Đề thi kỳ II – năm học 2006- 2007 Môn : ngữ văn - khối 9

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kỳ II – năm học 2006- 2007 Môn : ngữ văn - khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Võ Thị Sáu ĐỀ THI KỲ II – Năm học 2006- 2007
Người ra đề : Nguyễn Thị Kim Liên Môn : Ngữ Văn - Khối 9
 Thời gian : 90 phút
A/ Trắc nghiệm : ( 4 điểm )
Vòng tròn vào ý đúng nhất trong mỗi câu
1/ Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh Hải ra đời trong khoảng thời gian nào ?
A. Cuộc kháng chiến chống Pháp	D. Cuộc kháng chiến chống Mỹ
B. Khi miền Bắc hoà bình và đang xây dựng chủ nghĩa xã hội C. Khi đất nước đã thống nhất
2/ Từ lộc trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ” được hiểu theo nghĩa nào ?
Lợi lộc	B.May mắn 
C.Chồi non, đem mùa xuân đến cho mọi nơi trên đất nước 	D.Tất cả đều sai
3/ Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau :
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc
 (Mùa xuân nho nhỏ )
A.Điệp ngữ B. Ẩn dụ 	C.Hoán dụ	D.Cả A và C
4/ Những tín hiệu của sự chuyển từ hạ- thu trong bài thơ :
A.Gió se	B. Hương ổi	C. Sương	D. Cả A,B,C 
5/ Dòng nào phù hợp với tâm trạng của nhà thơ trong bài “Sang thu ”
Ngỡ ngàng bâng khuâng 	B.Bất ngờ 	C.Rạo rực say sưa 	D.Cả A,B, C
6/ Chọn ý đúng về tác giả Nguyễn Minh Châu
A.Nhà thơ lớn 	B.Là nhà văn nổi tiếng (đặc biệt là truyện ngắn )
C.Là nhà phê bình văn học 	D.Cả A, B,C
7/ Hình ảnh ẩn dụ “Hàng tre” trong bài thơ Viếng Lăng Bác nói với ta điều gì?
A.Là hình ảnh toàn dân tộc Việt Nam 	B.Là hình ảnh làng quê đất nước
C.Là hình ảnh nhân dân đoàn kết bên Bác 	D.Là hình ảnh các dân tộc trên đất nước ta
8/ Xác định câu chứa thành phần khởi ngữ 
Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm
Sáng nay, tôi đi về ngoại 
Trời ơi, chỉ còn có năm phút 
Ồ , sao bạn vui thế
9/Câu nói của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long” 
 - “Trời ơi, chỉ còn có năm phút !” thực hiện phần nghĩa nào ?
Nghĩa tường minh 
Hàm ý 
10/ Vòng tròn ý đúng nhất về vai trò của tổng hợp trong văn bản 
A. Tổng hợp là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích
B. Không có phân tích thì không có tổng hợp
C. Lập luận tổng hợp thường đặt cuối đoạn hoặc cuối bài, ở phần kết luận một phần hay toàn bộ văn bản
D. Cả A, B, C 
B. Tự luận : ( 6 điểm )
Hình tượng người chiến sĩ trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
 





















Trường THCS Võ Thị Sáu 	 ĐÁP ÁN 
Người ra đề : Nguyễn Thị Kim Liên Môn : Ngữ Văn - Khối 9

A/ Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,4 điểm

Câu hỏi 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
C
D
D
A
B
C 
A
B
D
B/ Tự luận ( 6 điểm )
* Yêu cầu về nội dung ( 3,5 đ )
Làm nổi bật hình tượng người chiến sĩ lái xe với những điểm sau :
Tư thế ung dung , tự tin
Vui nhộn, lạc quan , yêu đời pha chút ngang tàng
Bất chấp khó khăn gian khổ 
Thương yêu đùm bọc có lòng yêu nước nhiệt huyết luôn hướng về miền Nam ruột thịt
Thông qua hình tượng các chiến sĩ tác giả ngợi ca thế hệ trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ
* Yêu cầu về nghệ thuật ( 2,5 đ )
Lời thơ như văn xuôi , cấu trúc thơ lặp
Giọng thơ ngang tàng
Miêu tả rất thực
* Về hình thức 
Bố cục 3 phần 
Liên kết chặt chẽ câu , đoạn
Lập luận xác đáng
*BIỂU ĐIỂM :
Từ 5 - 6 điểm: Bài viết hay , nội dung sâu sắc rõ ràng , mạch lạc , trong sáng .Đặc biệt bài viết phải có sức thuyết phục tình cảm đối với người đọc và không vi phạm quá 2 lỗi chính tả và diễn đạt .
Từ 3-4 điểm :Bài viết có ý ,đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức . Diễn đạt chưa thật tốt . Sai chính tả từ 1- 5 lỗi song không quá trầm trọng .
 2 điểm : Bài viết trung bình đảm bảo tương đối về nội dung nhưng chưa sâu, mắc nhiều lỗi song có thể theo dõi được .
 1 điểm : Bài viết sơ sài , còn yếu và thiếu sót về nội dung , hình thức . Sai bố cục và chính tả quá nhiều .
 0 điểm : Bài viết kém, lạc đề nghiêm trọng .





File đính kèm:

  • docNV-9-VTS.DOC