Đề thi Kiểm tra học kỳ hai môn học sinh học lớp 6

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Kiểm tra học kỳ hai môn học sinh học lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hä tªn:...............................................	 	KIỂM TRA HỌC KỲ II 
Líp:........... 	MÔN SINH HỌC LỚP 6
§iÓm
Lêi phª cña c« gi¸o
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1: Hãy chọn nội dung cho cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A để viết các chữ (a,b,c,...) vào cột trả lời. VÝ dụ: 1. c (1đ)
Cột A
(nhóm thực vật)
Cột B (đặc điểm chính)
Trả lời
1. Các ngành Tảo
a.Thân không phân nhánh, rễ giả, lá nhỏ chưa có gân giữa. Sống ở cạn, thường là nơi ẩm ướt. Có bào tử
1.
2. Ngành Rêu
b. Đã có rễ, thân, lá. Có nón. Hạt hở (hạt nằm trên lá noãn). Sống ở cạn là chủ yếu
2.
3. Ngành Dương xỉ
c. Có rễ, thân, lá, chưa có mạch dẫn
3
4. Ngành Hạt trần
d.Có thân, rễ, lá thật, đa dạng. Sống ở cạn là chủ yếu. Có hoa và quả. Hạt nằm trong quả
4.
5. Ngành Hạt kín
 e. Đã có thân, rễ, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. Có bào tử. Bào tử nảy mầm thành nguyên tản
5.
f. Chưa có rễ, thân, lá. Sống ở nước là chủ yếu
Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chỉ 1 chữ cái (A, B, C, D) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (4đ)
1 Nhóm quả gồm toàn quả khô là:
A. Quả cải, quả đu đủ, quả cam, quả cà chua C. Quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ổi
B. Quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả vải D. Quả bông, quả thì là, quả đậu Hà Lan 
2 Đặc điểm của rêu là:
A. Sinh sản bằng hạt có thân, lá C. Thân phân nhánh, có mạch dẫn
B. Chưa có rễ thật, có thân lá, chưa có mạch dẫn D. Nón đực nằm ở ngọn cây, có rễ, thân, lá
3. Nhóm gồm toàn những cây Một lá mầm là:
A. Cây lúa, cây hành, cây ngô, cây đậu tương C. Cây mía, cây cà chua, cây lạc, cây nhãn
B. Cây tre, cây lúa mì, cây tỏi, cây táo D. Cây trúc, cây lúa, cây ngô, cây tỏi
4. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió:
 A.Hoa thường tập trung ở ngọn cây, có hương thơm, mật ngọt 
 B. Hoa thường tập trung ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ nhẹ
C. Hoa thường to, sặc sỡ, tập trung ở ngọn cây, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn nhiều, nhỏ nhẹ
 D. Hoa thường tập trung ở gốc cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ nhẹ
5. Điểm đặc trưng nhất của cây hạt trần là:
A. Hạt nằm trên lá noãn hở, chưa có hoa, chưa có quả C. Lá đa dạng, có hạt nằm trong quả 
B. Sinh sản hữu tính D. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn
6. Thực vật điều hòa khí hậu bằng cách:
A. Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng CO2 C. Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng O2, giảm gió mạnh
B. Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng gió mạnh D. Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng CO2, giảm gió mạnh
7. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
A. Giảm bụi và VSV gây bệnh, tăng CO2 C. Giảm bụi, khí độc và giảm VSV gây bệnh, tăng O2
B. Giảm bụi và khí độc, tăng CO2 D. Giảm bụi, khí độc, giảm VSV gây bệnh, giảm O2
8. Cách dinh dưỡng của vi khuẩn:
A. Đa số sống kí sinh C. Đa số sống tự dưỡng
B. Đa số sống hoại sinh D. Đa sô sống dị dưỡng, một số sống tự dưỡng 
II: TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (5Đ)
Câu 3: Trình bày ích lợi của vi khuẩn (1đ)
Câu 4: Tại sao người ta nói thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán (1đ)
Câu 5: Trình bày và giải thích thí nghiệm về nước cần cho hạt nảy mầm (2đ)
Câu 6: Giải thích vì sao hoa thụ phấn nhờ gió, hạt phấn thường nhỏ, nhiều và nhẹ. (1đ).
ĐỀ 1 - ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5Đ)
Câu 1: (1 đ, mỗi ý đúng 0,2 đ)
1. f 	2. a	 	3. e	 	4. b	 5. d
Câu 2: (4 đ, mỗi ý đúng 0,5 đ)
1. D; 	2. B; 	3. D; 	4. B; 	5. A; 	6.C ;	 7. C ;	8.D
II. TỰ LUẬN (5 Đ)
Câu 3:(1 đ, mỗi ý đúng 0,5đ)
	Vi khuẩn có vai trò to lớn trong thiên nhiên và trong đời sống con người:
Xác động vật và lá, cành cây rụng xuống được vi khuẩn trong đất phân hủy thành mùn cho cây sử dụng. Do đó đảm bảo được nguồn vật chất trong tự nhiên.
	Một số vi khuẩn góp phần tạo thành than đá hoặc dầu lửa. Nhiều vi khuẩn khác có ích được ứng dụng trong công nghiệp và trong nông nghiệp.
Câu 4: (1 đ)
	Thực vật có vai trò chống lũ lụt và hạn hán bởi:
	ở những nơi không có rừng, sau khi mưa lớn đất bị xói mòn theo nước mưa rửa trôi xuống làm lấp lòng sông suối; nước không thoát kịp, tràn lên các vùng thấp, gâp ngập lụt; mặt khác, tại nơi đó đất không giữ được nước gây ra hạn hán.
Câu 5: (2 đ mỗi ý đúng 0,5 đ, giải thích 1đ)
- Cách tiến hành: Chọn một số hạt đỗ tốt, khô bỏ vào 3 cốc thuỷ tinh, mỗi cốc 10 hạt, cốc 1 để nguyên, cốc 2 đổ nước cho ngập hạt khoảng 6-7cm, cốc 3 lót xuống dưới những hạt đỗ 1 lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc ở chỗ mát. (0,5đ)
	- Kết quả: Sau 3-4 ngày, đếm số hạt nảy mầm ở mỗi cốc: (0,5đ)
	Cốc 1: 10 hạt đều không nảy mầm
	Cốc 2: Hạt chỉ nứt và trương lên chứ không nảy mầm
	Cốc 3: Cả 10 hạt đều nảy mầm.
- Giải thích: Hạt khô không có nước thì không nảy mầm, hạt ngập trong nước, không hô hấp thì không nảy mầm. Chỉ có hạt ở cốc 3 là có độ ẩm thích hợp thì nảy mầm. (1đ)
Câu 6: (1đ) 
	Hạt phấn của cây thụ phấn nhờ gió thường nhỏ, nhẹ, nhiều vì hoa thụ phấn nhờ gió có tỉ lệ hạt phấn rơi vào hoa cái rất thấp cho nên hạt phấn phải nhiều, nếu nặng và to thì khi gió thổi sẽ rơi nhanh xuống đất, không thụ phấn cho cây được. 

File đính kèm:

  • docDe kiem tra sinh 6(1).doc
Đề thi liên quan