Đề thi kiểm tra học kì II (năm 2008 – 2009) môn: Sinh học 7

doc7 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kì II (năm 2008 – 2009) môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Minh Hòa	THI KIỂM TRA HỌC KÌ II (2008 – 2009) ĐỀ A
Lớp: 	MÔN : SINH HỌC 7 
Tên: .................................. 	 THỜI GIAN : 60 phút
I. Trắc nghiệm: (4đ)
Câu 1. (1đ) Hãy chọn những mục tương ứng của cột A ứng với cột B trong bảng:
Đặc điểm của bò sát (A)
Yù nghĩa thích nghi (B)
1. Da khô có vảy sừng.
2. Đầu có cổ dài.
3. Bàn chân có 5 ngón, có vuốt.
4. Mắt có mí cử động.
a. Tham gia sự di chuyển trên cạn.
b. Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.
c. Ngăn cản sự thoát hơi nước.
d. Phát huy được các giác quan, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
e. Động lực chính của sự di chuyển.
 Trả lời: 1/.......	 2/.......	3/....... 4/....... 
Câu 2. (1đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
	1/ Hình thức sinh sản của thú có đặc điểm:
Đẻ con và phát triển qua biến thái.
Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Đẻ ít trứng.
Đẻ nhiều trứng.
	2/ Lớp động vật hô hấp bằng phổi là:
	a. cá và bò sát.	b. chim và thú.
	c. bò sát và lưỡng cư.	d. chim và lưỡng cư.
	3/ Nơi có sự đa dạng sinh học là:
	a. bãi cát.	b. đồi trống.
	c. rừng nhiệt đới.	d. cánh đồng lúa.
	4/ Hệ thần kinh tiến hóa nhất của động vật có đặc điểm:
	a. chưa phân hóa.	b. hình ống.
	c. hình mạng lưới.	d. hình chuỗi hạch.
Câu 3. (1đ) Tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
	Động vật có xương sống khi chuyển từ ....(1).... lên cạn đã chuyển từ kiểu hô hấp ....(2).... sang kiểu hô hấp ....(3).... và cuối cùng là kiểu hô hấp hoàn toàn ....(4)....
Trả lời: 1/ 2/ 3/ 4/
Câu 4. (1đ) Cho 1 khu vực gồm có: “lúa, cây thụ phấn nhờ ong, mèo, chuột, ong mật” hãy xếp chuỗi thức ăn theo sơ đồ sau:
(....................)	Là thức ăn
	 (.............) Là thức ăn (..................)
(....................) Mật hoa là thức ăn (................) Là thức ăn 
I. Tự luận: (6đ)
Câu 1. (2đ) Trình bày xu hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống?
Câu 2. (1,5đ) Thế nào là động vật quý hiếm? Cho ví dụ. Những động vật nào thướng có hại cho mùa màng?
Câu 3. (2,5đ) Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn?
Bài làm
ĐÁP ÁN 
I/ Trắc nghiệm:(4đ) (ĐỀ A)
Câu 1/ ( 1đ ) 1.c	2.d	3.a	4.b
Câu 2/ (1đ) 1.b	2.b	3.c	4.b
Câu 3/ (1đ) 1.nước.	2. bằng mang.	3. bằng da, bằng phổi.	4. bằng phổi
Câu 4/ (1đ)
 (lúa) 	 Là thức ăn
	 (chuột) Là thức ăn (mèo)
(cây thụ phấn nhờ ong ) Mật hoa là thức ăn (ong mật) Là thức ăn 
 (ĐỀ B) Câu 1/ ( 1đ ) 1.d	2.c	3.b	4.c
Câu 2/ (1đ)
 (lúa) 	 Là thức ăn
	 (chuột) Là thức ăn (mèo)
(cây thụ phấn nhờ ong ) Mật hoa là thức ăn (ong mật) Là thức ăn 
Câu 3/ (1đ) 1.nước.	2. bằng mang.	3. bằng da, bằng phổi.	4. bằng phổi
Câu 4/ (1đ) 1.d	2.c	3.a	4.e
II/ Tự luận: (6đ)
Câu 1.(2đ) Xu hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống là: 
Trong quá trình chuyển hóa từ nước lên cạn, động vật có xương sống dần dần hoàn chỉnh hệ tuần hoàn: từ chỗ chỉ có 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn (cá) đến chỗ xuất hiện vòng tuần hoàn thứ 2 với sự hô hấp bằng phổi (lưỡng cư) rồi đến tim 3 ngăn với vách ngăn hụt ở tâm thất (bò sát) và cuối cùng là tim 4 ngăn ở thú, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
Câu 2.(1,5đ) Động vật có giá trị quý hiếm:
Là những động vật có giá trị thực phẩm như: tôm hùm, cà cuống Động vật có giá trị mĩ nghệ như: đồi mồi, da cá sấu, ốc xà cừ Động vật có giá trị dược liệu như: rắn, cá ngựa, hưu xạ
Là những dộng vật sống tự nhiên, trong 1 năm gần đây số lượng giảm sút như: cá ngựa, tôm hùm, hưu xạ, hổ 
- Những động vật thường có hại cho mùa màng là: 
	Động vật có xương sống như chuột; động vật không có xương sống như các loài sâu bọ hại lúa, ốc bươu vàng
Câu 3.(2,5đ) Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với lối sống bay lượn:
Chim có thân hình thoi làm giảm sức cản của không khí khi được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp, có hệ thốâng túi khí làm cho cơ thể chim nhẹ.
Hàm không có răng, chi trước biến thành cánh, chi sau có xương bàn dài thich nghi đời sống bay lượn.Các ngón chân có vuốt sắt, 3 ngón trước, 1 ngón sau, thích nghi với sự bám chặt vào cành cây, sự cất cánh và hạ cánh.
