Đề thi kiểm tra học kỳ 1 năm học 2010-2011 môn :công nghệ thời gian: 45 phút

doc3 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kỳ 1 năm học 2010-2011 môn :công nghệ thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD&ĐT Cao Bằng 
Trường THPT Trùng Khánh 
 ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
 Năm học 2010-2011
 Môn :Công Nghệ
Thời gian: 45 phút
Họ và tên:.Lớp..
Câu 1.Vì sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa giống mới vào sản xuất?. Giả sử một giống lúa ở nước ngoài có sản lượng cao, phẩm chất gạo tốt, ta nhập nội rồi đưa vào sản xuất đại trà ngay, không qua khảo nghiệm. kết quả sẽ như thế nào? Vì sao? (3 điểm)
Câu 2.Hãy trình bày:Nguyên nhân,tính chất,biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn?.Tại sao đất mặn thuộc loại đất trung tính hoặc kiềm yếu ma người ta vẫn áp dụng biện pháp bón vôi để cải tạo? (4 điểm)
Câu 3. Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Để làm tăng độ phì nhiêu của đất người ta thường sử dụng các biện pháp nào?(3 điểm)
 Bài Làm
Đáp án KIỂM TRA HỌC KỲ I
 Năm học 2010-2011
 Môn :Công Nghệ
Thời gian: 45 phút
Câu 1: - Vì sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa giống mới vào sản xuất?.
+ Mỗi tính trạng và đặc điểm của giống cây troonfgchir được biểu hiện khi tương tác với điều kiện môi trường.Ở các vùng sinh thái khác nhau, giống có thể biểu hiện đặc điểm không giống nhau, vì vậy cần khảo nghiệm để đánh giá chính xác, từ đó mà công nhận kịp thời giống mới.
+ Khảo nghiệm giống còn xác định những yêu cầu kĩ thuật canh tác để khai thác tối đa hiệu quả của giống mới, từ đó mà có hướng sử dụng giống mới được công nhận. (2đ)
Giả sử một giống lúa ở nước ngoài có sản lượng cao, phẩm chất gạo tốt, ta nhập nội rồi đưa vào sản xuất đại trà ngay, không qua khảo nghiệm. kết quả sẽ như thế nào? Vì sao?
+ Có thể tốt, nhưng thường là không hiệu quả vì không thích hợp với điệu kiện thổ nhưỡng, không có quy trình kĩ thuật hợp lí.(1đ)
Câu 2.Hãy trình bày:Nguyên nhân,tính chất,biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn?(3đ)
Nguyên nhân: + do nước biển tràn vào 
 + Ảnh hưởng của nước ngầm
Tính chất: 
 + Thành phần cơ giới nặng
 + Đất chặt khó thấm nước, ướt thì keo dính, khô thì nứt nẻ, rắn chắc.
 + Nhiều muối tan NaCl, Na2SO4 do đó áp suất thẩm thấu lớn.
 + Trung tính hoặc kiềm
 + Vi sinh vật it, hoạt động yếu
Biện pháp cải tạo:
 + Đắp đê ngăn nước biển
 + Xây dựng hệ thống mương máng tưới tiêu hợp lí
 + Bón vôi để giải phóng Na+ ra khỏi keo đất
 + Tháo nước rửa mặn
 + Trồng cây chịu mặn
Tại sao đất mặn thuộc loại đất trung tính hoặc kiềm yếu ma người ta vẫn áp dụng biện pháp bón vôi để cải tạo?
 Bón vôi thúc đẩy phản ứng trao đổi các cation giữa Ca2+ và Na+ giải phóng Na+ khỏi keo đất tạo thuận lợi cho rửa mặn (1đ)
Câu 3. Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Để làm tăng độ phì nhiêu của đất người ta thường sử dụng các biện pháp nào?(3 điểm)
Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng không chứa các chất độc hại cho cây trồng để cho năng suất cao.
Các biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất:
+ Cải tạo đất bạc màu
+ Tưới tiêu hợp lí
+ Bón phân hữu cơ, phân vi sinh vật và cân đối phân hóa học NPK

File đính kèm:

  • dockiem tra hoc ki 1.doc