Đề thi kiểm tra học kỳ 1 (năm học 2010 – 2011) môn: ngữ văn - 10 cơ bản Trường Thpt Trưng Vương

doc10 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kỳ 1 (năm học 2010 – 2011) môn: ngữ văn - 10 cơ bản Trường Thpt Trưng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ 1
 TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG (NĂM HỌC 2010 – 2011)
 MÔN: NGỮ VĂN - 10 CƠ BẢN
 THỜI GIAN: 90 PHÚT (KHÔNG KỂ PHÁT ĐỀ)

ĐỀ 001:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
 Câu 1. Ngoài văn học chữ Hán và chữ Nôm, ở giai đoạn này, văn học viết bằng chữ quốc ngữ bắt đầu ra đời ở Nam Bộ. Các tác giả Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản xuất hiện với một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ theo bút pháp mới tiếp thu từ phương Tây.
 Nhận định trên nói về đặc điểm văn học Việt Nam giai đoạn nào?
	A. Giai đoạn từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII.	B. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.	
	C. Giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV.	D. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
 Câu 2. Hãy đọc đoạn văn sau:
 "Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pô-dê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả gió to, họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xoá mà vào được đến bờ; mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi…""
 Cho biết vì sao đoạn văn trên thuộc ngôn ngữ viết?
	A. Vì ngôn ngữ trau chuốt, tinh tế, mang tính nghệ thuật cao.	
	B. Vì đoạn văn trình bày một nội dung xác định bằng hình thức chữ viết.	
	C. Vì đoạn văn sử dụng nhiều biện pháp tu từ.	
	D. Vì người nghe không có mặt trực tiếp.
 Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thi pháp văn học trung đại?
	A. Đề cao cá tính sáng tạo.	B. Đề cao các mẫu mực cổ xưa.	
	C. Coi trọng tính quy phạm.	D. Đề cao chức năng giáo huấn.
 Câu 4. Chức năng chính của bài ca dao sau là gì?
"Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai."
	A. Thông báo	B. Giáo dục	
	C. Phản hồi	D. Bộc lộ
 Câu 5. Để đạt hiệu quả trong giao tiếp, ca dao khuyên chúng ta không nên lựa chọn cách nói nào trong các cách sau đây:
	A. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.	
	B. Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.	
	C. Đất xấu trồng cây khẳng khiu - Những người thô tục nói điều phàm phu.	
	D. Người khôn ăn nói nửa chừng - Để cho người dại nửa mừng nửa lo.
 Câu 6. Dòng nào sau đây nêu đúng những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam trung đại?
	A. Ngợi ca những tấm gương trung nghĩa, tự hào về lịch sử dân tộc.	
	B. Đề cao khát vọng về quyền sống, quyền tự do, về công lí chính nghĩa.	
	C. Đề cao những thái độ ứng xử tốt đẹp giữa người với người.	
	D. Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người.
 Câu 7. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống (……) trong câu sau để hoàn chỉnh khái niệm:
 Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi …………………… của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động…
	A. thông tin	B. những hiểu biết	
	C. lời nói	D. văn bản
 Câu 8. Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả Đăm Săn (trong đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây") là so sánh phóng đại, trùng điệp. Điều đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật là:
	A. Bày tỏ thái độ và cách đánh giá của toàn thể cộng đồng đối với người anh hùng dân tộc và các sự kiện trọng đại liên quan tới lịch sử dân tộc.	
	B. Ngợi ca phẩm chất anh hùng và khát vọng phát triển cộng đồng của người xưa.	
	C. Lý tưởng hoá vẻ đẹp của người anh hùng sử thi, tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ trong một không gian hoành tráng.	
	D. Xây dựng được hình ảnh người anh hùng kỳ vĩ, trọng danh dự, đạo đức và có trách nhiệm đối với toàn thể cộng đồng.
 Câu 9. Nhận định nào sau đây chưa chuẩn xác về giá trị của văn học dân gian?
	A. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.	
	B. Văn học dân gian có tác động rất to lớn đến văn học viết.	
	C. Văn học dân gian ra đời chỉ nhằm mục đích giáo dục con người.	
	D. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống.
 Câu 10. Hai quá trình tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản diễn ra trong quan hệ nào?
	A. Quan hệ nhân quả.	B. Quan hệ song song.	
	C. Quan hệ tương phản.	D. Quan hệ tương tác.
 Câu 11. Nhà thơ Chế Lan Viên đã mượn hình ảnh nhân vật nào trong văn học dân gian Việt Nam để viết nên hai câu thơ sau:
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng.
	(Trích bài thơ "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng")
	A. Thạch Sanh	B. Sơn Tinh	
	C. Thánh Gióng	D. Đăm Săn
 Câu 12. Ca dao, dân ca thuộc thể loại nào trong văn học dân gian Việt Nam?
	A. Truyện dân gian.	B. Thơ ca dân gian.	
	C. Sân khấu dân gian.	D. Câu nói dân gian.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)
Cảm nhận của anh chị về bài thơ “Cảnh ngày hè” (“Bảo kính cảnh giới, 43”) của nhà thơ Nguyễn Trãi.

