Đề thi kiểm tra học kì i khối 11 Năm học 2007 - 2008 Môn Ngữ Văn Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kì i khối 11 Năm học 2007 - 2008 Môn Ngữ Văn Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi
Mã đề : 86
Họ và Tên:………………………
Lớp:……………………………..
Đề thi kiểm tra học kì I khối 11
Năm học 2007 - 2008
Môn Ngữ Văn
Thời gian làm bài 90 phút


Phần trắc nghiệm ( 2,5 đ)

 Anh(chị) hãy chọn câu trả lời đúng nhất theo yêu cầu của các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng trước các ý ? 
1, Các nhân vật mà ông Quán thương ( trong trích đoạn Lẽ ghét thương) có đặc điểm chung là gì ?
Có tài năng C. Không đạt được sở nguyện
Có chí hành đạo giúp đời D. Cả A, B, C
2. Bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca thuộc thể loại nào?
A. Thơ tự do C. Hát nói
B. Phú cổ thể	 D. Thơ song thất lục bát.
3, Tác động của Chiếu cầu hiền đối với người hiền tài như thế nào ?
A. Mến phục vua Quang Trung nên ra giúp nước 
B. Thấy được trách nhiệm của mình đối với đất nước, với triều đại mới.
C. Cả A và B.

4. Từ Mũi nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Mũi dao	 C. Cái mũi
 B. Mũi thuyền D. Mũi đất.
5, Hãy điền đúng (đ) hoặc sai (s) trước các dòng giải nghĩa từ “nhỏ nhẻ” ?
A. Nhỏ ở mức độ vừa phải, dễ ưa
 B. Chỉ sức lực mỏng manh, yếu ớt của cơ thể 
C. Chỉ quan hệ hẹp hòi khi ứng xử.
 D. Chỉ sự ăn nói thong thả, chậm rãi, mức độ thấp.

6, Hãy nối cột A và cột B để có các khái niệm trong thao tác lập luận so sánh
A

B
Bối cảnh giao tiếp rộng

Là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp, có thể là hiện thực tâm trạng con người. Nó tạo nên đề tài và nghĩa sự việc cho câu nói.
Bối cảnh giao tiếp hẹp

Là nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng với những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh.
Hiện thực được nói tới

Là toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế, văn hoá, phong tục, tập quán…Nó tạo nên bối cảnh văn hoá của một đơn vị ngôn ngữ, một sản phẩm ngôn ngữ.

7, Hãy điền từ còn thiếu vào đoạn văn sau ?
 Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trong Phụng kể về cuộc đời của một đứa bé mồ côi tên là Xuân, thường gọi là…….(1). Xuân sống lay lắt ở Hà Nội bằng đủ mọi nghề. Sau khi được bà Phó Đoan “chấm” hắn bắt đầu…..(2). Nhờ trí thông minh kiểu con vẹt và những “vận may” liên tục đến với hắn mà hắn được nhầm là…..(3). Cuối cùng bằng những thủ đoạn, hắn đã trở thành......(4), được thưởng “Bắc đẩu bội tinh”.
A, Bậc vĩ nhân, anh hùng cứu quốc C. Xuân tóc đỏ
B, Gia nhập xã hội thượng lưu D. Sinh viên trường thuốc, đốc tờ.

8. Hãy nối cột A và cột B sao cho lợi ích từ cái chết của cụ tổ phù hợp với mỗi nhân vật trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” ?
A

B
Cụ cố Hồng

Được trổ tài chụp ảnh
Văn Minh

Được chứng tỏ với thiên hạ rằng mình chưa hư hỏng đến độ mất cả chữ trinh.
Cô Tuyết

Được trở thành cụ cố chính hiệu
Cậu Tú Tân

Cái chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn lí thuyết viển vông nữa.

9. Ngữ cảnh là gì ?
A. Là không gian, thời gian diễn ra hoạt động giao tiếp.
B. Là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
C. Là các vai giao tiếp gồm có người nói (viết) và người đọc (nghe).
D. Là hoàn cảnh của phát ngôn.

10. Hãy điền đúng (đ) hoặc sai (s) trước các dòng nêu đặc trưng cơ bản của truyện?
A, Tính chủ quan trong phản ánh
B, Cốt truyện được tổ chức một cách nghệ thuật
C. Phạm vi miêu tả không bị hạn chế về không gian, thời gian.
D. Ngôn ngữ linh hoạt, gần với ngôn ngữ đời sống.

Phần Tự Luận. (8đ)
 Câu 1 (1,5 đ): 
Sau khi ở tù ra, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến mấy lần, nội dung của những lần đến gặp đó ?

 Câu 2 ( 6đ )
Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao ?




Hết


Đề thi gồm 02 trang.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Đề nghị học sinh làm phần trắc nghiệm trực tiếp vào đề thi, phần tự luận làm ra giấy thi, nhớ ghi rõ họ và tên, lớp.



























File đính kèm:

  • docBai Kiem tra Hoc Ki I Dap an 2.doc