Đề thi Kiểm tra: một tiết bộ môn: sinh học
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Kiểm tra: một tiết bộ môn: sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra: 1 tiết Môn: Sinh học. Họ và tên:.................................................. Lớp:.................... Câu 1. Sản phẩm tạo ra khi kết thúc quá trình đường phân của 1 phân tử glucôzơ là: 2 NADH + 2ATP + 2 C3H4O3 (axit piruvic). 2ATP + 2 C3H4O3 (axit piruvic). 2 NADH + 4ATP + 2 C3H4O3 (axit piruvic). 4ATP + 2 C3H4O3 (axit piruvic). Câu 2. Năng lượng chủ yếu của tế bào ở dạng: A. Điện năng. B. Thế năng. C. Động năng. D. Hóa năng. Câu 3. Chất nào sau đây được ví như đồng tiền năng lượng của tế bào? A. NADH. B. ADN. C. ATP. D. FADH2. Câu 4. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần: Xitôzin, đường ribôzơ, 3 nhóm phôtphat. Timin, đường ribôzơ, 3 nhóm phôtphat. Ađênin, đường ribôzơ, 3 nhóm phôtphat. Guanin, đường ribôzơ, 3 nhóm phôtphat. Câu 5. Liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP có đặc điểm : Mang nhiều năng lượng hoạt hóa cao, dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng. Mang nhiều năng lượng hoạt hóa thấp, khó bị phá vỡ và để giải phóng năng lượng. Mang nhiều năng lượng, dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng. Mang nhiều năng lượng, khó bị phá vỡ và chỉ khi bị phá vỡ mới giải phóng năng lượng. Câu 6. Enzim là: Chất tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Chất phân hủy đường saccarôzơ thành glucôzơ và fructôzơ. Chất xúc tác sinh học được tạo ra bởi cơ thể sống. Chất làm giảm năng lượng hoạt hóa cho các phản ứng hóa học xảy ra trong tế bào. Câu 7. Hô hấp tế bào là quá trình: Chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP. Chuyển năng lượng của các nguyên liệu vô cơ thành năng lượng của FADH2. Chuyển năng lượng của ATP thành năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ. Chuyển năng lượng của FADH2 thành năng lượng của các nguyên liệu vô cơ. Câu 8. Nguyên liệu của pha sáng trong quang hợp là: O2, ATP, NADPH, H2O. ánh sáng, H2O, O2, ATP. Sắc tố quang hợp, các enzim, NADPH. ánh sáng, nước, sắc tố quang hợp, các enzim. Câu 9. Hoạt động của NST ở kì đầu giảm phân I và kì đầu nguyên phân có sự khác nhau là: ở nguyên phân các NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, ở giảm phân các NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. ở nguyên phân các NST sau khi tự nhân đôi đính nhau ở tâm động, ở giảm phân sau khi tự nhân đôi các NST không đính nhau ở tâm động. ở nguyên phân các NST tương đồng không tiếp hợp với nhau, ở giảm phân các NST tương đồng tiếp hợp với nhau từ đầu nọ đến đầu kia. ở nguyên phân các NST bắt đầu đóng xoắn, ở giảm phân các NST đóng xoắn cực đại. Câu 10. Sinh trưởng của vi sinh vật là: Sự nhân đôi và nảy chồi. Sự nảy chồi và tạo thành bào tử. Sự tăng lên về số lượng tế bào của vi sinh vật. Sự tăng lên về kích thước của tế bào vi sinh vật. Câu 11. Chất nhận êlêctrôn trong quá trình lên men ở vi sinh vật hóa dưỡng là: Ôxi. O2 hoặc SO4, NO3. Chất trung gian hữu cơ xuất