Đề thi kiểm tra học kì II – Năm học 2010 -2011 Môn: Ngữ Văn – Khối 11 (cơ Bản) Trường THPT Hùng Vương

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kì II – Năm học 2010 -2011 Môn: Ngữ Văn – Khối 11 (cơ Bản) Trường THPT Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học 2010 -2011
TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG Môn: NGỮ VĂN – KHỐI 11 (CƠ BẢN)
 Thời gian: 90’ (Không kể phát đề)

 Mã đề: 328

Họ, tên thí sinh:..............................................................................SBD:..................Lớp.................
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Học sinh kẽ vào tờ bài làm và chọn câu trả lời đúng nhất điền vào bảng theo mẫu sau:
Mã đề
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
328
Đáp án












Câu 1: Theo Hoài Thanh trong “Một thời đại trong thi ca”, các nhà Thơ mới gặp phải bi kịch trong cuộc sống vì:
A. Thiếu lòng can đảm.	B. Thiếu tài năng.
C. Thiếu kiến thức.	D. Thiếu một lòng tin đầy đủ.
Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Một câu có thể không có nghĩa sự việc nhưng vẫn có nghĩa tình thái.
B. Nghĩa tình thái biểu thị thái độ, tâm trạng của người được nói đến trong câu.
C. Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
D. Nghĩa tình thái phản ánh thái độ, tâm trạng, tình cảm, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
Câu 3: Bài thơ “Hầu trời” được Tản Đà sáng tác theo thể thơ gì?
A. Thất ngôn trường thiên.	B. Thất ngôn bát cú.
C. Tự do.	D. Thất ngôn
Câu 4: Nội dung phân tích nào đối với câu đối sau đây không nói lên đặc điểm loại hình tiếng Việt
Ruồi đậu, mâm xôi đậu 
Kiến bò, đĩa thịt bò.
A. Các từ đều không biến đổi hình thái
B. Các ý nghĩa ngữ pháp của các từ được biểu thị băng cách sắp xếp trật tự từ
C. Có hiện tượng sử dụng từ đồng âm
D. Các tiếng có cấu tạo theo mô hình cố định, tối thiểu gồm có âm chính và thanh điệu
Câu 5: Câu “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” có thể hiểu theo cách nào?
A. Lời trách móc phiền muộn.	B. Lời mời tha thiết của người Vĩ Dạ.
C. Lời tỏ tình.	D. Lời từ bỏ tình yêu.
Câu 6: Vich-to Huy-go được xem là chủ soái của nền văn hoc:
A. Hiện thực.	B. Lãng mạn.	C. Cách mạng.	D. Tự nhiên.
Câu 7: Câu nào sau đây có nghĩa tình thái chỉ mức độ tin cậy đối với sự việc được nói đến?
A. Thì chỉ đến chết là cùng. (Nam Cao, “Tuyển tập”)
B. Chỉ phải cái hơi cứng cổ. (Nam Cao, “Tuyển tập”)
C. Đám nào có ăn, tất nhiên thằng Sài phải đi mời. (Nam Cao, “Tuyển tập”)
D. Và đáng lẽ thì Hộ phải sung sướng lắm. (Nam Cao, “Tuyển tập”)
Câu 8: Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận của văn bản chính luận không thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?
A. Phương pháp lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
B. Luận cứ đầy đủ, tiêu biểu, thuyết phục.
C. Luận điểm nêu ra đúng đắn, rõ ràng.
D. Cách dùng hình ảnh nghệ thuật, các biện pháp tu từ sinh động, hấp dẫn.
Câu 9: Đối với việc sử dụng lối nói cường điệu, hài hước trong văn bản chính luận, nhận định nào sau đây là hợp lí?
A. Nên sử dụng lối nói cường điệu, hài hước nhiều vì lối nói này trực tiếp thể hiện thái độ, lập trường của tác giả.
B. Không nên sử dụng lối nói cường điệu, hài hước vì văn bản chính luận có tính chặt chẽ trong hệ thống lập luận.
C. Lối nói cường điệu, hài hước cần được khai thác một cách thích hợp, đúng lúc, tránh lạm dụng.
D. Nên sử dụng lối nói cường điệu, hài hước thật nhiều để tăng tính hấp dẫn, thuyết phục.
Câu 10: Qua lời trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn, thi sĩ Tản Đà đã trực tiếp bộc lộ những quan niệm gì về nghề?
A. Văn chương là một nghề kiếm sống mới.
B. Người nghệ sĩ kiếm sống bằng nghề văn rất chật vật, nghèo khó.
C. Những yêu cầu rất cao của nghề văn: người nghệ sĩ phải chuyên tâm với nghề, phải có vốn sống phong phú.
D. Cả ba ý.
Câu 11: Chữ ”hiền thánh” được Phan Bội Châu dùng trong bài thơ „Lưu biệt khi xuất dương” nhằm chỉ ai?
A. Những người sáng lập Nho giáo như Khổng Tử, Mạnh Tử.
B. Những người cách mạng đi trước.
C. Nhà vua.
D. Những người ưu tú.
Câu 12: Hình ảnh “Ngọn lửa tình”trong câu thơ “Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai” được Thuý Toàn dịch thoát ý từ gợi ý của động từ nào sau đây?
A. Tắt	B. Tàn
C. Không phải những từ trên.	D. Cháy
 PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) 
Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ „Vội vàng” của Xuân Diệu:
„... Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân...”
(„Vội vàng” – Xuân Diệu – Sgk Ngữ văn 11-tập 2)
----------- HẾT ----------







SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học 2010 -2011
TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG Môn: NGỮ VĂN – KHỐI 11 (CƠ BẢN)
 Thời gian: 90’ (Không kể phát đề)

 Mã đề: 485

Họ, tên thí sinh:..............................................................................SBD:..................Lớp.................
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Học sinh kẽ vào tờ bài làm và chọn câu trả lời đúng nhất điền vào bảng theo mẫu sau:
Mã đề
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
485
Đáp án













Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Một câu có thể không có nghĩa sự việc nhưng vẫn có nghĩa tình thái.
B. Nghĩa tình thái biểu thị thái độ, tâm trạng của người được nói đến trong câu.
C. Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
D. Nghĩa tình thái phản ánh thái độ, tâm trạng, tình cảm, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
Câu 2: Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận của văn bản chính luận không thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?
A. Phương pháp lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
B. Luận cứ đầy đủ, tiêu biểu, thuyết phục.
C. Cách dùng hình ảnh nghệ thuật, các biện pháp tu từ sinh động, hấp dẫn.
D. Luận điểm nêu ra đúng đắn, rõ ràng.
Câu 3: Vich-to Huy-go được xem là chủ soái của nền văn hoc:
A. Hiện thực.	B. Cách mạng.	C. Lãng mạn.	D. Tự nhiên.
Câu 4: Câu “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” có thể hiểu theo cách nào?
A. Lời mời tha thiết của người Vĩ Dạ.	B. Lời trách móc phiền muộn.
C. Lời tỏ tình.	D. Lời từ bỏ tình yêu.
Câu 5: Chữ „hiền thánh” được Phan Bội Châu dùng trong bài thơ „Lưu biệt khi xuất dương” nhằm chỉ ai?
A. Nhà vua.
B. Những người ưu tú.
C. Những người cách mạng đi trước.
D. Những người sáng lập Nho giáo như Khổng Tử, Mạnh Tử.
Câu 6: Theo Hoài Thanh trong “Một thời đại trong thi ca”, các nhà Thơ mới gặp phải bi kịch trong cuộc sống vì:
A. Thiếu tài năng.	B. Thiếu lòng can đảm.
C. Thiếu kiến thức.	D. Thiếu một lòng tin đầy đủ.
Câu 7: Nội dung phân tích nào đối với câu đối sau đây không nói lên đặc điểm loại hình tiếng Việt
Ruồi đậu, mâm xôi đậu 
Kiến bò, đĩa thịt bò.
A. Các tiếng có cấu tạo theo mô hình cố định, tối thiểu gồm có âm chính và thanh điệu
B. Có hiện tượng sử dụng từ đồng âm
C. Các ý nghĩa ngữ pháp của các từ được biểu thị băng cách sắp xếp trật tự từ
D. Các từ đều không biến đổi hình thái
Câu 8: Đối với việc sử dụng lối nói cường điệu, hài hước trong văn bản chính luận, nhận định nào sau đây là hợp lí?
A. Nên sử dụng lối nói cường điệu, hài hước nhiều vì lối nói này trực tiếp thể hiện thái độ, lập trường của tác giả.
B. Không nên sử dụng lối nói cường điệu, hài hước vì văn bản chính luận có tính chặt chẽ trong hệ thống lập luận.
C. Lối nói cường điệu, hài hước cần được khai thác một cách thích hợp, đúng lúc, tránh lạm dụng.
D. Nên sử dụng lối nói cường điệu, hài hước thật nhiều để tăng tính hấp dẫn, thuyết phục.
Câu 9: Câu nào sau đây có nghĩa tình thái chỉ mức độ tin cậy đối với sự việc được nói đến?
A. Đám nào có ăn, tất nhiên thằng Sài phải đi mời. (Nam Cao, “Tuyển tập”)
B. Chỉ phải cái hơi cứng cổ. (Nam Cao, “Tuyển tập”)
C. Thì chỉ đến chết là cùng. (Nam Cao, “Tuyển tập”)
D. Và đáng lẽ thì Hộ phải sung sướng lắm. (Nam Cao, “Tuyển tập”)
Câu 10: Bài thơ “Hầu trời” được Tản Đà sáng tác theo thể thơ gì?
A. Thất ngôn bát cú.	B. Thất ngôn trường thiên.
C. Tự do.	D. Thất ngôn
Câu 11: Hình ảnh “Ngọn lửa tình”trong câu thơ “Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai” được Thuý Toàn dịch thoát ý từ gợi ý của động từ nào sau đây?
A. Tắt	B. Tàn
C. Không phải những từ trên.	D. Cháy
Câu 12: Qua lời trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn, thi sĩ Tản Đà đã trực tiếp bộc lộ những quan niệm gì về nghề?
A. Văn chương là một nghề kiếm sống mới.
B. Người nghệ sĩ kiếm sống bằng nghề văn rất chật vật, nghèo khó.
C. Những yêu cầu rất cao của nghề văn: người nghệ sĩ phải chuyên tâm với nghề, phải có vốn sống phong phú.
D. Cả ba ý.
PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) 
Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ „Vội vàng” của Xuân Diệu:
„... Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân...”
(„Vội vàng” – Xuân Diệu – Sgk Ngữ văn 11-tập 2)
----------- HẾT ----------

