Đề thi kiểm tra môn: ngữ văn lớp 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra môn: ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra
 Môn: Ngữ văn 9. Thời gian: 45 phút
	Phần I: Trắc nghiệm (2đ): Chọn đáp án đúng nhất:
	1) Truyện "Người con gái Nam Xương" được viết vào thế kỷ nào?
	A. Thế kỷ XIV C. Thế kỷ XVI
	B. Thế kỷ XV D. Thế kỷ XVII
	2) Nhận định nào sau đây nói không đúng về giá trị nghệ thuật của những chi tiết thần kỳ ở cuối tác phẩm?
	A. Làm hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của Vũ Nương C. Thể hiện tính bi kịch của tác phẩm
	B. Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm D. Cả A, B, C đều sai
	
	3) Tên tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" có nghĩa là gì?
	A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước C. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước
	B. ý chí thống nhất đất nước của vua Lê D. ý chí trước sau như một của vua Lê
	
	4) Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người?
	A. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp C. Thân chinh cầm quân ra trận
	B. Phủ dụ quân linh tại Nghệ An D. Sai mở tiệc khao quân
	 
	5) Theo em, vì sao tác giả lại miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước vẻ đẹp của Thuý Kiều sau?
	A. Vì Thuý Vân không phải là nhân vật chính
	B. Vì Thuý Vân đẹp hơn Thuý Kiều
	C. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều
	D. Vì tác giả muốn đề cao Thuý Vân
	6) Cụm từ "quạt nồng ấp lạnh" được gọi là gì?
	A. Thành ngữ C. Điển tích
	B. Thuật ngữ D. Trạng ngữ
	7) Tác dụng của việc nhắc lại 4 lần cụm từ "buồn trông" trong 8 câu cuối đoạn "Kiều ở lầu Ngưng Bích"?
	A. Nhấn mạnh những hoạt động khác nhau của Kiều
	B. Tạo âm hưởng trầm buồn cho các câu thơ
	C. Nhấn mạnh tâm trạng đau đớn của Kiều
	D. Nhấn mạnh sự ảm đạm của cảnh vật thiên nhiên
	E. Gồm B và C
	8) Nhân vật Mã Giám Sinh được mô tả trong đoạn trích trên là một người như thế nào?
	A. Ăn mặc chải chuốt lố lăng C. Có những cử chỉ vô văn hoá
	B. Nói năng cộc lốc, vô giáo dục D. Kết hợp A, B, C
	
	Phần II: Tự luận (8đ)
	Câu 1 (4đ): Phân tích so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: 
	Phương thảo thiên niên bích 	( Cỏ thơm liền với trời xanh
	Lê chi sổ điểm hoa Trên cành lê có mấy bông hoa)

	với cảnh mùa xuân trong câu thơ: "Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
	để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du.
	Câu 2 (4đ): Nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ:
	 "Quá niên trạc ngoại tứ tuần
	Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao"


File đính kèm:

  • docDe kiem tra Van 9.doc