Đề thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2004 - 2005

pdf5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2004 - 2005, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo 
 
Đề chính thức 
 
 
kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 
 năm học 2004 - 2005 
-------------- 
Môn thi: Văn 
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề. 
 
Thí sinh chọn một trong hai đề sau: 
 
Đề I 
 
Câu 1 (2 điểm). 
 Tr−ớc khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã học qua những nghề nào? Vì mục đích 
gì ông chuyển sang hoạt động văn nghệ? Nêu tên ba tác phẩm của Lỗ Tấn. 
Câu 2 (8 điểm). 
 Anh, chị hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ chồng A 
Phủ (Tô Hoài - Văn học 12, tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội - 2000). 
 
Đề II 
 
Câu 1 (2 điểm). 
 Anh, chị hãy nêu tên, thời gian sáng tác và nội dung chính các tập thơ của Tố 
Hữu từ năm 1937 đến 1977. 
Câu 2 (2 điểm). 
 Trình bày ngắn gọn ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. 
Câu 3 (6 điểm). 
 Phân tích vẻ đẹp của hình t−ợng ng−ời lính trong đoạn thơ sau: 
"...Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 
Quân xanh màu lá dữ oai hùm 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 
Rải rác biên c−ơng mồ viễn xứ 
Chiến tr−ờng đi chẳng tiếc đời xanh 
áo bào thay chiếu anh về đất 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành..." 
 (Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Văn học 12, tập một, nxb Giáo dục, Hà Nội, 
2000, tr. 76) 
 
......HếT....... 
 
Thí sinh không đ−ợc sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. 
 
Họ và tên thí sinh: ........................................................................... ...........................Số báo danh:............................................................ 
Chữ ký của giám thị số 1: ....................................................... Chữ ký của giám thị số 2: .................................................. 
 1
Bộ giáo dục và đào tạo 
 
 
kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 
 năm học 2004 - 2005 
-------------- 
h−ớng dẫn chấm thi 
đề chính thức Môn: Văn 
Bản h−ớng dẫn chấm gồm 04 trang. 
 