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học 2010 -2011
Môn: NGỮ VĂN – KHỐI 11 (CƠ BẢN)
Thời gian: 90’ (Không kể phát đề)
HƯỚNG DẪN CHUNG:
Đề bài gồm hai phần: Trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm tích hợp kiểm tra tổng hợp kiến thức của các phân môn Ngữ văn và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của học sinh.
Đối với phần trắc nghiệm khách quan, giám khảo chấm theo đáp án, mỗi câu đúng, thí sinh đạt 0,25 điểm.
Đối với phần tự luận, giám khảo cần đọc kĩ bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo. Thí sinh có thể trình bày theo cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Mã đề: 328


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A












B












C












D













Mã đề: 485


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A












B












C












D













PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ „Vội vàng” của Xuân Diệu:
„... Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
…
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân...”

7,0

1/ Yêu cầu về kĩ năng:
Nắm được phương pháp làm bài NLVH
Bố cục và hệ thống luận điểm sáng rõ.
Văn trôi chảy, cảm xúc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp…


2/ Yêu cầu về kiến thức


- Nắm được những kiến thức cơ bản về thời đại, về tác giả cùng những đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu, bài thơ “Vội vàng”
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: đoạn thơ sau trong bài thơ „Vội vàng” của Xuân Diệu:
„... Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
…
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân...”
0,5

Về nội dung: Xuất phát từ nhận thức và quan niệm về hạnh phúc trần gian, mùa xuân và tuổi trẻ, nhà thơ muốn bộc bạch với mọi người và cuộc đời niềm ngây ngất trước cảnh sắc trần gian:
Nhà thơ phát hiện và say sưa ca ngợi một thiên đường ngay trên mặt đất với bao nguồn hạnh phúc kì thú. Cuộc sống trần gian hiện lên sống động, tươi tốt, đáng yêu, đáng sống, tràn ngập âm thanh, màu sắc tươi sáng…
Qua đó thể hiện một quan niệm mới: trong thế giới này đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu.
Cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường, với bao hương sắc tuyệt diệu để con người tận hưởng, nhưng niềm vui sướng lại ngắn ngủi, không trọn vẹn. Đó cũng là một trong những lí lẽ vì sao phải sống vội vàng
4,0

Về nghệ thuật: 
Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.
Nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.
Dùng từ sáng tạo, sử dụng phép liệt kê, điệp ngữ, so sánh mới mẻ, cách liên tưởng táo bạo, đa tình.
1,5

Đánh giá: Bức tranh xuân mang những cảm xúc mãnh liệt của cái tôi trữ tình nhà thơ thể hiện quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ cùng những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của đoạn thơ tiêu biểu cho cả bài thơ, Xuân Diệu xứng đáng được đánh giá là nhà thơ “mới nhất trong các nhà Thơ mới”. 
1,0



File đính kèm:

  • docDe Van 11HK2S3.doc