Đề thi kiểm tra học kỳ II môn: Sinh học 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kỳ II môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II
	 Môn: Sinh học- 7
	 Thời gian: 45 phút
Câu 1. Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật và phân biệt các hình thức đó? Nêu sự tiến hoá hình thức sinh sản hữu tính, cho ví dụ?
Câu 2. Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và các biện pháp cần thiết bảo vệ đa dạng sinh học?
Câu 3. Nêu các biện pháp đấu tranh sinh học và những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học, cho ví dụ?
Câu 4. Thế nào là động vật quí hiếm? Giải thích từng cấp độ nguy hiếm, cho ví dụ?
Hết..
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 
MÔN SINH - 7
Câu 1: ( 3điểm)
* Có 2 hình thức:2điểm
 - SSVT là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa TBsinh dục đực và TBSD cái.
 + Phân đôi cơ thể: Trùng roi
 + SSSD: Mọc chồi và tái sinh. VD
 - SSHT là hình thức có sự kết hợp giữa TBSD đực ( tinh trùng) và TBSD cái ( trứng) tạo thành hợp tử.
 + Thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.
 + Cơ thể đơn tính và lưỡng tính.
* Sự tiến hoá hình thức sinh sản hữu tính: (1điểm)
 - Thụ tinh ngoài→ thụ tinh trong
 - Đẻ trứng nhiều→ đẻ trứng ít → đẻ con
 - Phôi phát triển biến thái→ trực tiếp không nhau thai→ trực tiếp có nhau thai
 - Con non không chăm sóc→ con non chăm sóc nuôi dưỡng.
Câu 2:(2,5điểm)
 * Nguyên nhân:1,5 điểm
 - Khai thác rừng và thú rừng phục vụ cho các nhu cầu 
dân số: làm nha, t/phẩm.
 - Phá rừng du canh, du cư, XD đô thị, nuôi trồng thuỷ sản.
 - Ô nhiễm MT: hoạt động nhà máy, sinh hoạt con người
 - Thiên tai, chiến tranh
* Bảo vệ:
 - Cấm săn bắt những loài thú qu‎ hiếm
 - Cấm khai thác rừng bừa bãi
 - Bảo tồn khu dự trữ thiên nhiên
 - Thuần hoá, lai tạo loài thú có gtrị kinh tế.
 - chống ô nhiễm MT.
Câu 3: (3điểm)
* Biện pháp:
 - Sử dụng thiên địch để tiêu diệt sinh vật gây hại: VD..
 - Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại: Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám
 - Sử dụng VK gây bệnh truyền nhiễmcho sinh vật gây hại hoặc gây vô sinh diệt động vật gây hại: VD.
*Hạn chế
 - Nhiều loài thiên địch được nhập từ nước ngoài vào VN không thích hợp với khí hậu nước ta nên phát triển kém. VD
 - Thiên địch không diệt triệt để được SV gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
 - Sự tiêu diệt loài SV có hại này lại tạo ĐK cho loài SV khác phát triển: VD. 
 - Một loài thiên địch vừa có hại vừa có lợi: VD.
Câu 4. (1,5 điểm)
* ĐVQH là những loài ĐV có gtrị nhiều mặt( T/phẩm, dược liệu, làm cảnh, XK....) và ngày càng có số lượng bị giảm sút.
* Cấp độ nguy hiếm:
 - ĐV có số lượng cá thể giảm 80%: Rất nguy cấp (CR). VD.
 - ..50%: Nguy cấp (EN). VD.
 - ...20%: Sẽ nguy cấp (VU). VD.
 -ĐV quí hiếm được nuôi hay bảo tồn : Ít nguy cấp ( LR). VD....

File đính kèm:

  • docDe kiem tra sinh 7 ki 2DA(1).doc
Đề thi liên quan