Đề thi kiểm tra học kì I Lớp 10 Môn thi: Ngữ Văn Năm 2008

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kì I Lớp 10 Môn thi: Ngữ Văn Năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã kí hiệu
Đ02V-08-KTHKI10

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 10
Môn thi: Ngữ văn
Năm 2008
 Thời gian làm bài: 90'
 (Đề này gồm 10 câu, 02 trang)

PHẦN I. Trắc nghiệm (2đ).

1.Câu 1.truyện cổ tích thần kì không có đặc điểm nào sau đây:
A. Kể về số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh.
B. Thể hiện ước mơ, khát vọng về công bằng và hạnh phúc.
Giải thích một số đặc điểm của một số con vật trong thế giới loài vật.
Có sự tham gia của những yếu tố hoang đường, kì ảo. 
2.Câu 2. Dựa vào truyện “Tam đại con gà”, hãy nối nội dung ở cột A với nhận xét phù hợp ở cột B:
A
B
1. Dạy chữ “kê” thành “Dủ dỉ là con dủ dì”.
a. Vừa dốt kiến thức sách vở vừa dốt kiến thức thực tế.
2. Sợ sai, bảo học trò đọc khẽ.
b. Giấu dốt bằng sự láu cá vặt, thiếu đàng hoàng.
3. Tìm đến thổ công khấn vái xin chữ.
c. Thói “vụng chèo khéo chống”.
4. Bị nhà chủ phát hiện vẫn cố chống đối.
d. Chế giễu sự đốt nát của thần linh.

e. Thói sĩ diện hão của kẻ dốt hay nói chữ.
3.Câu 3. Nghệ thuật biểu đạt nổi bật của bài ca dao “Ước gì sông rộng một gang - Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi” là gì?
A. Lấy những hình ảnh không cố thực để diễn tả những điều có thực.
B. Lấy những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng để diễn tả tình cảm con người.
C. Lấy những sự vật cụ thể để diễn tả cái trừu tượng.
D. Lấy những cái hiện hữu để diễn tả những cái trống vắng.
4.Câu 4. Dòng nào sau đây không nói về vẻ đẹp tâm hồn người lao động qua những bài ca dao châm biếm, hài hước.
	A. Sự thông minh, dí dỏm
	B. Tinh thần đấu tranh
	C. Tinh thần lạc quan
	D. Những tâm tư thầm kín
	5.Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thi pháp văn học trung đại Việt Nam?
	A. Coi trọng tính qui phạm
	B. Đề cao chức năng giáo huấn
	C. Đề cao cá tính sáng tạo
	D. Đề cao các mẫu mực cổ xưa
	6.Câu 6. Chữ nhàn trong bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm được hiểu như thế nào?
	A. Không làm gì vất vả, khó nhọc
B. Sống yên ổn, không quan tâm đến ai
C. Không lo lắng, suy nghĩ nhiều
D. Sống thuận theo tự nhiên, không màng danh lợi
	7.Câu 7. Vẻ đẹp cảm xúc của bài thơ "Cảnh ngày hè" là gì?
	A. Nhà thơ tìm về với thiên nhiên là tìm về nơi trú ngụ của tâm hồn.
	B. Điểm kết tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi không phải dừng ở thiên nhiên, tạo vật mà chính ở con người. 
	C. Nhà thơ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên để gửi gắm tâm tư thầm kín, khó nói của mình.
	D. Nhà thơ đến với thiên nhiên để tìm chốn dừng chân, lãng quên cuộc đời.
	8.Câu 8. trong các câu sau câu nào không thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày:
	A. "Phúc đời nhà mày nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo".
	B. " Ồ, việc quan đâu phải như chuyện đàn bà của các chị".
	C. "Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt bộc lộ một cách tự nhiên cảm xúc của người nói hay người viết, gắn với những tình huống giao tiếp cụ thể, muôn hình muôn vẻ".
	D. "Làm ăn không kế hoạch như bắt chạch đằng chuôi".