	
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ 1
 TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG (NĂM HỌC 2010 – 2011)
 MÔN: NGỮ VĂN - 10 CƠ BẢN
 THỜI GIAN: 90 PHÚT (KHÔNG KỂ PHÁT ĐỀ)

ĐỀ 002:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
 Câu 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống (……) trong câu sau để hoàn chỉnh khái niệm:
 Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi …………………… của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động…
	A. văn bản	B. lời nói	
	C. thông tin	D. những hiểu biết
 Câu 2. Ca dao, dân ca thuộc thể loại nào trong văn học dân gian Việt Nam?
	A. Câu nói dân gian.	B. Thơ ca dân gian.	
	C. Sân khấu dân gian.	D. Truyện dân gian.
 Câu 3. Hai quá trình tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản diễn ra trong quan hệ nào?
	A. Quan hệ tương phản.	B. Quan hệ nhân quả.	
	C. Quan hệ tương tác.	D. Quan hệ song song.
 Câu 4. Dòng nào sau đây nêu đúng những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam trung đại?
	A. Đề cao những thái độ ứng xử tốt đẹp giữa người với người.	
	B. Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người.	
	C. Đề cao khát vọng về quyền sống, quyền tự do, về công lí chính nghĩa.	
	D. Ngợi ca những tấm gương trung nghĩa, tự hào về lịch sử dân tộc.
 Câu 5. Ngoài văn học chữ Hán và chữ Nôm, ở giai đoạn này, văn học viết bằng chữ quốc ngữ bắt đầu ra đời ở Nam Bộ. Các tác giả Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản xuất hiện với một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ theo bút pháp mới tiếp thu từ phương Tây.
 Nhận định trên nói về đặc điểm văn học Việt Nam giai đoạn nào?
	A. Giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV.	
	B. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.
	C. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX	
	D. Giai đoạn từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII.
 Câu 6. Chức năng chính của bài ca dao sau là gì?
"Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai."
	A. Bộc lộ	B. Thông báo	
	C. Giáo dục	D. Phản hồi
 Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thi pháp văn học trung đại?
	A. Đề cao cá tính sáng tạo.	B. Đề cao chức năng giáo huấn.	
	C. Đề cao các mẫu mực cổ xưa.	D. Coi trọng tính quy phạm.
 Câu 8. Nhà thơ Chế Lan Viên đã mượn hình ảnh nhân vật nào trong văn học dân gian Việt Nam để viết nên hai câu thơ sau:
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng.
	(Trích bài thơ "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng")
	A. Thánh Gióng	B. Đăm Săn	
	C. Thạch Sanh	D. Sơn Tinh
 Câu 9. Nhận định nào sau đây chưa chuẩn xác về giá trị của văn học dân gian?
	A. Văn học dân gian có tác động rất to lớn đến văn học viết.	
	B. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống.	
	C. Văn học dân gian ra đời chỉ nhằm mục đích giáo dục con người.	
	D. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.
 Câu 10. Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả Đăm Săn (trong đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây") là so sánh phóng đại, trùng điệp. Điều đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật là:
	A. Lý tưởng hoá vẻ đẹp của người anh hùng sử thi, tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ trong một không gian hoành tráng.	
	B. Ngợi ca phẩm chất anh hùng và khát vọng phát triển cộng đồng của người xưa.	
	C. Xây dựng được hình ảnh người anh hùng kỳ vĩ, trọng danh dự, đạo đức và có trách nhiệm đối với toàn thể cộng đồng.	
	D. Bày tỏ thái độ và cách đánh giá của toàn thể cộng đồng đối với người anh hùng dân tộc và các sự kiện trọng đại liên quan tới lịch sử dân tộc.
 Câu 11. Để đạt hiệu quả trong giao tiếp, ca dao khuyên chúng ta không nên lựa chọn cách nói nào trong các cách sau đây:
	A. Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.	
	B. Người khôn ăn nói nửa chừng - Để cho người dại nửa mừng nửa lo.	
	C. Đất xấu trồng cây khẳng khiu - Những người thô tục nói điều phàm phu.	
	D. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
 Câu 12. Hãy đọc đoạn văn sau:
 "Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pô-dê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả gió to, họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xoá mà vào được đến bờ; mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi…""
 Cho biết vì sao đoạn văn trên thuộc ngôn ngữ viết?
	A. Vì ngôn ngữ trau chuốt, tinh tế, mang tính nghệ thuật cao.	
	B. Vì đoạn văn sử dụng nhiều biện pháp tu từ.	
	C. Vì người nghe không có mặt trực tiếp.	
	D. Vì đoạn văn trình bày một nội dung xác định bằng hình thức chữ viết.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)
Cảm nhận của anh chị về bài thơ “Cảnh ngày hè” (“Bảo kính cảnh giới, 43”) của nhà thơ Nguyễn Trãi.SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ 1
 TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG (NĂM HỌC 2010 – 2011)
 MÔN: NGỮ VĂN - 10 CƠ BẢN
 THỜI GIAN: 90 PHÚT (KHÔNG KỂ PHÁT ĐỀ)

