Đề thi kiểm tra một tiết môn ngữ văn

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra một tiết môn ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Huệ


Đề kiểm tra một tiết
Môn Ngữ Văn


Đề bài tập làm văn số I :
(Tiết 14 -15)
I . Đề bài :

	Hình ảnh con trâu ở làng quê Việt Nam

II . Yêu cầu về đề bài:
- Đây là một bài văn thuyếtminh có kết hợp yếu tó nghệ thuật, miêu tả.
- Trong bài văn thuyết minh có sử dụng nhiều phương thức trình bày, nghệ thuật phù hợp miêu tả hợp lý.
- Tri thức trong văn bản thuyết minh phải rõ ràng chặt chẽ, hấp dẫn.
- Bài làm đầy đủ 3 phần.

III - Yêu cầu cụ thể:
	- Hs cần nêu được một số ý cơ bản trong dàn bài. (Tiết 10 luyện tập ...).
* Biểu điểm:
	+ Mở bài 1 đ
	+ Thân bài 8 đ
	+ Kết bài 1 đ

Thang điểm đánh giá
	Điểm 8: Bài làm đạt các yêu cầu trên, nhưng bài viết phải có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, phân tích sâu, tạo nên được hình ảnh sinh động.
	Điểm 7: Bài làm đạt các yêu cầu trên
	Điểm 5-6: Bài làm đạt các yêu cầu như điểm 7 nhưng có thể còn một số sai sót nhỏ về chính tả hoặc diễn đạt
	Điểm 3-4: Hiểu đúng thể loại, bố cục đủ, dẫn chứng tương đối đầy đủ nhưng diễn đạt còn đôi chổ còn lũng cũng, có ít sai sót nhỏ về chính tả ngữ pháp
	Điểm 1-2: Bài làm chưa đạt yêu cầu trên






Đề bài tập làm văn số II
(Tiết 34 -35)

I . Đề bài :
	Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè em về thăm lại trường cũ . hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó .

II.yêu cầu đề bài
Nội dung : Kể lại buổi thăm trường .
Thể loại : Tự sự xem miêu tả 
Hình thức : Viết thư 
	- Bài làm đầy đủ 3 phần : Mở bài, thân bài , kết luận 
	- Đây là kiểu bài tự sự phải chú trọng các tình tiết và kết hợp miêu tả nhuần nhụy 

III . Dàn ý đại cương
1) Mở bài 
	- Lí do viết thư : Kể lại buổi thăm trường đầy xúc động .
2) Thân bài 
Không gian buổi găp gỡ 
Gặp bạn bè ... tâm trạng 
Gặp thầy giáo ... tâm trạng 
Sự thay đổi của trường sau 20 năm xa cách 
3) Kết bài : 
- Cảm xúc sau buổi gặp mặt

IV . Yêu cầu cụ thể :
	Học sinh cần nêu được những ý cơ bản như dàn bài 

Biểu điểm: - Mở bài : 1 điểm.
 - Thân bài: 8 điểm.
	 - Kết bài: 1 điểm.

Lưu ý:
 	- Mỗi ý cho điểm tối đa nếu chữ đẹp, trình bày sạch sẽ, diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, chọn lọc. Sai không quá 3 lõi chính tả.








Đề bài tập làm văn số III

1. Đề bài: 
Nhân ngày 20/11, kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa thầy cô giáo cũ.

2. Đáp án: 
HS làm được những ý sau:
1) Mở bài: Nhớ về quá khứ, nhớ về thầy cô nào ? thời điểm (Không gian, thời gian)

2) Thân bài:
- Câu chuyên xảy ra như thế nào ? Đáng nhớ ở chổ nào ? 
- Yếu tố miêu tả nội tâm: Tình cảm, nổi xúc động, khi kể lại câu chuyện
- Yếu tố nghị luận: Những suy nghĩ chân thực sâu sắc của em về tình thầy trò

3) Kết bài: 
Nhớ về thầy cô, nhớ về kỷ niệm: những lời dạy bảo, những việc làm của thầy cô đã để lại bài học sâu sắc cho em.