PHẦN II. Tự luận. (8đ)
	
1.Câu 1.(2đ). Hãy viết đoạn văn (dạng tổng-phân-hợp) nói về tầm vóc kì vĩ của người anh hùng trong khí thế hào hùng của thời đại thể hiện ở hai câu đầu bài thơ "Thuật hoài"(Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão.
	2.Câu 2.(6đ). Bà lão hàng nước đã có cuộc gặp gỡ kì lạ với qua thị-nơi nương thân của Tấm. Bà đã giúp Tấm trở lại lốt người và Tấm đã được đoàn tụ với nhà vua trong hạnh phúc. Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đáng nhớ trong cuộc đời của bà hàng nước từ ngôi thứ nhất. 

NGƯỜI RA ĐỀ: NGUYỄN THANH TÙNG

Mã kí hiệu
HD02V-08-KTHKI10
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 10
MÔN NGỮ VĂN
NĂM 2008
 


PHẦN I . TRẮC NGHIỆM(2đ). Mỗi câu 0.25đ.
1
2
3
4
5
6
7
8
C
1-a,2-b,3-d,4-c
A
D
C
D
B
C
PHẦN II. TỰ LUẬN.(8đ)
Câu 1.(2đ)
A. Yêu cầu về kĩ năng: Biết vận dụng kĩ năng để viết một đoạn văn dạng tổng-phân-hợp. (1đ)
B. Yêu cầu về nội dung: 
Tầm vóc của người anh hùng được khẳng định, khắc hoạ trong sức mạnh và khí thế của dân tộc và thời đại.(0,25đ)
Người anh hùng mang vẻ đẹp hiên ngang của đất trời, sông núi, vượt qua mọi thử thách của thời gian (Ở câu thứ nhất).(0,25đ)
Thủ pháp so sánh vừa tái hiện sức mạnh vật chất vừa khái quát hoá sức mạnh tinh thần của đội quân nhà Trần. Từ đó thể hiện được sức mạnh và khí thế hùng tráng ngất trời của thời đại.(0,25đ)
Vẻ đẹp của người anh hùng hài hoà trong vẻ đẹp của dân tộc và thời đại đã làm nên vẻ đẹp của hào khí Đông A(hào khí thời Trần).(0,25đ)
(Hướng dẫn : ý 1 và ý 4 đồng thời phải nói được thì mới cho điểm).
Câu 2.(6đ)
Yêu cầu chung: Học sinh biết vận dụng kĩ năng để viết một bài văn tự sự.
Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đạt những nội dung chính sau:
- Bà lão giới thiệu về mình.
- Bà lão đã gặp và có được quả thị - nơi nương thân của Tấm.
- Bà lão thấy sự khác lạ từ khi mang quả thị về nhà. Bà đã theo dõi và thấy một cô gái xinh đẹp bước ra từ quả thị rồi làm việc nhà giúp mình. 
- Bà lão đã xé nát vỏ thị và từ đó bà sống cùng cô Tấm. 
- Một lần nhà vua đi chơi, vào quán nước của bà. Nhờ miếng trầu têm cánh phượng mà nhà vua gặp lại vợ mình là Tấm.
- Tấm đoàn tụ với nhà vua trong hạnh phúc.
- Suy nghĩ của bà lão về cuộc gặp gỡ kì lạ của mình với Tấm.
Hướng dẫn cho điểm:
6đ:
- Kể đúng ngôi. Cốt truyện triển khai chặt chẽ. Có sáng tạo một cách hợp lí. Có kết hợp một cách linh hoạt các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Bài viết không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
4đ:
- Kể đúng ngôi. Cốt truyện khá chặt chẽ. Ít sáng tạo. Không đưa được các yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài viết.
- Bài viết không mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
2đ:
- Kể đúng ngôi. Kể chỉ ở mức sơ lược. Không có sáng tạo, bài làm không đưa được các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
	- Bài viết mắc nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp. 
0-1đ: - Kể sai ngôi hoặc hầu như không kể được gì.

NGƯỜI RA ĐỀ: NGUYỄN THANH TÙNG

File đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ki I Ngu van 10 .doc