ĐỀ 003:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Dòng nào sau đây nêu đúng những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam trung đại?
	A. Đề cao những thái độ ứng xử tốt đẹp giữa người với người.	
	B. Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người.	
	C. Ngợi ca những tấm gương trung nghĩa, tự hào về lịch sử dân tộc.	
	D. Đề cao khát vọng về quyền sống, quyền tự do, về công lí chính nghĩa.
 Câu 2. Chức năng chính của bài ca dao sau là gì?
"Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai."
	A. Phản hồi	B. Thông báo	
	C. Giáo dục	D. Bộc lộ
 Câu 3. Nhận định nào sau đây chưa chuẩn xác về giá trị của văn học dân gian?
	A. Văn học dân gian ra đời chỉ nhằm mục đích giáo dục con người.	
	B. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.	
	C. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống.	
	D. Văn học dân gian có tác động rất to lớn đến văn học viết.
 Câu 4. Ca dao, dân ca thuộc thể loại nào trong văn học dân gian Việt Nam?
	A. Sân khấu dân gian.	B. Truyện dân gian.	
	C. Thơ ca dân gian.	D. Câu nói dân gian.
 Câu 5. Nhà thơ Chế Lan Viên đã mượn hình ảnh nhân vật nào trong văn học dân gian Việt Nam để viết nên hai câu thơ sau:
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng.
	(Trích bài thơ "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng")
	A. Sơn Tinh	B. Thạch Sanh	
	C. Thánh Gióng	D. Đăm Săn
 Câu 6. Hai quá trình tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản diễn ra trong quan hệ nào?
	A. Quan hệ tương tác.	B. Quan hệ tương phản.	
	C. Quan hệ nhân quả.	D. Quan hệ song song.
 Câu 7. Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả Đăm Săn (trong đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây") là so sánh phóng đại, trùng điệp. Điều đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật là:
	A. Lý tưởng hoá vẻ đẹp của người anh hùng sử thi, tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ trong một không gian hoành tráng.	
	B. Ngợi ca phẩm chất anh hùng và khát vọng phát triển cộng đồng của người xưa.	
	C. Bày tỏ thái độ và cách đánh giá của toàn thể cộng đồng đối với người anh hùng dân tộc và các sự kiện trọng đại liên quan tới lịch sử dân tộc.	
	D. Xây dựng được hình ảnh người anh hùng kỳ vĩ, trọng danh dự, đạo đức và có trách nhiệm đối với toàn thể cộng đồng.
 Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thi pháp văn học trung đại?
	A. Đề cao cá tính sáng tạo.	B. Đề cao chức năng giáo huấn.	
	C. Đề cao các mẫu mực cổ xưa.	D. Coi trọng tính quy phạm.
 Câu 9. Hãy đọc đoạn văn sau:
 "Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pô-dê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả gió to, họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xoá mà vào được đến bờ; mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi…""
 Cho biết vì sao đoạn văn trên thuộc ngôn ngữ viết?
	A. Vì người nghe không có mặt trực tiếp.	
	B. Vì đoạn văn trình bày một nội dung xác định bằng hình thức chữ viết.	
	C. Vì đoạn văn sử dụng nhiều biện pháp tu từ.	
	D. Vì ngôn ngữ trau chuốt, tinh tế, mang tính nghệ thuật cao.
 Câu 10. Để đạt hiệu quả trong giao tiếp, ca dao khuyên chúng ta không nên lựa chọn cách nói nào trong các cách sau đây:
	A. Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.	
	B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu - Những người thô tục nói điều phàm phu.	
	C. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.	
	D. Người khôn ăn nói nửa chừng - Để cho người dại nửa mừng nửa lo.
 Câu 11. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống (……) trong câu sau để hoàn chỉnh khái niệm:
 Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi …………………… của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động…
	A. văn bản	B. những hiểu biết	
	C. lời nói	D. thông tin
 Câu 12. Ngoài văn học chữ Hán và chữ Nôm, ở giai đoạn này, văn học viết bằng chữ quốc ngữ bắt đầu ra đời ở Nam Bộ. Các tác giả Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản xuất hiện với một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ theo bút pháp mới tiếp thu từ phương Tây.
 Nhận định trên nói về đặc điểm văn học Việt Nam giai đoạn nào?
	A. Giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV.	
	B. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX	
	C. Giai đoạn từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII.	
	D. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)
Cảm nhận của anh chị về bài thơ “Cảnh ngày hè” (“Bảo kính cảnh giới, 43”) của nhà thơ Nguyễn Trãi.SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ 1
 TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG (NĂM HỌC 2010 – 2011)
 MÔN: NGỮ VĂN - 10 CƠ BẢN
 THỜI GIAN: 90 PHÚT (KHÔNG KỂ PHÁT ĐỀ)