hiện trên con đường phân giải cơ chất dinh dưỡng ban đầu. NO3, SO4, CO2 , Fe. Câu 12. Trong chu kì tế bào, AND và NST tự nhân ở pha: A. G1. B. G2. C. M. D. S. Câu 13. Môi trường nuôi cấy không liên tục của quần thể vi khuẩn là: Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và quần thể vi khuẩn không trải qua đủ 4 pha (tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong). Môi trường có dịch nuôi cấy không ổn định, mật độ vi khuẩn không ổn định. Câu 14. Trong nguyên phân, các NST co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc xảy ra ở: A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối. Câu 15. ý nghĩa của giảm phân về mặt di truyền là: Tạo ra 4 loại giao tử chứa bộ NST n. Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp phong phú. Tạo nguồn nguyên liệu dồi dào trong quá trình tiến hóa và chọn giống. Tạo giao tử mang bộ NST n và qua thụ tinh bộ NST 2n được phục hồi. Câu 16. ở người, một tế bào trong cơ quan nào đó không phân chia theo cơ chế điều hòa phân bào trong chu kì tế bào mà tự phân chia liên tục không ngừng sẽ dẫn đến: Bệnh béo phì. Bệnh chân voi. Tạo khối u, bệnh ung thư. Cơ thể sinh trưởng và phát triển. Câu 17. Quang hợp là: Quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để biến đổi CO2 thành cacbohiđrat. Quá trình sử dụng năng lượng hóa học để biến đổi CO2 thành cacbohiđrat. Quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng để thực hiện được nhờ hoạt động của các phân tử sắc tố quang hợp. Quá trình chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành các hợp chất hữu cơ. Câu 18. Chu trình Crep của hô hấp tế bào xảy ra ở: Chất tế bào. B. Chất nền của ti thể. Trên màng trong của ti thể D. Nhân tế bào. Câu 19. Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất được gọi là: Trung tâm tổng hợp enzim. Vùng điều hòa. Vùng ức chế. Trung tâm hoạt động. Câu 20. Sản phẩm tạo ra khi kết thúc quá trình đường phân của 1 phân tử glucôzơ là: 2 NADH + 2ATP + 2 C3H4O3 (axit piruvic). 2ATP + 2 C3H4O3 (axit piruvic). 2 NADH + 4ATP + 2 C3H4O3 (axit piruvic). 4ATP + 2 C3H4O3 (axit piruvic). Câu 21 Vi sinh vật tổng hợp lipit bằng cách liên kết: Glucôzơ + Axit béo. Glixêrol + Axit béo. Axit piruvic + Glixerol. Axêtyl ~ CoA + Glixêrol. Câu 22. Hô hấp tế bào bản chất là: Một chuỗi các phản ứng hóa hợp. Một chuỗi các phản ứng trao đổi. Một chuỗi các phản ứng thủy phân. Một chuỗi các phản ứng ôxi hóa - khử. Câu 23. Con đường phổ biến nhất cố định CO2 ở thực vật là: A. Chu trình Canvin. B. Chu trình Crep. C. Chu trình C3. D. Chu trình Crep và C3. Câu 24. Trong nguyên phân, từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân ly về 2 cực của tế bào xảy ra ở: A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối. Câu 25. Vi khuẩn lactic trong sữa chua thuộc nhóm dinh dưỡng nào? Vi khuẩn hóa dị dưỡng sử dụng chất vô cơ. Vi khuẩn hóa tự dưỡng sử dụng chất hữu cơ. Vi khuẩn hóa dị dưỡng sử dụng chất hữu cơ. Vi khuẩn hóa tự dưỡng sử dụng chất vô cơ. Câu 26. Chiếm phần lớn thời gian của quá trình giảm phân là: A. Kì đầu I B. Kì giữa