Đề thi kiểm tra học kỳ 1 (năm học 2013 - 2014) môn: ngữ văn lớp 9 (thời gian: 90 phút)

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kỳ 1 (năm học 2013 - 2014) môn: ngữ văn lớp 9 (thời gian: 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 (NĂM HỌC 2013 - 2014)
 Môn: _ _ Ngữ Văn_9 (Thời gian: 90 phút)
 Họ và tên GV ra đề: _ _Nguyễn Văn Hiền 
 Đơn vị: Trường THCS _ _ _Nguyễn Du _ _ _



MA TRẬN ĐỀ 

Chủ đề kiến thức

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng (thấp, cao)
TỔNG
Số câu Đ


KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL

Phương châm hội thoại
Câu

C1




1

Đ

1,0




1,0
Văn học Trung đại
Câu





C2c
1

Đ





1,0
1,0
Từ láy
Câu

C2a




1

Đ

0,5




0,5
Thơ hiện đại
Câu





C3
1

Đ





2,0
2,0
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghia của từ
Câu



C2b


1

Đ



0,5


 0,5
Văn tự sự
Câu





C5
1

Đ





5,0
5,0

 
Câu








Đ








Câu








Đ
 







Câu








Đ
 







Câu








Đ
 







Câu
 Đ 









 


Tổng

Số câu
 Đ
	2
 1,5
	 1 
 0,5
 
 3
8,0
 6 
 10,0 
0,4






PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
 
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 9
 Năm học 2013- 2014

 MÔN: NGỮ VĂN
 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1điểm)
 Giải thích ý nghĩa của thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào: 
	a. Nửa úp nửa mở. 
	b. Nói có sách, mách có chứng.

Câu 2: (2điểm)
 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu sau:
 Buồn trông cửa bể chiều hôm,
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? 
 Buồn trông ngọn nước mới sa,
 Hoa trôi man mác biết là về đâu?
 Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh?
 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
 Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
 a- Xác định từ láy có trong đoạn thơ .
 b- Từ “ chân” ở đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, cho biết phương thức chuyển nghĩa?
 c- Nêu nội dung của đoạn thơ.

Câu 3: (2điểm)
 Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy bằng một đoạn văn ngắn.
 
Câu 4: ( 5 điểm)
 Hãy kể lại một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời đi học của em.

 ------------------------------------


 Họ và tên.................................................................. Lớp................SBD..................








PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ I
 Năm học 2013- 2014
Câu 1: (1điểm) 
 Học sinh giải thích và nêu được tên phương châm hội thoại liên quan đến thành ngữ
	a. Nửa úp nửa mở.
	- Ý nghĩa: nói mập mờ, nói ỡm ờ, không nói hết ý.(0.25điểm)
	- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm cách thức. (0.25điểm)
	b. Nói có sách ,mách có chứng.
	- Ý nghĩa: nói một điều gì có bằng chứng xác thực, rõ ràng. (0.25điểm)
 - Phương châm hội thoại liên quan: phương châm về chất. (0.25điểm)
Câu 2: (2điểm) 
 a- Xác định đúng 6 từ láy (0.5điểm)
 b- Từ “ chân” được dùng với nghĩa chuyển; phương thức ẩn dụ(0.5điểm)
 c- Nội dung đoạn thơ: (1điểm)
 + Bức tranh thiên nhiên nơi “ cửa bể chiều hôm” với các yếu tố thời gian, không gian, cảnh vật... giàu giá trị biểu trưng.
 + Tâm trạng Thúy Kiều đầy buồn đau, tê tái cùng với những dự cảm bất an về tương lai. 
Câu 3: (2điểm)
 Đoạn văn cần có các ý sau:
- Hình ảnh vầng trăng “cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, nguyên vẹn không hề phai mờ.
- Mặc cho con người vô tình nhưng vầng trăng vẫn độ lượng , bao dung.; “ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhỡ mọi người.
- Con người có thể vô tình, lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình, quá khứ thì tròn đầy bất diệt, càng tăng thêm nỗi dằn vặt, ân hận trong tâm trạng con người.
 Câu 4: (5điểm)
Đề yêu cầu học sinh kể lại một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời đi học. vấn đề đặt ra gần gũi với tâm hồn và lứa tuổi học sinh. Học sinh có thể kể theo nhiều hướng khác nhau, miễn sao đúng trọng tâm của đề
Yêu cầu về kỹ năng: Bài làm sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, kết hợp với miêu tả nội tâm , nghị luận…
Yêu cầu về nội dung: Đề yêu cầu kể lại một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời đi học. Kỷ niệm khó quên có thể chia thành 2 loại là kỷ niệm vui và kỷ niệm buồn. Dù bài viết kể về loại kỷ niệm nào, bài làm cũng cần thể hiện các ý chính sau:
Hoàn cảnh diễn ra kỷ niệm: Thời gian, không gian , con người, sự việc…
Tác động của kỷ niệm đối với tâm hồn và cuộc sống của em. Nó là lời nhắc nhở em phải học tốt, sống tốt hơn nữa cho hôm nay và ngày mai.
3- Biểu điểm:
 - Điểm 4-5 : Kỹ năng tự sự tốt. Bài viết đúng hướng, sâu sắc ,mạch lạc, chân thành. Văn có hình ảnh, cảm xúc. Có thể còn vài lỗi diễn đạt và chính tả
 - Điểm 2-3: Biết cách tổ chức một bài văn tự sự. Bài đúng hướng , chân thành. Văn có đoạn suôn. Còn vài lỗi diễn đạt và chính tả
 - Điểm 0-1:Chưa hiểu đề, chưa làm được gì

* Trên đây là những định hướng yêu cầu và biểu điểm chấm, giáo viên cần vận dụng vào thực tế bài làm của học sinh để chấm điểm, khuyến khích bài làm sáng tạo .
MB:Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước.Chiếc áo dài mang theo một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời đến nay.TB:1/ Lịch sử chiếc áo dài:a/ Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 –1765). Do sự di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việtb/ Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh. Đó là loại áo giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai tà trước không buộc lại, mặc cùng váy thâm đen.c/ Do việc đồng áng, chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước vốn được thả tự do nay cột lại cho gọn gàng, mặc cùng váy xắn quai cồng tiện cho việc lao động. Đó là chiếc áo tứ thân dành cho người phụ nữ lao động bình dân. Còn áo tứ thân dành cho phụ nữ thuộc tầng lớp quí tộc, quan lại thì lại khác: Ngoài cùng là chiếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đào đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc màu thiên lý. Mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng.Áo tứ thân không chỉ là một trang phục đẹp mà còn mang theo những ý nghĩa rất đặc biệt: Phía trước có hai tà, phía sau có hai tà (vạt áo) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ). Một vạt cụt có tác dụng như một cái yếm, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng trưng cho cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng. Năm hạt nút nằm cân xứng năm vị trí cố định, giữ cho nếp áo được ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Hai vạt trước buộc lại tượng trưng cho tình chồng vợ quấn quýt.d/ Khi Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài này do một họa sĩ tên Cát Tường (tiếng Pháp là Lemur) sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây phương không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.e/ Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi của áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc từ áo từ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng.h/ Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.2/ Cấu tạo:a/ Các bộ phận:- Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngay nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,…- Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước) làm nổi bậc chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.- Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.- Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.- Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.b/ Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài:Chọn vải để may áo dài ta nên chọn vải mềm và có độ rũ cao. Chất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,… màu sắc cũng rất phong phú. Chọn màu sắc để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc.3/ Công dụng:Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,… Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.4/ Bảo quản:Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.Chiếc áo dài may đẹp là đường chỉ phải sắc sảo, ôm sát, vừa vặn với người mặc.Ở Nam bộ, chiếc áo dài được cách điệu thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng cũng rất đẹp.Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam.KB:Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta: dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hợp mốt, hợp thời.

File đính kèm:

  • docNV91_ND4.doc
Đề thi liên quan