ĐỀ 004:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
 Câu 1. Ca dao, dân ca thuộc thể loại nào trong văn học dân gian Việt Nam?
	A. Sân khấu dân gian.	B. Thơ ca dân gian.	
	C. Câu nói dân gian.	D. Truyện dân gian.
 Câu 2. Để đạt hiệu quả trong giao tiếp, ca dao khuyên chúng ta không nên lựa chọn cách nói nào trong các cách sau đây:
	A. Đất xấu trồng cây khẳng khiu - Những người thô tục nói điều phàm phu.	
	B. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.	
	C. Người khôn ăn nói nửa chừng - Để cho người dại nửa mừng nửa lo.	
	D. Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
 Câu 3. Dòng nào sau đây nêu đúng những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam trung đại?
	A. Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người.	
	B. Đề cao những thái độ ứng xử tốt đẹp giữa người với người.	
	C. Ngợi ca những tấm gương trung nghĩa, tự hào về lịch sử dân tộc.	
	D. Đề cao khát vọng về quyền sống, quyền tự do, về công lí chính nghĩa.
 Câu 4. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống (……) trong câu sau để hoàn chỉnh khái niệm:
 Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi …………………… của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động…
	A. văn bản	B. những hiểu biết	
	C. lời nói	D. thông tin
 Câu 5. Hai quá trình tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản diễn ra trong quan hệ nào?
	A. Quan hệ nhân quả.	B. Quan hệ song song.	
	C. Quan hệ tương tác.	D. Quan hệ tương phản.
 Câu 6. Hãy đọc đoạn văn sau:
 "Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pô-dê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả gió to, họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xoá mà vào được đến bờ; mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi…""
 Cho biết vì sao đoạn văn trên thuộc ngôn ngữ viết?
	A. Vì đoạn văn sử dụng nhiều biện pháp tu từ.	
	B. Vì đoạn văn trình bày một nội dung xác định bằng hình thức chữ viết.	
	C. Vì ngôn ngữ trau chuốt, tinh tế, mang tính nghệ thuật cao.	
	D. Vì người nghe không có mặt trực tiếp.
 Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thi pháp văn học trung đại?
	A. Đề cao cá tính sáng tạo.	B. Đề cao các mẫu mực cổ xưa.	
	C. Coi trọng tính quy phạm.	D. Đề cao chức năng giáo huấn.
 Câu 8. Chức năng chính của bài ca dao sau là gì?
"Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai."
	A. Thông báo	B. Bộc lộ	
	C. Giáo dục	D. Phản hồi
 Câu 9. Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả Đăm Săn (trong đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây") là so sánh phóng đại, trùng điệp. Điều đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật là:
	A. Xây dựng được hình ảnh người anh hùng kỳ vĩ, trọng danh dự, đạo đức và có trách nhiệm đối với toàn thể cộng đồng.	
	B. Lý tưởng hoá vẻ đẹp của người anh hùng sử thi, tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ trong một không gian hoành tráng.	
	C. Bày tỏ thái độ và cách đánh giá của toàn thể cộng đồng đối với người anh hùng dân tộc và các sự kiện trọng đại liên quan tới lịch sử dân tộc.	
	D. Ngợi ca phẩm chất anh hùng và khát vọng phát triển cộng đồng của người xưa.
 Câu 10. Nhà thơ Chế Lan Viên đã mượn hình ảnh nhân vật nào trong văn học dân gian Việt Nam để viết nên hai câu thơ sau:
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng.
	(Trích bài thơ "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng")
	A. Thánh Gióng	B. Sơn Tinh	
	C. Thạch Sanh	D. Đăm Săn
 Câu 11. Ngoài văn học chữ Hán và chữ Nôm, ở giai đoạn này, văn học viết bằng chữ quốc ngữ bắt đầu ra đời ở Nam Bộ. Các tác giả Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản xuất hiện với một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ theo bút pháp mới tiếp thu từ phương Tây.
 Nhận định trên nói về đặc điểm văn học Việt Nam giai đoạn nào?
	A. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX	
	B. Giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV.	
	C. Giai đoạn từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII.	
	D. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.
 Câu 12. Nhận định nào sau đây chưa chuẩn xác về giá trị của văn học dân gian?
	A. Văn học dân gian có tác động rất to lớn đến văn học viết.	
	B. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống.	
	C. Văn học dân gian ra đời chỉ nhằm mục đích giáo dục con người.	
	D. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)
Cảm nhận của anh chị về bài thơ “Cảnh ngày hè” (“Bảo kính cảnh giới, 43”) của nhà thơ Nguyễn Trãi.ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 
ĐỀ 001:
	01. - B - -	04. - - - D	07. A - - -	10. - - - D

