Đề thi kiểm tra học kì I môn: ngữ văn 10 – thời gian : 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kì I môn: ngữ văn 10 – thời gian : 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 10 – THỜI GIAN : 90P
ĐỀ 1:
* Lý thuyết: 
Câu1(2đ)
Nêu ý nghĩa văn bản bài thơ “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
* Tiếng Việt :
Câu 2 (2đ)
 Tìm phép ẩn dụ và hoán dụ trong câu sau:
 	- Công anh chăm nghé đã lâu
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày.
 	- Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
*Làm văn: (6đ)
Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão.
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện vũ hầu.

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 10- THỜI GIAN: 90P
ĐỀ 2:
* Lý thuyết:
Câu 1 (2đ): 
Nêu ý nghĩa văn bản bài thơ” Đọc Tiểu Thanh Kí”của Nguyễn Du.
* Tiếng Việt:
Câu 2 (2đ):
 Tìm phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong câu sau:
- Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
- Công anh chăm nghé đã lâu
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày.
* Làm văn: (6đ)
Câu3: Phân tích 4 câu thơ đầu bài thơ “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 	Một mai, một cuốc, một cần câu,
 	Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
 	Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
 	Người khôn, người đến chốn lao xao.

Đáp án 1:
Câu1(2đ): Nêu ý nghĩa văn bản bài” Nhàn”
Vẻ đẹp nhân cách của tác giả : Thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống.
Câu2:(2đ) giống như đáp án 2
*Làmvăn Câu3: Bài thơ “Tỏ lòng” (6điểm) 
Yêu cầu kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về 1 bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b.Yêu cầu kiến thức:
Nêu được vấn đề cần nghị luận (0.5đ)
Mở đầu bài thơ bức tranh hoành tráng
Câu 1: (1đ)
Hình ảnh người trai thời Trần thật hào hùng, đầy sức mạnh
+ Tư thế chiến đấu, hiên ngang, sẵn sàng xông lên bảo vệ vì tổ quốc
+ Lập nên nhiều chiến công
Câu 2: (1đ)
Hình ảnh của dân tộc thật đẹp đầy tính sử thi, hoành tráng
+ Hiện thực của đất nước đang tưng bừng trong một không khí ra quân
+ Phép cường điệu sử dụng câu thơ đã đưa tầm vóc của dân tộc thời ấy “tam quân tì hổ” ngang tầm vóc vũ trụ.
Câu 3: (1đ)
Công danh mà nhà thơ đề cập là được tạo dựng bằng xương máu, bằng tài thao lược của mình trong quá trình làm nên chiến công giữ nước chống quân xâm lược.
Câu 4: (1đ)
Phạm Ngũ Lão đã “thẹn” là mình chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia cát lượng
Cái “thẹn” thật cao cả, không chỉ bộc lộ sự khiêm tồn mà cho thấy sự khát vọng lập chiến công đền ơn vua.
Nghệ thuật(1đ)
- Bài thơ ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao.
- Đặc biệt động từ mở đầu bài thơ
- Lời lẽ giản dị, hàm súc
- Đánh giá chung(0,5đ)

Đáp án 2:
C âu 1: (2đ) Ý nghĩa văn bản: “Độc Tiểu Thanh Ký” Nguyễn Du
Niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khao khát tri ân hướng về hậu thế; vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du.
Câu2: 2đ Ẩn dụ: Nghé , Trâu
 Hoán dụ: Áo chàm 
 Làm văn(6đ) :
Câu3: Phân tích 4câu thơ đầu của bài thơ “ Nhàn” 
a. Yêu cầu kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Nêu được vấn đề cần nghị luận(0,5đ)
Câu 1,2: (2đ)
- Hai câu đầu là công việc nhàn hạ và cuộc sống thuần hậu của thi nhân
 + Cáo quan về ẩn cư ở quê, Nguyễn Bỉnh Khiêm như lão nông tri điền
 +Phép liệt kê
 + Nhịp điệu 2 câu thơ bộc lộ cốt cách tư tại, điềm tĩnh lạ thường của tác giả
 +2 câuthơ diễn tả cái phong thái thanh thản ,ung dung.
Cuộc sống thật là đạm bạc mà thanh cao.
Câu 3,4(2đ)
- Thi nhân lòng thanh thản, quên hẳn chốn phồn hoa đô hội. Cát vẫn bụi lầm , chọn nơi thuần hậu nước biếc non xanh làm vui.
Nghệ thuật: + Phép đối (1đ)
 + Ngôn từ mộc mạc.
- Đánh giá chung: Ý nghĩa và nghệ thuật.(0,5đ)

File đính kèm:

  • docVan 10 HKI (Phuong).doc