Đề thi kiểm tra học kì I lớp 9 môn : ngữ văn lớp : 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3158 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kì I lớp 9 môn : ngữ văn lớp : 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD&ĐT Đại Lộc

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KI I LỚP 9

Môn :
Ngữ Văn
Lớp :
9
 
Người ra đề :
Phạm Thị Bé
Đơn vị :
THCS _ Mỹ Hòa_ _ _ _ _ _ _ _ 


A. MA TRẬN ĐỀ 

Chủ đề kiến thức

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TỔNG
Số câu Đ


KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL

Chủ đề 1: TV
Đặc điểm của tình huongs giao tiếp
Câu 

C1





1

Điểm

1




1
Chủ đề 2 Văn 
Truyện Kiều
Câu-




C2


1

Điểm



1


1
Chủ đề 3: Văn
Viết đoạn văn cảm nhận
Câu



C3


1 

Điểm



2


2
Chủ đề 4: TLV
Nghị luận






C4








6
6


TỔNG
Điểm
1
3
6
10

 ĐỀ THI HỌC KÌ I LỚP 9 
 (Năm học 2013-2014) 
 Môn Ngữ văn 
 Câu 1/ (1đ) 
 Cho biết các đặc điểm của tình huống giao tiếp mà người nói cần nắm được để thực hiện các phương châm hội thoại có kết quả ?
Xác định các câu sau có liên quan đến phương châm hội thoại nào :
a. Ông nói gà,bà nói vịt b. Lúng búng như ngậm hột thị .
c. Lời chào cao hơn mâm cỗ. d. Én là một loài chim có hai cánh .
Câu 2/ (1 đ) Đọc kĩ đoạn thơ và trả lời câu hỏi nêu dưới :
 “Buồn trông cửa bể chiều hôm
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
 Buồn trông ngọn nước mới sa 
 Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
 Buồn trông nội cỏ rầu rầu 
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh 
 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
 Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
Các từ in đậm trong đoạn thơ trên từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức biểu đạt nào ?
Xác định phép tu từ được dùng trên đoạn thơ trên và nêu tác dụng của phép tu từ có trong đoạn văn
Câu 3 / (2đ)
 Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ :
 Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo.
 ( Chính Hữu - Đồng Chí )
Câu 4/ (6 đ)
Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
 

 ĐÁP ÁN 
Câu 1/ Đặc điểm tình huống giao tiếp : Nói với ai ? Nói khi nào ? Nói ở đâu? Nói để làm gì? (0,5đ)
 -Xác định phương châm hội thoại liên quan:
a/ Phương châm quan hệ b/ Phương châm cách thức 
c/ Phương châm lịch sự d/ Phương châm về lượng
Câu 2/ 
a/ Các từ được dùng theo nghĩa gốc: hoa,sóng
Nghĩa chuyển: cửa,ngọn,chân,mặt 
Chuyển theo phương thức ẩn dụ
b/ Xác định phép tu từ “Buồn trông”là điệp ngữ
Tác dụng: Điệp khúc đoạn thơ cũng là điệp khúc tâm trạng 
Câu 3/ Ba câu cuối là biểu tượng giàu chất thơ về tình đồng chí
-Trong thời gian và không gian đêm- rừng hoang sương muối, người lính vẫn kiên trì đứng cạnh bên nhau để phục kích chờ giặc. Sức mạnh của tình đồng đội đã vượt lên tất cả.
-Hiện thực chiến đấu gian khổ vẫn không làm mất đi tâm hồn lãng mạn.
- Hình ảnh Đầu súng trăng treo được nhận ra vào thời khắc trăng xuống thấp dần tưởng như treo lơ lửng trên đầu ngọn súng .
 - Đây là tứ thơ đẹp ,vừa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều liên tưởng phong phú, là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ.
Câu 4/(6đ) Bài viết phải có bố cục như sau:
a/ Mở bài 
-Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”
-Giới thiệu nhân vật Vũ Nương .
b/ Thân bài 
 -Luận điểm 1: Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh ,đảm đang.
 -Luận điểm 2:là Vũ Nương chịu nhiều bất hạnh
 - Nỗi đau lớn nhất của Vũ Nương là bị người thân đẩy đến cái chết.
c/ Kết bài 
-Nhân vật Vũ Nương là người phụ nữ thủy chung,đức hạnh.
- Với tinh thần nhân văn sâu sắc,tác giả đã xây dựng được một nhân vật tiêu biểu cho số phận đâu thương của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến suy tàn .


File đính kèm:

  • docNV91_MH1.doc