Đề thi kiểm tra học kì 2, năm học 2008-2009 môn học: ngữ văn – lớp 9 (thời gian làm bài: 90 phút)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kì 2, năm học 2008-2009 môn học: ngữ văn – lớp 9 (thời gian làm bài: 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT …………..	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2008-2009
	 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 (Thời gian làm bài: 90 phút)


Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Lớp: . . . . . . . .

Điểm
Lời phê của Thầy (cô)
 I/TRẮC NGHIỆM:(3đ) 
	Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Bài thơ nào được sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt và thể hiện khát vọng được cống hiến cho cuộc đời?
A. Mùa xuân nho nhỏ 	B. Con cò 	C.Viếng lăng Bác 	 D. Nói với con
Câu 2:Ý nào nêu đúng cảm xúc chủ đạo trong bài thơ “Viếng lăng Bác” ?
	A. Nỗi đau đớn,tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa.
	B. Lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của tác giả với Bác khi đến viếng Bác.
C. Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ miền Nam ra thăm Bác.	
D. Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
Câu 3 : Câu thơ nào sau đây chứa hình ảnh ẩn dụ?
A. “ Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”.	
 B.” Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
C. “Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.	
D. “Không có kinh không phải vì xe không có kính”
Câu 4: Những câu thơ nào sau đây mang tính triết lí đúc kết một quy luật cuộc sống:
	A. “ Con sẽ lấy đôi tay ôm lên người mẹ 
 và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”.	
 	B. “ Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” .
C. “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ 
 Đi hết dời lòng mẹ vẫn theo con”.	
D. “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”
Câu 5: Nhận xét nào sau đây nêu đúng đặc điểm nghệ thuật của bài thơ “Viếng lăng Bác”?
Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm.
Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo.
Thể thơ 8 chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị.
Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lồng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
Câu 6: Dòng thơ nào mang ý nghĩa tường minh?
	A. “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”	B. “Đêm nay rừng hoang sương muối”
	C. “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”	D. “Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Câu 7: Câu nào chứa thành phần khởi ngữ?
	A. Giàu, tôi cũng giàu rồi.	B. Trời ơi, chỉ còn năm phút!
	C. Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa.	D. Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
Câu 8: Đoạn trích Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đề cập đến nội dung chủ yếu nào?
Sự ác liệt của cuộc chiến tranh chống đế` quốc Mĩ.
Tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân miền Nam.
Những kỉ niệm đẹp, êm đềm của người cô gái Hà thành.
Tinh thần lạc quan, dũng cảm của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Câu 9: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được kể bằng lời của:
	A. Chị Thao	B. Nho	C. Phương Định	D. Tác giả
Câu 10 : Câu văn: “ Một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
	A. So sánh	B. Nhân hoá	C. Ẩn dụ	D. Nói quá
Câu 11: “Các câu văn, đoạn văn trong một văn bản được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, logic” đó là cách liên kết về:
	A. Nội dung	B. Hình thức	C. Cả hai.
Câu 12: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là sự cảm thụ, bình giảng, nhận xét, đánh giá về:
Cái hay trong nội dung của đoạn thơ, bài thơ.
Cái đẹp trong nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
Cả A,B
II/ TỰ LUẬN: (7điểm)
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng), nội dung tự chọn, trình bày theo cách diễn dịch, có sử dụng ít nhất một phép liên kết câu. (chỉ rõ từ ngữ thực hiện phép liên kết đó)	 (2 điểm) 
Câu 2: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải	. 	 (5 điểm)
---


 PHÒNG GD-ĐT ...............	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2008-2009
	 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
B
C
C
B
A
D
C
A
C
C

	* Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm
	 
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
ĐÁP ÁN
Câu 1: (2 điểm)
+ Viết đúng đoạn diễn dịch (câu chủ đề ở đầu đoạn) cho 1 điểm.
+ Chỉ đúng phép liên kết trong đoạn văn cho 1 điểm
Câu 2: (5 điểm)

A- Yêu cầu về kiến thức:

+ Về kiểu bài: Viết đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
+ Về nội dung: Phân tích đúng nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ : 
-Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
- Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
B- Yêu cầu về kĩ năng:
- Bố cục bài viết mạch lạc, rõ ràng.
- Lời văn gợi cảm, thể hiện rung cảm chân thành.
- Văn viết lưu loát, gãy gọn.
- Hạn chế mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
BIỂU ĐIỂM
- Điểm 5:
+ Bài làm đáp ứng được trọn vẹn các yêu cầu ở đáp án.
+ Ít mắc lỗi chính tả.
- Điểm 4:
+ Cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đáp án.
+ Chưa chú trọng đến nghệ thuật của bài thơ
+ Mắc khoảng ba, bốn lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm 2-3:
	+ Nắm được cách làm kiểu bài nghị luận đoạn thơ, bài thơ.
+ Suy nghĩ, cảm nhận còn chung chung, chưa biết bám vào các từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu…của bài thơ.
	+ Văn viết đôi chỗ dài dòng, lủng củng.
	+ Mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm 1:
+ Chưa biết cách làm bài nghị luận đoạn thơ, bài thơ.
+ Bài làm sơ sài.
+ Mắc quá nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm 0:
+ Bài làm hoàn toàn lạc đề hoặc bỏ trống.

***

File đính kèm:

  • docDethi NV9-HK2(08-09)chuan cua Bo (de 3).doc
Đề thi liên quan