I. H−ớng dẫn chung 
 Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của h−ớng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài 
làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn thuần. Do đặc tr−ng của môn 
Văn và tính chất của đề thi, giám khảo chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng tiêu 
chuẩn cho điểm. Bản h−ớng dẫn chấm chỉ xác định yêu cầu cơ bản, trên cơ sở đó, 
ng−ời chấm cân nhắc từng tr−ờng hợp cụ thể để cho điểm. Những bài viết có cảm xúc 
và sáng tạo cần đ−ợc khuyến khích. 
 Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nh−ng đáp ứng đ−ợc những yêu cầu cơ bản 
của đáp án thì vẫn cho đủ điểm nh− h−ớng dẫn quy định (đối với từng phần). 
 Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu có) so với thang điểm trong h−ớng dẫn chấm 
phải bảo đảm không sai lệch với h−ớng dẫn chấm và đ−ợc thống nhất thực hiện trong 
Hội đồng chấm thi. 
 Sau khi cộng điểm toàn bài mới làm tròn điểm thi, theo nguyên tắc: điểm toàn 
bài đ−ợc làm tròn đến 0,5 điểm (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1 
điểm). 
II. Đáp án và thang điểm: 
Đề I 
Câu 1: 
 Học sinh có thể có nhiều cách trình bày nh−ng phải nêu đ−ợc những ý cơ bản sau 
đây: 
 - Tr−ớc khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn học nghề hàng hải với mơ −ớc đ−ợc mở 
mang tầm nhìn; học nghề khai khoáng với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc; học 
nghề y để chữa bệnh cho dân nghèo. 
 - Lỗ Tấn chuyển sang hoạt động văn nghệ vì mục đích: dùng ngòi bút phanh phui 
các căn bệnh tinh thần của quốc dân, l−u ý mọi ng−ời tìm ph−ơng chạy chữa, đ−a dân 
tộc thoát khỏi tình trạng u mê, tăm tối, nô lệ. 
 2
 - Những tác phẩm của Lỗ Tấn: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối 
mới, Cỏ dại, Nấm mồ... Học sinh chỉ cần nêu chính xác 3 tác phẩm (hoặc 3 truyện cụ 
thể nh− A.Q chính truyện, Cố h−ơng, Thuốc...). 
 Cho 2 điểm khi: trình bày đủ các yêu cầu nêu trên, diễn đạt tốt. 
 Cho 1 điểm khi: trình bày đ−ợc khoảng một nửa số ý, diễn đạt tốt; hoặc đủ ý 
nh−ng diễn đạt còn hạn chế. 
Câu 2: 
1. Yêu cầu về kĩ năng: 
 Biết cách làm bài văn nghị luận kiểu bài phân tích tác phẩm văn học. Kết cấu chặt 
chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ 
viết cẩn thận. 
2. Yêu cầu về kiến thức: 
 Trên cơ sở nắm chắc cốt truyện, cuộc đời, số phận các nhân vật trong Vợ chồng 
A Phủ, học sinh phải chỉ ra và phân tích đ−ợc giá trị nhân đạo của tác phẩm với các 
nội dung cơ bản sau: 
 - Cảm thông với nỗi thống khổ của ng−ời dân miền núi Tây Bắc trong xã hội cũ, 
lên án sự áp bức tàn bạo của giai cấp thống trị mà đại diện là cha con thống lí Pá Tra. 
 - Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của Mị và A Phủ, thấy đ−ợc ng−ời nông dân 
miền núi mặc dù bị đè nén áp bức nặng nề nh−ng vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh 
liệt, khao khát tình yêu, hạnh phúc, tự do. 
 - Tin t−ởng vào sức mạnh quật khởi, tinh thần đấu tranh để tự giải phóng của họ. 
 3. Các mức điểm cụ thể nh− sau: 
 * Điểm 8: đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc. Có thể còn một 
vài sai sót không đáng kể. 
 * Điểm 6: hiểu đề, h−ớng khai thác hợp lý. Đáp ứng đ−ợc t−ơng đối tốt các yêu 
cầu về kiến thức. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. 
 * Điểm 4: tỏ ra hiểu đề bài, nắm đ−ợc nội dung tác phẩm. Trình bày đ−ợc khoảng 
một nửa số ý trong phần 2 (yêu cầu về kiến thức). Biết cách phân tích tuy còn lúng 
túng, diễn đạt thoát ý nh−ng văn viết ch−a thật trôi chảy. 
 * Điểm 2: phân tích quá sơ sài hoặc không gắn với yêu cầu của đề bài. Văn viết 
quá kém, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Chữ viết cẩu thả. 
 * Điểm 0: sai lạc hoàn toàn về nội dung, ph−ơng pháp. 
 3
Đề II 
Câu 1: 
 Học sinh phải trình bày những ý cơ bản sau đây: 
 - Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946): là niềm hân hoan của một tâm hồn trẻ gặp ánh 
sáng lý t−ởng, tìm thấy lẽ sống. 
 - Tập thơ Việt Bắc (1947 - 1954): phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân 
Pháp của dân tộc, phát hiện vẻ đẹp của nhân dân, thể hiện những tình cảm lớn của con 
ng−ời Việt Nam mà bao trùm là lòng yêu n−ớc. 
 - Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961): ngợi ca cuộc sống mới, con ng−ời mới, ngợi ca 
Đảng, Bác Hồ; cổ vũ cuộc đấu tranh thống nhất n−ớc nhà; khẳng định tình cảm quốc 
tế vô sản... 
 - Tập thơ Ra trận (1962 - 1971), Máu và hoa (1972 - 1977): là khúc ca ra trận; là 
lời ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. 
 Cho 2 điểm khi trình bày đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. 
 Cho 1 điểm khi trình bày đ−ợc khoảng một nửa số ý, diễn đạt tốt; hoặc đủ ý 
nh−ng diễn đạt còn hạn chế. 
Câu 2: 
 Học sinh phải trình bày những ý cơ bản sau đây: 
 - Việc thay đổi nhan đề : theo lời kể của Nam Cao trong Nhật kí ở rừng, lúc đầu 
tác phẩm có tên là Tiên s− thằng Tào Tháo, nh−ng sau đó nhà văn đổi lại là Đôi mắt. 
Vì ông thấy vấn đề quan trọng hơn hết lúc bấy giờ là cách nhìn đời, nhìn ng−ời của 
văn nghệ sĩ kháng chiến. Tiên s− thằng Tào Tháo ch−a thể hiện đ−ợc ý đồ nghệ thuật 
này. 
 - ý nghĩa của nhan đề Đôi mắt: từ sự đối lập hai cách nhìn của văn sĩ Hoàng và 
văn sĩ Độ đối với ng−ời nông dân và cuộc kháng chiến, Nam Cao đặt ra vấn đề có ý 
nghĩa thời sự là ng−ời nghệ sĩ cách mạng cần thiết phải có một nhận thức đúng đắn, 
một quan điểm, lập tr−ờng mới để đáp ứng những yêu cầu của nền văn nghệ mới. 
 Cho 2 điểm khi trình bày đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. 
 Cho 1 điểm khi trình bày đ−ợc khoảng một nửa số ý, diễn đạt tốt; hoặc đủ ý 
nh−ng diễn đạt còn hạn chế. 
 
 
 4
Câu 3: 
1. Yêu cầu về kỹ năng: 
 Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích hình t−ợng nghệ thuật trong một đoạn 
thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, 
dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận. 
2. Yêu cầu về kiến thức: 
 Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, học sinh biết 
phát hiện, phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm nổi bật hình t−ợng ng−ời lính 
Tây Tiến trong đoạn thơ. 
 a) Về nghệ thuật: 
 - Sự kết hợp hài hoà giữa hai bút pháp hiện thực và lãng mạn; hình ảnh gợi cảm, 
gây ấn t−ợng sâu sắc. 
 - Sử dụng nhiều từ Hán Việt; giọng thơ gân guốc, chắc khoẻ, giàu nhạc tính; ngôn 
ngữ tạo hình độc đáo... 
 b) Về nội dung: 
 Đoạn thơ khắc hoạ hình ảnh những ng−ời lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào 
hoa và bi tráng. 
 - Khí phách oai phong, lẫm liệt, sức mạnh phi th−ờng bên trong hình hài tiều tuỵ. 
 - Tâm hồn trẻ trung, hào hoa, lãng mạn. 
 - Tinh thần xả thân vì lí t−ởng, sự hi sinh cao cả đ−ợc Tổ quốc ng−ỡng vọng. 
3. Các mức điểm cụ thể nh− sau: 
 * Điểm 6 : đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc. Có thể còn 
một vài sai sót không đáng kể. 
 * Điểm 4: hiểu đề, h−ớng khai thác hợp lí. Đáp ứng t−ơng đối tốt các yêu cầu về 
kiến thức. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. 
 * Điểm 2: phân tích đoạn thơ quá sơ sài hoặc còn chung chung. Văn viết quá 
kém, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Chữ viết cẩu thả. 
 * Điểm 0: sai lạc hoàn toàn về nội dung, ph−ơng pháp. 
 
.......HếT....... 

File đính kèm:

  • pdfDe va HD cham Mon Van TN THPT 2005.pdf