I. C. Kì sau I. D. Kì cuối I. Câu 27. Loại sắc tố rất quan trọng mà cơ thể thực vật nào cũng có là: A. Crôtênôit. B. Clorôphin a. C. Clorôphin b. D. Phicôbilin. Câu 28. Để phân giải prôtêin thành các axitamin, vi sinh vật tiết ra enzim: Prôtêaza B. Nuclêaza. C. Amilaza. D. Kininaza. Câu 29. Thực phẩm nào đã sử dụng vi khuẩn lên men lactic? Tương. C. Nước chấm. Dưa muối. D. Rượu. Câu 30. Số phân tử ATP thu được khi ôxi hóa hoàn toàn 1 phân tử glucôzơ trong hô hấp tế bào là: A. 25 B. 30. C. 32. D. 35. Câu 31. Để phân giải tinh bột thành các phân tử glucôzơ, vi sinh vật tiết ra enzim: A. Prôtêaza B. Nuclêaza. C. Amilaza. D. Kininaza. Câu 32. Các NST trao đổi đoạn với nhau trong quá trình tiếp hợp có ý nghĩa gì? Tạo nên nhiều biến dị tổ hợp cho các loài sinh sản hữu tính, là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa và chọn giống. Tạo nên nhiều biến dị tổ hợp cho các loài sinh sản vô tính, là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa và chọn giống. Bộ NST đặc trưng của mỗi loài sinh sản hữu tính được ổn định. Bộ NST đặc trưng của mỗi loài sinh sản vô tính được ổn định. Câu 33. Quá trình hô hấp tế bào có thể chia làm 3 giai đoạn theo trình tự: Đường phân – Chuỗi hô hấp – Chu trình Crep. Chuỗi hô hấp – Đường phân - Chu trình Crep. Chu trình Crep – Chuỗi hô hấp – Đường phân. Đường phân – Chu trình Crep – Chuỗi hô hấp. Câu 34. Trong nguyên phân các NST co xoắn cực đại và tập trung thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, xảy ra ở: A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối. Câu 35. Nếu không có ánh sáng kéo dài thì pha tối của quang hợp sẽ: Xảy ra bình thường vì pha tối của quang hợp không phụ thuộc vào ánh sáng. Xảy ra bình thường vì pha tối chỉ dùng sản phẩm của pha sáng, không dùng năng lượng ánh sáng. Không tiếp tục xảy ra vì pha tối dùng sản phẩm của pha sáng. Không tiếp tục xảy ra vì pha tối không có năng lượng của ánh sáng. Câu 36. Tế bào con chứa bộ n NST đơn ở kì nào của giảm phân? A. Kì đầu II. B. Kì giữa II. C. Kì sau II. D. Kì cuối II. Câu 37. ý nghĩ của chu trình Crep là: Phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng một phần tạo nhiệt cho tế bào, phần còn lại tích lũy trong ATP, NADH, FADH2. Thực hiện các phản ứng ôxy hóa khử để phân giải cacbonhiđrat. Giải phóng CO2. Giải phóng năng lượng dần dần qua nhiều phản ứng enzim. Câu 38. Khí O2(ôxi) được sinh ra từ chất nào và từ pha nào của quang hợp? Từ khí CO2 và trong pha sáng. Từ khí H2O và trong pha sáng. Từ khí CO2 và trong pha tối. Từ khí H2O và trong pha tối. Câu 39. Phần lớn enzim có pH tối ưu từ: A. 2 đến 4. B. 4 đến 6. C. 6 đến 8. D. 8 đến 10. Câu 40. Tại sao trâu bò đồng hóa được rơm, rạ, cỏ giàu chất xơ? Vì trâu bò là động vật nhai lại. Vì trong rơm, rạ, cỏ có chứa nhiều vi sinh vật phân giải chất xơ. Vì dạ cỏ của trâu bò có chứa các vi sinh vật phân giải xenlulôzơ, hemixenlulôzơ, pectin ở rơm, rạ, cỏ. Vì dạ cỏ của trâu bò có chứa các vi men tiêu hóa phân giải xenlulôzơ, hemixenlulôzơ, pectin ở rơm, rạ, cỏ.
File đính kèm:
- De kiem tra ki II(1).doc