Đề thi Kiểm tra học kỳ 2 môn học ngữ văn – lớp 9 thời gian làm bài 90 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Kiểm tra học kỳ 2 môn học ngữ văn – lớp 9 thời gian làm bài 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS :
KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn NGỮ VĂN – Lớp 9
Thời gian làm bài 90’
Ngày kiểm tra : / 5 / 2013
Gt1:

Gt2:
Phách
Họ tên :



Lớp : 9A



Số báo danh :






Đường cắt phách



Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Giám khảo 1

Giám khảo 2

Phách




I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
	(Trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất)
Câu 1: “Cái nết đánh chết cái đẹp”. “Đẹp” trong ví dụ này thuộc từ loại nào ?
A. Danh từ 	;	B. Tính từ	;	 C. Động từ	;	D. Quan hệ từ
Câu 2: Tong câu : “Bẩm, có lẽ đê vỡ.” Có chứa thành phần biệt lập nào ?
A. Tình thái 	;	B. Gọi đáp	;	 C. Cảm thán	;	D. Gọi đáp và tình thái
Câu 3: Văn bản nào sau đây được viết theo phương thức biểu đạt chính là nghị luận ?
 A. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) B. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
 C. Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi) D. Nói với con (Y Phương)
Câu 4: Ý nào nhận xét không đúng về nghệ thuật của bài thơ “Nói với con”?
A. Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên 	B. Giọng điệu hùng hồn.. 
C. Hình ảnh mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.	D. Những từ ngữ chứa nhiều tầng nghĩa.
Câu 5: “Cô bé bên hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ …”
Ví dụ trên có sử dụng phép liên kết nào?
	 A. Phép lặp	B. Phép thế	C. Phép nối	D. Phép liên tưởng
Câu 6: Nội dung chính được thể hiện qua truyện "Những ngôi sao xa xôi"là:
 A:Cuộc sống gian khổ ở Trường Sơn những năm chống Mĩ.
 B:Vẻ đẹp của những người lái xe Trường Sơn.
 C:Vẻ đẹp của những cô gái Thanh niên xung phong.
 D:Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn.
Câu 7: Mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” được thể hiện theo trình tự nào ?
 A. Từ gần đến xa.	 B. Từ xa đến gần.	
 C. Từ trong ra ngoài.	 D. Không theo trình tự nào.
Câu 8: Hai câu thơ : “Sấm cũng bớt bất ngờ/Trên hàng cây đứng tuổi” trong “Sang Thu” của Hữu Thỉnh thể hiện ý nghĩa gì?
A. Thông báo về hiện tượng thiên nhiên cuối hạ - đầu thu.	
B. Miêu tả hàng cây trước những tiếng sấm cuối mùa hạ.
C. Miêu tả hàng cây cổ thụ.
D. Tả thực hiện tượng thiên nhiên để gửi gắm những suy ngẫm về cuộc đời, con người.
Câu 9:. Ấn tượng đầu tiên khi nhà thơ Viễn Phương ra thăm lăng Bác là hình ảnh nào ?  A. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 	
B. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
C. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
D. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ










Câu 10:. Nghĩa tường minh là gì?  A. Là nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán  B. Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu  C. Là nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ  D. Là nghĩa được tạo ra bằng cách nói so sánh
Câu 11: Dòng nào dưới đây chỉ chứa những từ ngữ được dùng trong phép thế?  A. Đây, đó, kia, thế, vậy 	 B. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại  C. Nhìn chung, tuy nhiên, vì thế, việc ấy 	 D. Và, rồi, nhưng, để, nếu
Câu 12: Câu nào là định nghĩa đúng của khởi ngữ ?
 A. Khởi ngữ là thành phần mở đầu câu.
 B. Khởi ngữ là thành phần dùng để nêu đề tài nói đến trong câu.
 C. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
 D. Khởi ngữ là thành phần mở đầu mỗi câu để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
	Từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” của Vũ Khoan, hãy viết bài nghị luận ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ về những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam ngày nay?
Câu 2: (5 điểm)
Nối tiếp bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, hào hùng của dân tộc, với “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê đã góp thêm một nốt nhạc đẹp chói ngời qua những phẩm chất dũng cảm, lạc quan yêu đời, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc và tin tưởng vào tương lai tất thắng của các cô gái trẻ.
Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Bài làm:













HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9:
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
D
C
B
B
C
B
D
B
B
A
C