Trường THCS Minh Hòa	THI KIỂM TRA HỌC KÌ II (2008 – 2009) ĐỀ B
Lớp: 	MÔN : SINH HỌC 7 
Tên: .................................. 	 THỜI GIAN : 60 phút
I. Trắc nghiệm: (4đ) 
Câu 1. (1đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
	1/ Hình thức sinh sản của thú có đặc điểm:
Đẻ nhiều trứng. 	b. Đẻ ít trứng.
Đẻ con và phát triển qua biến thái.	d. Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
	2/ Lớp động vật hô hấp bằng phổi là:
	a. chim và lưỡng cư.	b. bò sát và lưỡng cư.
	c. chim và thú.	d. cá và bò sát.
	3/ Nơi có sự đa dạng sinh học là:
	a. cánh đồng lúa	b. rừng nhiệt đới.	
	c. đồi trống.	d. bãi cát.	
	4/ Hệ thần kinh tiến hóa nhất của động vật có đặc điểm:
	a. hình mạng lưới	b. chưa phân hóa.
	c. hình ống.	d. hình chuỗi hạch.
Câu 2. (1đ) ) Cho 1 khu vực gồm có: “lúa, cây thụ phấn nhờ ong, mèo, chuột, ong mật” .Hãy xếp chuỗi thức ăn theo sơ đồ sau:
(....................)	Là thức ăn
	 (.............) Là thức ăn (..................)
(....................) Mật hoa là thức ăn (................) Là thức ăn 
Câu 3. (1đ). Tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
	Động vật có xương sống khi chuyển từ ....(1).... lên cạn đã chuyển từ kiểu hô hấp ....(2).... sang kiểu hô hấp ....(3).... và cuối cùng là kiểu hô hấp hoàn toàn ....(4)....
Trả lời: 1/ 2/ 3/ 4/
Câu 4. (1đ) Hãy chọn những mục tương ứng của cột A ứng với cột B trong bảng:
Cột A
Cột B
1. Đầu có cổ dài.
2. Bàn chân có 5 ngón, có vuốt.
3. Da khô có vảy sừng.
4. Mắt có mí cử động.
a. Ngăn cản sự thoát hơi nước.
b. Động lực chính của sự di chuyển.
c. Tham gia sự di chuyển trên cạn.
d. Phát huy được các giác quan, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.
e. Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.
I. Tự luận: (6đ)
Câu 1. (2đ) Trình bày xu hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống?
Câu 2. (1,5đ) Thế nào là động vật quý hiếm? Cho ví dụ. Những động vật nào thướng có hại cho mùa màng?
Câu 3. (2,5đ) Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn?
Bài làm
ĐÁP ÁN ( ĐỀ B)
I/ Trắc nghiệm:((4đ)
Câu 1/ (1đ) 1.d	2.c	3.b	4.c
Câu 2/ (1đ) 1.nước.	2. bằng mang.	3. bằng da, bằng phổi.	4. bằng phổi
Câu 3/ (1đ) 1.d	2.c	3.a	4.e
Câu 4/ (1đ)
(lúa)	Là thức ăn
	 (chuột) Là thức ăn (mèo)
(cây thụ phấn nhờ ong ) Mật hoa là thức ăn (ong mật) Là thức ăn 
II/ Tự luận:
Câu 1. 
Xu hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống là: Trong quá trình chuyển hóa từ nước lên cạn, động vật có xương sống dần dần hoàn chỉnh hệ tuần hoàn: từ chỗ chỉ có 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn (cá) đến chỗ xuất hiện vòng tuần hoàn thứ 2 với sự hô hấp bằng phổi (lưỡng cư) rồi đến tim 3 ngăn với vách ngăn hụt ở tâm thất (bò sát) và cuối cùng là tim 4 ngăn ở thú, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
Câu 2. Những động vật nào thường có hại cho mùa màng?
Những động vật thường có hại cho mùa màng là: động vật có xương sống như chuột; động vật không có xương sống như các loài sâu bọ hại lúa, ốc bươu vàng
Câu 3. Thế nào là động vật quý hiếm? Cho VD.
Động vật có giá trị quý hiếm:
Là những động vật có giá trị thực phẩm như: tôm hùm, cà cuống Động vật có giá trị mĩ nghệ như: đồi mồi, da cá sấu, ốc xà cừ Động vật có giá trị dược liệu như: rắn, cá ngựa, hưu xạ
Là những dộng vật sống tự nhiên, trong 1 năm gần đây số lượng giảm sút như: cá ngựa, tôm hùm, hưu xạ, hổ
Câu 4. Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn?
Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với lối sống bay lượn:
Chim có thân hình thoi làm giảm sức cản của không khí khi được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp, có hệ thốâng túi khí làm cho cơ thể chim nhẹ.
Hàm không có răng, chi trước biến thành cánh, chi sau có xương bàn dài thich nghi đời sống bay lượn.
Các ngón chân có vuốt sắt, 3 ngón trước, 1 ngón sau, thích nghi với sự bám chặt vào cành cây, sự cất cánh và hạ cánh.
THI KIỂM TRA HỌC KÌ II (08 – 09) (ĐỀ A)
Môn : Sinh Học 7
Thời gian : 60 phút
II. Ma trận:
Chương
Biết
Hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
VI
Câu 2.1
Câu 4
Câu 1
Câu 4
VII
Câu 2.2
Câu 2.4
Câu 3
Câu 1
VIIIù
Câu 3
Câu 2.3
Câu 2

File đính kèm:

  • docde thi ki II sinh 7.doc