	02. A - - -	05. - - C -	08. - - C -	11. - - C -

	03. A - - -	06. A - - -	09. - - C -	12. - B - -

ĐỀ 002:
	01. - - C -	04. - - - D	07. A - - -	10. A - - -

	02. - B - -	05. - B - -	08. A - - -	11. - - C -

	03. - - C -	06. A - - -	09. - - C -	12. A - - -

ĐỀ 003:
	01. - - C -	04. - - C -	07. A - - -	10. - B - -

	02. - - - D	05. - - C -	08. A - - -	11. - - - D

	03. A - - -	06. A - - -	09. - - - D	12. - - - D

ĐỀ 004:
	01. - B - -	04. - - - D	07. A - - -	10. A - - -

	02. A - - -	05. - - C -	08. - B - -	11. - - - D

	03. - - C -	06. - - C -	09. - B - -	12. - - C -

II. PHẦN TỰ LUẬN: 
Cảm nhận của anh chị về bài thơ “Cảnh ngày hè” (“Bảo kính cảnh giới, 43”) của nhà thơ Nguyễn Trãi.
YÊU CẦU CHUNG
1. Nội dung trọng tâm: Thể hiện cảm nhận sâu sắc, phân tích được nội dung chủ đề và những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới, 43) để làm rõ những đánh giá, những cảm nhận sâu sắc của bản thân về bài thơ đã học và về tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi.
2. Thể loại, phương pháp, thao tác chính: Kết hợp 2 thể bài văn phát biểu cảm tưởng và nghị luận phân tích tác phẩm văn học với các thao tác phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận…
3. Kỹ năng: Thuộc bài, nhớ bài. Viết câu, dựng đoạn đúng phương pháp làm bài văn cảm tưởng kết hợp với nghị luận phân tích TPVH thuộc thể loại thơ trữ tình trung đại. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Sắp xếp bố cục ý chặt chẽ, hệ thống. Trình bày bài viết sáng sủa, tôn trọng người đọc.
4. Phạm vi tư liệu, dẫn chứng:
+ Bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới, 43) của Nguyễn Trãi.
+ Những dẫn chứng văn học và các ý kiến phê bình văn học phù hợp.

