Đề thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2013-2014 đề thi môn ngữ văn

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2013-2014 đề thi môn ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI PHÒNG

 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
Năm học 2013-2014

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Lưu ý: Đề thi có 02 trang. Thí sinh làm bài vào tờ giấy thi






ĐỀ DỰ BỊ









PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
 Đọc phần trích và trả lời câu hỏi bằng cách chọn một chữ cái trước phương án đúng
 Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.
 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa,
 Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2011, trang 181)
Câu 1. Chủ đề chính của “Lặng lẽ Sa Pa” là gì?
 A. Ca ngợi những con người lao động bình thường và ý nghĩa của những công việc thầm lặng
 B. Trân trọng những khát khao sáng tạo trong nghệ thuật
 C. Ca ngợi quan niệm về hạnh phúc: hạnh phúc là phải biết hi sinh vì người khác và cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung
 D. Đề cao bản lĩnh của mỗi người trong việc lựa chọn hướng đi cho mình trong cuộc sống
Câu 2. Văn bản nào sau đây cùng thể loại với “Lặng lẽ Sa Pa”?
 A. Trong lòng mẹ 	B. Tức nước vỡ bờ
 C. Lão Hạc 	D. Chuyện người con gái Nam Xương
Câu 3. “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh tình huống cơ bản nào?
 A. Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn
 B. Cuộc trò chuyện thú vị giữa bác lái xe lên Sa Pa với ông họa sĩ và cô kĩ sư
 C. Anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn tự kể về mình
 D. Ông họa sĩ lên Sa Pa để tìm cảm hứng sáng tác
Câu 4. Đoạn văn trên có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
 A. Tự sự, biểu cảm 	 B. Miêu tả, biểu cảm 
 C. Tự sự, miêu tả 	 D. Biểu cảm, nghị luận
Câu 5. Hai câu văn: “Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.” được liên kết bằng phép liên kết nào?
 A. Phép nối B. Phép lặp C. Phép thế D. Phép đồng nghĩa
Câu 6. Câu văn:“Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.” thuộc kiểu câu nào?
 A. Câu đơn 	B. Câu đặc biệt
 C. Câu ghép 	D. Câu rút gọn 
Câu 7. Phép tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.”?
 A. So sánh 	 B. Nhân hóa C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ

 
 Câu 8. Đề văn nào sau đây không phải là đề văn nghị luận?
 A. Cảm nhận về tình bà cháu qua bài thơ “Bếp lửa”của Bằng Việt
 B. Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
 C. Ông Hai kể lại tâm trạng của mình khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
 D. Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”.
PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
 Cho câu thơ: Khi con tu hú gọi bầy
 a. Chép theo trí nhớ để hoàn thiện đoạn thơ có câu trên. Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
 b. Theo cấu trúc tổng-phân-hợp, viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh mùa hạ được thể hiện trong đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn có câu chứa thành phần biệt lập. Chỉ rõ thành phần ấy.
Câu 2 (5,0 điểm)
 Cảm nhận về vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ được khắc họa qua đoạn thơ:
 ...
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

 Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính,
 Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2011, trang 132) 

 ...Hết...










Họ và tên thí sinh:................................................ SBD............................................................
Họ và tên giám thị 1..................................Họ và tên giám thị 2.............................................. 

File đính kèm:

  • docDE VAN DAI TRA SO 2.2013-2014.doc