Đề thi kiểm tra học kỳ 1 năm học 2009 - 2010 môn: công nghệ - lớp 7

doc2 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kỳ 1 năm học 2009 - 2010 môn: công nghệ - lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng thcs cao phong
Hä tªn:..................................................
Líp:.....
®Ò thi kiÓm tra häc kú i 
N¨m häc 2009 - 2010
M«n: Công nghệ - Líp 7
Thêi gian: 45 phót
	 §iÓm	 Lêi phª cña c« gi¸o
A/PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN( 4 điểm):
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng nhất.
Câu 1. Loại phân nào cần trộn lẫn với phân hữu cơ để bón lót cho Ngô?
Phân vi lượng.	C. Phân chuồng.
Phân lân. 
Câu 2: Phân bón gồm 3 nhóm chính nào?
Phân xanh, phân đạm, phân vi lượng.
Phân đạm, phân lân, phân kali.
Phân hữu cơ, phân hoá học, phân vi sinh.
Câu 3: Sâu ở giai đoạn nào phá hoại cây trồng mạnh?
Nhộng.	C. Trứng.
Sâu non.
Câu 4: Mục đích của việc làm đất?
Tạo lớp đát mới trên bề mặt.
Tăng chất dinh dưỡng.
Làm đất tơi xốp, diệt cỏ dại và mầm sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển.
Câu 5: Yếu tố nào quyết định nhất đến thời vụ gieo trồng?
Khí hậu.
Sâu bệnh phát triển.
Giống cây trồng.
Câu 6: Cơ sở của việc bảo quản nông sản?
Giảm thiểu hoạt động sinh lý, sinh hoá trong nông sản.
Giảm thiểu sự phá huỷ của sinh vật và hoạt động sinh hoá của sản phẩm.
Giảm thiểu sự tiếp xúc của nông sản với không khí.
Câu 7: Luân canh có tác dụng?
Điều hoà dinh dưỡng, giảm sâu bệnh.
Tăng chất lượng sản phẩm.
Tận dụng được ánh sáng.
Câu 8: Xen canh có tác dụng?
Tăng thêm vụ gieo trồng
Tăng độ phì nhiêu của đất
Tăng sản lượng thu hoạch của 1 vụ trong năm.
B/PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm).
Câu 1: Thế nào là bón lót, bón thúc? Loại phân nào thường dùng bón lót, bón thúc? Vì sao?(3 điểm)
Câu 2: Xử lý hạt giống nhằm mục đích gì? Nêu các phương pháp xử lý hạt giống? Ở địa phương và gia đình em có tiến hành xử lý hạt giống không, nếu có thì thường xử lý theo cách nào?
Câu 3: Trên một thửa ruộng thu hoạch lúa mùa, trồng ngô, tiếp theo trồng khoai lang và đậu xanh trên luống khoai lang, thu hoạch khoai lang xong lại cấy lúa mùa. Hãy xác định đặc điểm tăng vụ, xen canh, luân canh thể hiện như thế nào?(1 điểm)
PHẦN ĐÁP ÁN
A/PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1( 2 điểm)
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
B
C
A
B
A
C
B/PHẦN TỰ LUẬN.(6 điểm)
Câu 1(3 điểm): 
Bón lót: là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡngcho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ. (1 điểm)
Bón thúc: là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng cho cây. Trong từng thời kỳ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. (1 điểm)
Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót vì các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cần có thời gain để phân huỷ thành chất hoà tan cây trồng mới sử dụng được (phân lân ít hoặc không hoà tan). Phân hoá học, phân đạm bón thúc: tỷ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà tan. (1 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
Mục đích của xử lý hạt giống: Kích thích hạt nảy mầm nhanh đồng thời diệt trừ sâu bệnh có ở trong hạt. (0,5 điểm)
Các phương pháp xử lý hạt giống: (1 điểm) Có 2 phương pháp:
(xử lý bằng nhiệt độ và xử lý bằng hoá chất)
	+ Xử lý bằng nhiệt độ (phổ biến): ngâm hạt trong nước ấm ở nhiệt độ, thời gian khác nhau tuỳ từng loại hạt giống.
	+ Xử lý bằng hoá chất: Trên hạt giống với hoá chất hoặc ngâm hạt trong dung dịch chứa hoá chất. Thời gian tỷ lệ giữa khối lượng hạt với hoá chất và nồng độ hoá chất khác nhau tuỳ theo từng loại hạt giống
Liên hệ ở địa phương, gia đình (0,5 điểm)
Câu 3: (1đ)
-Trồng lúa, ngô, khoai là tăng vụ.
-Trồng khoai với đậu xanh trên cùng một diện tích là xen canh. 
-Vụ trước: Lúa, vụ sau ngô, tiếp nữa là khoai lang - gọi là luân canh.

File đính kèm:

  • docDe KT hoc ki I Cong nghe7.doc