Đề thi kiểm tra học kỳ 1 (năm học 2013 - 2014) môn thi: ngữ văn lớp 9 (thời gian: 90 phút)

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kỳ 1 (năm học 2013 - 2014) môn thi: ngữ văn lớp 9 (thời gian: 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 (NĂM HỌC 2013 - 2014)
Môn: Ngữ Văn lớp 9 (Thời gian: 90 phút)
Họ và tên GV ra đề: Đặng Thị Nhiên 
Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Trãi 


A. MA TRẬN ĐỀ:

Mức độ

Tên Chủ đề 

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng








Cấp độ thấp
Cấp độ cao


Đọc hiểu :
Thơ và truyện hiện đại
Trình bày giá trị nội dung của một đoạn trích đã học ( Làng của Kim Lân
Nhớ và ghi lại một đoạn thơ đã học một cách hoàn chỉnh (Bếp lửa- Bằng Việt)



Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
1
0,5đ
1
0,5đ



2. Tiếng Việt: Từ loại Tiếng Việt ( từ láy, từ ghép...)
 Sự phát triển của từ vựng
Các phép tu từ

Nhận biết được từ láy trong một đoạn trích






Nắm và hiểu được nghĩa gốc, nghĩa chuyển. Phân biệt được nghĩa về sự phát triển của từ vựng (nghĩa cố định) và không phải (nghĩa lâm thời)
Trình bày được ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh bếp lửa


Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
1
0,5đ
1
1,0đ
1
0,5đ


3. Tập làm văn
-Phương thức biểu đạt chính
- Văn tự sự kết hợp các yếu tố: miêu tả nội tâm, độc thoại, độc thoại nội tâm, biểu cảm và nghị luận ( thay ngôi kể, tưởng tượng thêm một số chi tiết)
Phương thưc biểu đạt chính của một văn bản
Vai trò của yếu tố độc thoại nội tâm trong văn tự sự
Hiểu được tác dụng của độc thoại trong văn bản tự sự

Viết bài văn tự sự. Nội dung kể dựa vào truyện có sẵn. Có tưởng tượng thêm( Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn ” Chiếc lược ngà”-Nguyễn Quang Sáng

Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
1
0,5đđ
1
0,5đ

1
6,0đ

Tổng số câu: 8
Tổng số điểm: 10,0đ
Tỉ lệ %
3
1,5đ
15%
3
2,0đ
20%
1
0,5đ
5%
1
6,0đ
60%
8
10,0đ
100%

B. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2013-2014)- MÔN NGỮ VĂN 9
 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)

 Đọc kĩ đoan trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“ … Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
Hà, nắng gớm, về nào…
 Ông lão vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
 Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
 Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
 Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”
 (Trích Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, trang 165-166)
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? (0,5đ)
Ghi ra câu văn có yếu tố độc thoại . Cho biết vai trò của độc thoại trong văn bản tự sự. (0,5đ)
Nội dung chính của đoạn trích trên? (0,5đ)
Ghi ra khoảng 5 từ láy có trong đoạn trích. (0,5đ)
Trong hai câu thơ sau: “ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
 Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”
 (Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao? (1,0đ)
6. Cho câu thơ “ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” ( Bằng Việt- Bếp lửa)
 a. Em hãy viết tiếp 4 câu kế cho hoàn chỉnh khổ thơ (0,5đ)
 b. Nêu ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “Bếp lửa” trong khổ thơ trên. (0,5đ)
7. Thay lời nhân vật bé Thu trong truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng kể lại kỉ niệm Thu gặp cha sau tám năm xa cách. 
( Chú ý: Kết hợp với yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại, độc thoại nội tâm biểu cảm và nghị luận) (6,0đ)

C. HƯỚNG DẪN CHẤM- BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn : Ngữ văn lớp 9

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (0,5đ)
Câu 2:- Câu văn có yếu tô độc thoại : Hà, nắng gớm, về nào. (0,25đ)
 -Độc thoại giúp bộc lộ tính cách và diễn biến tâm lí của nhân vật…(0,25đ)
 Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích trên là: Tình yêu của ông Hai đối với làng Chợ Dầu.. (0,5đ)
 Câu 4: Ghi được 5 từ láy trong các từ láy sau (trong đoạn trích) : chèm chẹp, xôn xao, lanh lảnh, len lét, rẻ rúng, hắt hủi, nhục nhã. (0,5đ)
 - Nếu ghi được 3 hoặc 4 từ (0,25đ)
 - Nếu ghi dưới 2 từ không ghi điểm
 Câu 5: Từ “hoa” trong “thềm hoa”, “lệ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển (0,5đ) 
Nhưng đây không thể coi là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển này của từ “hoa” chỉ là nghĩa chuyển lâm thời (trong ngữ cảnh), chứ chưa làm thay đổi nghĩa của từ ( nghĩa cố định, có trong từ điển) (0,5đ).
 Câu 6: Chép tiếp 4 câu kế tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ:
 a Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
 Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
 Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa! (0,5đ)
 b. Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “Bếp lửa”: gợi liên tưởng đến cuộc đời vất vả và giàu đức hi sinh của người bà, đến tình yêu thương, niềm vui, lạc quan bà dành cho con cháu và mọi người. (0,5đ)
 Câu 7: (6đ) Yêu cầu chung
Hình thức: Viết đúng thể văn tự sự. Nội dung kể dựa vào truyện có sẵn nhưng thay đổi ngôi kể. Cần tưởng tượng thêm chi tiết, kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận…để làm nổi bật nhân vật và chủ đề tác phẩm. (1,5đ)
+ Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, khúc chiết, mạch lạc; bố cục 3 phần, biết cách xây dựng đoạn, ít phạm lỗi chính tả, diễn đạt, … (0,5đ)
Nội dung: HS cần tập trung làm rõ thái độ, tâm trạng, suy nghĩ, tình cảm của nhân vật bé Thu để làm rõ: cá tính cứng cỏi, ương bướng nhưng cũng rất dứt khoát, rạch ròi; Cá tính ương ngạnh, cứng cỏi nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ của bé Thu. Điều này được thể hiện qua các sự việc sau:
+ Sự bất ngờ khi gặp ba và nỗi sợ hải khi thấy vết sẹo trên mặt ba (1,0đ)
+ Trong ba ngày ba ở nhà, khi mẹ bảo phải gọi ông Sáu là ba, khi cơm sôi gọi nhờ ba chắt nước hộ… (1,0đ)
+ Trong bữa cơm, có thái độ phản ứng quyết liệt khi ông Sáu gắp cho cái trứng cá và ông Sáu đánh một cái vì quá tức giận (0,5đ)
+ Lúc bà ngoại cho biết sự thật về vết sẹo trên mặt của ba (0,5đ)
+ Trong cảnh chia tay với ba (0,5đ)
+ Có ý kiến, thái độ …của bản thân khi đã kết thúc bài viết ( kết bài) (0,5đ)


 ===============================================


 
 


File đính kèm:

  • docNV91_NT3.doc
Đề thi liên quan