YÊU CẦU CỤ THỂ
HS có thể phân tích riêng hoặc kết hợp phân tích các yếu tố đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên, cần làm rõ các ý như sau: 
- Giới thiệu vài nét sơ lược về bài thơ “Cảnh ngày hè” và nhà thơ Nguyễn Trãi:
+ Giới thiệu vài nét cơ bản về bài thơ và tác giả: Là bài số 43 trong chùm bài Bảo kính cảnh giới (gương báu răn mình) thuộc phần Vô đề của tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi – nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, thể loại lục ngôn chen thất ngôn – 1 thể loại được Nguyễn Trãi sử dụng sáng tạo từ thể thất ngôn bát cú Đường luật. 
+ Chủ đề: Qua bức tranh độc đáo về phong cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi đã bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn một nhà thơ yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với dân, với nước.
- Phân tích và trình bày những cảm nhận về bài thơ: 
+ Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè:
- Vẻ đẹp thiên nhiên:
Cảnh ngày hè được tg cảm nhận bằng nhiều giác quan, hiện lên với những hình ảnh thiên nhiên rất đặc trưng, sống động, có hồn, gợi tả và sâu lắng: nhiều sắc màu sinh động, rực rỡ (hoè lục, lựu đỏ) trạng thái sống động, thôi thúc phát triển sắc hương (đùn đùn, tán rợp giương, phun, tiễn…), âm thanh rộn rã gợi không khí ngày hè oi nồng (dắng dỏi cầm ve).
- Cuộc sống con người:
Bài thơ có sự chuyển đổi vận động từ cảnh thiên nhiên đến cuộc sống con người (Lao xao chợ cá làng ngư phủ). Hình ảnh chợ cá vối những cảnh mua bán hay những âm thanh lao xao cho thấy một cuộc sống dân dã, bình dị nhưng còn lam lũ và nhiều vất vả lo toan. Đây cũng là tâm điểm trong cái nhìn của Nguyễn Trãi ở bức tranh phong cảnh ngày hè.
+ Tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi:
- Lòng yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha: Nguyễn Trãi chỉ có ít thời gian thanh nhàn mà luôn sẵn lòng mở rộng tâm hồn đón nhận mọi dáng vẻ, sắc màu và âm thanh của cuộc sống xung quanh. Nhà thơ gắn bó, gần gũi với thiên nhiên, giao cảm mạnh mẽ với thiên nhiên nên có thể nắm bắt và diễn tả sinh động, tinh tế những thần thái của cảnh vật thiên nhiên, làm nổi bật những đặc trưng của bức tranh phong cảnh ngày hè căng tràn sức sống.