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Yêu cầu về kiến thức:
	Viết được bài văn nghị luận ngắn, có lập luận chặt chẽ và bố cục rõ ràng.
Yêu cầu nội dung:
	Bài làm thể hiện được các ý cơ bản sau:
1. Nêu vấn đề cần nghị luận: Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam được Vũ Khoan thể hiện trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”.
2. Trình bày những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam: Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng kiến thức cơ bản kém kĩ năng thực hành; Cần cù, sáng tạo nhưng hiếu tính tỉ mỉ, không coi trong nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương; Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày; Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”.
3. Nhận xét, đánh giá:
	- Tác giả đã trình bày chính xác, khách quan những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam. Nêu được một cách khách quan về điểm mạnh, đặc biệt là những điểm yếu của bản thân mình, của dân tộc mình không phải là điều dễ, điều đó chứng tỏ được bản lĩnh của tác giả.
- Nhìn rõ cả điểm mạnh và điểm yếu của dân tộc mình, của bản thân mình thì có sự thôi thúc vươn lên, vớt bỏ những cái yếu kém, vượt qua những hạn chế để sánh vai được với những đất nước văn minh, tiến bộ. Đặc biệt, điều đó rất cần thiết trong thời đại ngày nay. 
Biểu điểm: 
- Điểm 2: Bài viết đảm bảo phương thức nghị luận, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, ý kiến sắc sảo, nội dung sâu sắc, không quá 2 lỗi các loại.
- Điểm 1,5: Bài viết đảm bảo phương thức nghị luận, có bố cục rõ ràng, lập luận rành mạch, ý kiến xác thực, đảm bảo nội dung, không quá 3 lỗi các loại.
- Điểm 1: Bài viết có thể hiện phương thức nghị luận, có bố cục ba phần, tỏ ra biết lập luận, có thể hiện nội dung nghị luận, không quá 6 lỗi các loại.
- Điểm 0,5: Có đề cập đến vấn đề nghị luận, lập luận vụng, bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không làm bài.

Câu 2: (5 điểm)
Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (Phần trích ở sách Ngữ văn 9), học sinh cần vận dụng các thao tác nghị luận để làm rõ được yêu cầu đề bài.
Yêu cầu kỹ năng:
Bài viết đúng kiểu bài nghị luận văn học với việc kết hợp nhiều thao tác; bố cục cân đối hợp lí; biết chọn lọc, sắp xếp dẫn chứng có hệ thống; lời văn trong sáng có cảm xúc; lập luận chặt chẽ, lô gíc; không mắc lỗi dùng từ ,đặt câu…
Từ những yêu cầu trên, định hướng các ý chính của bài làm như sau:
1. Giới thiệu khái quát chung về tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến . 
2. Làm rõ ý kiến :
- Giải thích khái quát nhận định: nốt nhạc đẹp chói ngời qua những phẩm chất dũng cảm , lạc quan yêu đời, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc và tin tưởng vào tương lai tất thắng của các cô gái trẻ:
	+ Về hình thức: đó chính là chất thơ, chất trữ tình mà âm hưởng (như nốt nhạc) của tác phẩm tạo nên.
	+ Về nội dung: ngợi ca những phẩm chất dũng cảm, lạc quan yêu đời, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc và tin tưởng vào tương lai tất thắng của các cô gái trẻ, qua đó ngợi ca thế hệ trẻ thời chống Mĩ.
3. Chứng minh:
- “Nốt nhạc đẹp chói ngời” được toát lên chủ yếu từ nội dung của truyện: cuộc cuộc sống đầy gian khổ, nguy hiểm mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người bởi lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan của các cô gái trẻ, từ những nét đẹp giản dị, từ những tình cảm, sự yêu thương đoàn kết nảy nở trong tâm hồn của các nhân vật. 
- Để tạo nên không khí trữ tình của tác phẩm, nhà văn đã sử dụng lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh, giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng. 
4. Đánh giá:
-Thành công của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi có nhiều yếu tố (tình huống truyện, cốt truyện, xây dựng nhân vật, cách kể chuyện, ngôi kể…) trong đó, chất trữ tình là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn và giá trị của tác phẩm. 
- “Nốt nhạc đẹp chói ngời” được tạo nên bởi những cảm xúc, suy tưởng và thể hiện bằng lời văn giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh… kết hợp với bình luận, tự sự đã làm nỗi bật chủ đề tác phẩm: khắc hoạ thành công những người nữ thanh niên xung phong tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước – đó chính là giá trị, vẻ đẹp của tác phẩm hòa chung vào vẻ đẹp, giá trị của văn học nước nhà thời chống Mỹ. 
 Biểu điểm: 
 - Điểm 5: Bài viết đảm bảo phương thức nghị luận, có bố cục rõ ràng, cân đối, lập luận chặt chẽ, ý kiến sắc sảo, lời văn trong sáng, có cảm xúc, nội dung sâu sắc, không quá 2 lỗi các loại.
- Điểm 4: Bài viết đảm bảo phương thức nghị luận, có bố cục rõ ràng, lập luận rành mạch, ý kiến xác thực, có vài đoạn hay, đảm bảo nội dung, không quá 4 lỗi các loại.
- Điểm 3: Bài viết có thể hiện phương thức nghị luận, có bố cục ba phần, tỏ ra biết lập luận, có thể hiện được nội dung nghị luận, không quá 8 lỗi các loại.
- Điểm 2: Có đề cập đến vấn đề nghị luận, chưa có bố cục, lập luận vụng, không quá 10 lỗi.
- Điểm 1: Bài viết còn chung chung, quá sơ sài, mắc quá nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không làm bài.

 

File đính kèm:

  • docKT HK2 12 13.doc