3) Đánh giá cho điểm: 
- Điểm 9-10: 
	+Bài làm đúng thể loại và ngôi kể.
+ Văn viết có hình ảnh, bố cục đảm bảo.
+ Trình bày sạch sẽ,chữ viết đẹp, không sai chính tả, ngữ pháp, diễn đạt.
Điểm 7-8:
+ Bài làm cơ bản đảm bảo các yêu cầu như điểm 9-10.
+Diễn đạt hoàn chỉnh, ít sai chính tả, ngữ pháp (1-4 lỗi).
Điểm 5-6:
+ Bài làm bố cục một số phần chưa hoàn chỉnh. 
 + Diễn đạt được , ít sai chính tả, ngữ pháp (5-7 lỗi).
Điểm 3-4: + Bài làm chứng tỏ có hiểu đề nhưng chưa hoàn chỉnh. 
Điểm 1-2 + Bố cục lộn xộn, chữ viết cẩu thả, 
	+ Sai chính tả, ngữ pháp, diễn đạt nhiều, chứng tỏ học sinh yếu, kém. 







Trường THCS Nguyễn Huệ


Đề kiểm tra một tiết
Môn Ngữ Văn


Kiểm tra về truyện trung đại:
(Tiết 48)

I. Đề bài:
Phần A: Trắc nghiệm ( 6 câu-mỗi câu 0,5đ)
 	Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất( từ câu 1-câu 5):
 	 “Chàng đi chuyến này...cánh hồng bay bổng”
 ( Chuyện người con gái Nam Xương)

Câu1: Nội dung đoạn văn trên là gì?
A.Nói lên nỗi nhớ mong khắc khoải khi chồng đi lính
B.Không mong vinh hiển mà chỉ mong chồng được bình yên trở về.
C. Tỏ ra mình là người phụ nữ đảm đang.
D.Cảm thông trước nỗivất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng
 
Câu2. Nhận định nào nói đúng nghệ thuật câu văn “ Nhìn trăng soi...đất thú”
A.Phép liệt kê.
B.ước lệ tượng trưng.
C.Phép đối.
D.Cả A,B,C đều đúng

Câu3: Từ “Đất thú”trong đoạn văn trên nghĩa là gì?
A.Nơi núi rừng có nhiều thú dữ.
B.Nơi trận địa ác liệt.
C.Nơi xa xôi ngoài biên ải.
D.Đất của thú rừng.


Câu 4. Nhận định nào nói đúng giá trị nhân đạo của truyện kiều qua các đoạn trích đã học
A.Khẳng định ,đề cao tài năng nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.
B.Thông cảm trước nỗi đau khổ của con người.
D.Lên án tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
Câu 5. Ai là kẻ chủ mưu hãm hại Lục Vân Tiên xuống sông?
	A. Võ Công.	B. Bùi Kiệm.	C. Trịnh Hâm	D. Thái Sư

Câu 6. Những ai đã cứu Lục Vân Tiên Thoát chết, cứu lục vân tiên trong cơn hoạn nạn ?
	A. Con Giao Long	 B. Ông chài	C. Vợ con ông chài. D. Cả A,B,C

Phần B:Tự luận. (7 điểm)
	Phân tích vẻ đẹp người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người...Xương”- Nguyễn Dữ và qua các đoạn trích “Truyện kiều”-Nguyễn Du.
 
 II. Đáp án:
- Trắc nghiệm: Câu1: b, câu2:b, câu3:C , câu4: D
- Tự luận: Học sinh phân tích được những ý cơ bản sau:
+ Vẻ đẹp người phụ nữ. (1,5 đ)
+ Vẻ đẹp về nhan sắc, tài năng. (1,5 đ)
+ Tâm hồn,phẩm chất: Hiếu thảo ,thủy chung son sắt ( Vũ Nương, Thúy Kiều) (2,0 đ)
+ Khát vọng tự do,công lý chính nghĩa. (2,0 đ)

* Học sinh viết thành văn bản hoàn chỉnh.
* Trình bày đúng mỗí ý và diễn đạt tốt cho 2điểm





File đính kèm:

  • docDE KT VAN 1 TIET.doc