một phân tử ADN có 35700 liên kết hidro tiến hành nhân đôi một số đợt liên tiếp. Tính ra, môi trường nội bào đã cung cấp 405 x 103 nucleotit các loại. Số nucleotit loại Ađênin của phân tử ADN này là: A. 8700. B. 8400. C. 4800. D. 7800. Câu 3: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ ♀. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội? A. 9 và 12. B. 9 và 6. C. 4 và 12. D. 12 và 4. Câu 4: Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh một người con có 3 alen trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd là: A. 0,422. B. 0,234. C. 0,375 D. 0,313 Câu 5: Sử dụng phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra được? A. Dung hợp tế bào trần. B. Nuôi cấy hạt phấn. C. Gây đột biến nhân tạo. D. Nhân bản vô tính. Câu 6: Khi tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để cắt hai loại ADN (plasmit của vi khuẩn và ADN chứa gen cần chuyển) là A. restrictaza. B. ADN pôlimeraza. C. ARN pôlimeraza D. Ligaza. Câu 7: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen? A. Thêm một cặp nuclêôtit. B. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X. C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A. D. Mất một cặp nuclêôtit. Câu 8: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ? A. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã. B. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế. C. Các gen cấu trúc Z, Y,A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. D. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế. Câu 9: Ở một quần thể ruồi giấm, xét 3 gen: gen I có 2 alen, gen II có 3 alen, hai gen này cùng liên kết trên NST thường. Gen III có 3 alen nằm ở vùng tương đồng của NST giới tính X. Tính theo lí thuyết, số kiểu giao phối tối đa trong quần thể là: A. 5832. B. 7938. C. 23841. D. 15876. Câu 10: Xét một tế bào sinh tinh có kiểu gen Dd giảm phân bình thường. Các trường hợp nào sau đây có thể xảy ra: (1) AbD = aBd hoặc Abd = aBD; (2) ABD; ABd; abD; abd hoặc AbD; Abd; aBd; aBD; (3) ABD; AbD; aBd; abd hoặc ABd; Abd; aBD; abD; (4) ABD; abd hoặc ABd; abD; hoặc AbD; aBd; (5) abD; AbD; aBd; ABd hoặc abd; Abd; ABD; aBD Phương án đúng là: A. (1); (4); (5) B. (1); (2); (5) C. (1); (3); (5) D. (2); (3); (5) Câu 11: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã? A. ribosom. B. tARN. C. ADN D. mARN. Câu 12: Ở một quần thể giao phối, xét một gen có 2 alen trên NST thường. Ở thế hệ xuất phát, tần số tương đối của alen A và a ở giới đực lần lượt là 0,3: 0,7; ở giới cái lần lượt là 0,6: 0,4. Sau mấy thế hệ ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: Cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân tạo ra 16 loại giao tử, trong đó loại giao tử AbDe chiếm tỉ lệ 4,5%. Biết rằng không có đột biến, cho cơ thể trên tự thụ phấn, diễn biến NST quá trình sinh noãn và sinh hạt phấn giống nhau, tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất một tính trạng trội ở đời con là: A. 18,68% B. 96,47% C. 99,36% D. 89,34% Câu 14: Ở một loài động vật đơn tính, xét một cặp gen dị hợp ở một cặp NST. Trong quá trình giảm phân, ở giảm phân I của cơ thể đực, cặp NST này đã không phân li; cơ thể cái giảm phân bình thường. Sau thụ tinh, tỉ lệ con mang tính trạng lặn là: A. 0%. B. 50% C. 75%. D. 25%. Câu 15: Khi nói về thể dị đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật. B. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường. C. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới. D. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa. Câu 16: Một quần thể thực vật giao phấn có thế hệ xuất phát là: 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa. Nếu cho tự thụ phấn bắt buộc qua rất nhiều thể hệ thì cấu trúc di truyền của quần thể có xu hướng tiến đến dạng: A. 0,49aa + 0,42Aa + 0,09AA. B. 0,7AA + 0,3aa. C. 0,5AA + 0,5aa. D. 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa. Câu 17: Ở đậu Hà Lan, tính trạng màu hoa do một gen quy định. Cho các cây (P) có hoa màu đỏ tự thụ phấn nghiêm ngặt, thu được F1 có 99% số cây hoa đỏ, còn lại là các cây hoa trắng. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ mỗi loại kiểu gen ở thế hệ (P) là: A. 0,16AA : 0,84Aa. B. 0,96AA : 0,04Aa. C. 0,04AA : 0,96Aa. D. 0,84AA : 0,16Aa. Câu 18: Ở Ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng, gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST giới tính X (không có alen trên Y). Cho giao phối giữa ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi thân đen, cánh cụt, mắt trắng thu được F1 100% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau ở F2 thấy xuất hiện 48,75% ruồi giấm thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Tỉ lệ ruồi thân xám, cánh ngắn, mắt đỏ ở F1 là: A. 16,25%. B. 11,25%. C. 7,5%. D. 3,75%. Câu 19: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa và hình dạng quả do các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, trong đó tính trạng hình dạng quả do một cặp gen quy định. Trong một phép lai giữa các cơ thể P thuần chủng thu được thế hệ F1, cho F1 tự thụ phấn người ta thu được tỉ lệ kiểu hình ở đời con F2 là: 50% hoa trắng, quả tròn; 25% hoa trắng, quả bầu dục; 18,75% hoa vàng, quả tròn; 6,25% hoa tím, quả tròn. Kiểu gen của F1 là: A. Aa. B. Bb. C. Aa. D. Bb. Câu 20: Ở một quần thể thực vật, thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa có màu: 7/16 hoa trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa có màu đem tự thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con không có sự phân li về kiểu hình là: A. 9/16. B. 1/6. C. 9/7. D. 1/9. Câu 21: Một trong những đặc điểm của thường biến là A. phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính, B. xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định. C. có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. D. di truyền được cho đời sau và là nguyên liệu của tiến hóa. Câu 22: Trong quá trình sinh trổng hợp prôteêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng để A. axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN. B. các ribôxôm dịch chuyển trên mARN. C. gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN. D. cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi polipeptit. Câu 23: Khẳng định nào sau đây không chính xác khi nói về di truyền ở cấp độ phân tử? A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là ARN hoặc polypeptit. B. Trình tự nucleotit nằm ở đầu 5’ của mạch bổ sung của gen có chức năng khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. C. Nếu bộ ba 5’ATG3’ trong vùng mã hóa trên mạch bổ sung bị thay đổi có thể làm cho sản phẩm của gen là mARN không dịch mã được. D. Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã là 5’UAA3’; 5’UAG3’ và 5’UGA3’. Câu 24: Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau: (1) Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người. (2) Phân lập dòng tế bào chưa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người. (3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn. (4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người Trình tự đúng của các thao tác trên là: A. (1) → (2) → (3) → (4) B. (2) → (1) → (3) → (4) C. (1) → (4) → (3) → (2) D. (2) → (4) → (3) → (1) Câu 25: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong các dạng đột biến điểm, đột biến thay thế nucleotit là phổ biến nhất vì dễ xảy ra. B. Khi acridin xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm xuất hiện các đột biến thay thế hoặc mất một cặp nu. C. Đột biến gen xảy ra chỉ phụ thuộc vào cường độ, liều lượng và loại tác nhân gây đột biến. D. Đa số các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến. ----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- Sinh 12.doc