- Tấm lòng luôn ưu ái với dân, lo dân lo nước: Nhà thơ mong muốn có chiếc đàn của vua Thuấn gảy khúc Nam phong để nhân dân mọi nơi được sống giàu đủ. Câu thơ diễn đạt theo lối đặt giả thiết thể hiện nỗi băn khoăn trăn trở như thường trực, canh cánh trong lòng tác giả. Đó cũng chính là mong ước một đời của Nguyễn Trãi. 
→ Nội dung này mang lại cho bài thơ ý nghĩa thẩm mỹ và giá trị nhân văn sâu sắc.
+ Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:
- Bài thơ có cách diễn đạt ngắn gọn, xúc tích, chất chứa nhiều tầng ý sâu xa trong một thể thơ đầy sáng tạo.
- Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, sử dụng lớp từ thuần Việt nhuần nhuyễn, tự nhiên, giàu sắc thái biểu cảm, đặc biệt là hệ thống tính – trạng từ - động từ gợi cảm giác, ấn tượng mạnh.
- Sử dụng nhiều chất liệu, nhiều hình ảnh lấy từ cuộc sống cụ thể, đời thường (đôi khi văn chương tối kỵ - chợ cá), không hoa mỹ, không hình thức, giàu tính hiện thực mà vẫn đặc trưng, điển hình.
- Bài thơ trong tập Quốc âm thi tập là 1 trường hợp minh chứng cho khuynh hướng dân tộc hoá, khuynh hướng bình dị trong thơ ca dân tộc thời kỳ trung đại.

BIỂU ĐIỂM PHẦN TỰ LUẬN
Điểm 7: Bài viết tốt. Ý phong phú, cô đọng, xúc tích. Diễn đạt gãy gọn, mạch lạc. Bố cục rõ ràng. Lời văn tự nhiên, trong sáng, có phong cách riêng, thể hiện được những cảm xúc chân thành, tinh tế, sâu sắc. Tỏ ra có nắm vững kỹ năng, phương pháp làm bài theo kiểu làm văn phát biểu cảm tưởng kết hợp với nghị luận phân tích VH. Chữ viết tương đối rõ ràng, trình bày bài viết sạch, đẹp.
Điểm 5 – 6: Bài viết khá. Ý cô đọng, xúc tích. Diễn đạt gãy gọn, mạch lạc. Toàn bài có thể chưa hoàn chỉnh nhưng có đoạn viết hay. Bố cục rõ ràng. Lời văn tự nhiên, trong sáng, thể hiện rõ cảm xúc chân thành, tinh tế. Đáp ứng đúng yêu cầu về thể loại, phương pháp. Trình bày bài viết tương đối rõ ràng.
Điểm 4: Bài viết trung bình. Có ý tưởng, có cảm xúc nhưng ý sơ sài, ý còn nghèo nàn. Đáp ứng đ

File đính kèm:

  • docr-HIỀN - ĐỀ THI VĂN10-CƠBẢN-HK1-0910.doc