Đề thi kiểm tra học kỳ ii môn Vật lý 6 - Trường THCS Hồ Thị Hương
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kỳ ii môn Vật lý 6 - Trường THCS Hồ Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT thị xã Long Khánh ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II Trường THCS Hồ Thị Hương MÔN VẬT LÝ 6 Họ và tên : ................................. Thời gian làm bài 45 phút ( Không kể thời gian phát đề ) Lớp 6/.. I./ TRẮC NGHIỆM :Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau(2đ) : Câu 1 : Khi lau bảng bằng khăn ướt thì chỉ một lát sau là bảng khô vì: A. Sơn trên bảng hút nước. C. Nước trên bảng chảy xuống đất. B. Gỗ làm bảng hút nước. D. Nước trên bảng bay hơi. Câu 2 : Băng kép khi bị đốt nóng sẽ xảy ra hiện tượng gì ? Cong về phía thanh thép C. Không xảy ra hiện tượng gì B. Cong về phía thanh đồng D. Cả A,B đều đúng Câu 3 : Việc sản xuất đá lạnh (nước đá) có liên quan đến hiện tượng vật lý: A. Sự bay hơi C. Sự đông đặc B. Sự nóng chảy D. Sự sôi Câu 4 : Tại sao khi lợp nhà bằng tôn người ta chỉ đóng đinh ở một đầu còn đầu kia để tự do? A. Để tiết kiệm đinh C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt B. Để tôn không bị thủng lỗ nhiều D. Cả a, b, c đều đúng Câu 5 : Các loài cây sống trong sa mạc thường có lá nhỏ, có lông dày và có gai vì ? A. Vì thiếu nước C. Hạn chế bốc hơi nước B. Vì đất khô cằn D. Để đỡ tốn dinh dưỡng nuôi lá Câu 6 : Khi sản xuất muối từ nước biển, ta dựa vào hiện tượng vật lí: A. Sự bay hơi C. Sự đông đặc B. Sự nóng chảy D. Cả A,B,C đều đúng Câu 7 : Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng nó sẽ phồng lên Vì nước nóng thấm vào trong quả bóng Vì không khí bên trong quả bóng dãn nở vì nhiệt Vì vỏ quả bóng gặp nóng nở ra Cả a, b, c đều đúng Câu 8 :Hiện tượng sau đây, không phải là sự ngưng tụ? A. Sương đọng trên cành cây C. Hơi nước B. Sương mù D.Mây II./ TỰ LUẬN Câu 1 : Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau ( 2đ ) : Hầu hết các chất . khi nóng lên ............ khi lạnh đi.Chất..nở vì nhiệt ít nhất, chất .. nở vì nhiệt nhiều nhất. Sự chuyển từ . sang gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ .. sang . gọi là sự đông đặc. Câu 2 : Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích tại sao khi lắp ráp các đường ray xe lửa, ở mỗi đoạn nối của đường ray người ta đều để một khe hở ? ( 1đ ) Thời gian (phút) Nhiệt độ (0C) 0 -2 -4 -6 2 4 6 8 10 12 Hình 1 1 2 3 4 5 6 7 8 Câu 3 : Em hãy cho biết 45oC ứng với bao nghiêu oF ? ( 2 đ ) Câu 4 : Cho đường biểu diễn nhiệt độ theo thời gian khi làm đông đặc một chất lỏng như hình 1 :( 3đ ) a) Ở nhiệt độ nào chất lỏng bắt đầu đông đặc ? b) Đoạn thẳng nào thể hiện nhiệt độ đông đặc? Tại sao? c) Đây là chất gì? Tại sao? Bài làm ĐÁP ÁN THI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009 MÔN VẬT LÝ 6 I./ Trắc nghiệm : Mỗi đáp án đúng 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A C C C A B C II./Tự luận : Câu 1 : Mỗi từ điền đúng 0.25 đ : Hầu hết các chất Nở ra khi nóng lên Co lại khi lạnh đi.Chất Rắn nở vì nhiệt ít nhất, chất Khí nở vì nhiệt nhiều nhất. Sự chuyển từ Thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang Thể rắn gọi là sự đông đặc. Câu 2 ( 1đ) : Thanh ray làm bằng thépcó sự dãn nở vì nhiệt .Nếu không để khe hở khi dãn nở bị ngang cản sẽ xin ra lực rất lớn làm hỏng thanh ray gây nguy hiểm Câu 3 ( 2đ ) : 45oC = OoC +45oC = 32oF + ( 45 x 1,8 oF ) = 113 oF Câu 4 ( 3đ ) : Ở OoC chất lỏng trên bắt đầu đông đặt ( 1đ ) Đoạn thẳng nằm ngang.Tại vì khi nóng chảy hay đông đặc nghiệt độ không thay đổi. ( 1đ ) Đây là nước,vì nước đông đặc hay nóng chảy ở OoC ( 1đ )
File đính kèm:
- THI HOC KI II VAT LY 6 2009.doc