Đề thi lại học kì II – môn văn (08-09) Lớp 11 Trung Tâm GDTX Thủ Đức

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi lại học kì II – môn văn (08-09) Lớp 11 Trung Tâm GDTX Thủ Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUNG TÂM GDTX THỦ ĐỨC 	ĐỀ THI LẠI HỌC KÌ II – MÔN VĂN (08-09)
Họ và tên:…………………………	 Ngày thi:
Lớp :………………………… KHỐI LỚP 11A
Số báo danh:……Phòng thi số:….. Thời gian làm bài: 90 phút
 (không kể thời gian phát đề)


I – Kiến thức giáo khoa(4 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Chép lại chính xác bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu

Câu 2. (2 điểm)
Hãy phân tích các từ gạch chân dưới đây để chứng minh Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đội thuyền.

II. Tự luận (6 điểm)

Cảm nhận của anh (chị ) về bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận.





Lưu ý: HV không được sử dụng tài liệu.






















ĐÁP ÁN ĐỀ THI LẠI MÔN NGỮ VĂN HỌC KÌ II – KHỐI 11A (08-09)

I – Kiến thức giáo khoa(4 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
- Sai 2 lỗi chính tả trừ 0.25 điểm
- Thiếu 1 câu trừ 0.25 điểm
Câu 2. (2 điểm)
* HV xác định đúng vai trò ngữ pháp của từ “bến” được 1 điểm, cụ thể:
“bến” 1: phụ ngữ (hoặc bổ ngữ) của động từ nhớ.( 0.5 điểm)
“bến” 2: chủ ngữ.( 0.5 điểm)
Phân tích : vai trò ngữ pháp của từ “bến” thay đổi nhưng hình thức của từ vẫn giữ nguyên, chỉ trật tự sắp xếp các từ trong câu là khác nhau.( 1 điểm)

II. Tự luận (6 điểm)
.Yêu cầu về nội dung:
 Học sinh có thể có nhiều trình bày bài làm song cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài:
Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
Thân bài.
giải thích được nhan đề “ Tràng giang”: gợi âm hưởng cổ kính, trang trọng, có sức lan tỏa, ngân vang.
Lời đề từ: Nỗi niềm bang khuâng tha thiết nhớ khi đứng trước trời rộng,sông dài.
Khổ 1:
+ Nghệ thuật đối ý và đối xứng tạo nên không khí trang trọng, sự cân xứng nhịp nhàng.
+ Nghệ thuệt dùng từ láy: Điệp điệp. song song gợi âm hưởng cổ kính.
à nét cổ điển của bài thơ.
+ Hình ảnh: “củi 1 cành khô” và cách gợi lên nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, vô địnhà nét hiện đại của bài thơ.
Khổ 2:
Nỗi buồn như thấm sâu vào cảnh vật
+ Câu 1,2: Sự cô đơn, bụồn bã, vắng lặng với những từ: lơ thơ, đìu hiu, đâu tiếng làng xa…
+ Câu 3,3: Không gian 3 chiều: Độ cao, rộng và sâu.
Nghệ thuệt đối: 
Nắng xuống / trời lên / sâu chót vót
Sông dài/ trời rộng/ bến cô liêu
à Sự đối lạp giữa con ngừơi và vũ trụ: Không gian càng rộng lớn thì con người càng nhỏ béà hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển.
Khổ 3:
+ Cảnh cô đơn, buồn vắng được nhấn mạnh hơn bởi 2 lần phủ định:” không cầu”,”không đò”à Không có bóng người, không sự giao lưu.
+ “Bèo dạt”: Hình ảnh chia lìa, tan tác gợi nghĩ về thân phận bèo bọt, vô nghĩa của kiếp người trước trời đất mênh mang.
Khổ 4
Câu 1,2: Nghệ thuạt đối lập: thiên nhiên hùng vĩ, bao la >< cánh chim nhỏ bé đơn độcà Làm cảnh thoáng hơn, rộng hơn và buồn hơn.
Câu 3,4: Tác giả mượn ý thơ Thôi Hiệu để nói về nỗi nhớ da diết của cái tôi lãng mạn.Đó cũng chính klà lòng yêu nước thầm kín của tác giả.
Kết luận
Khái quát lại nôị dung bài thơ – Nét cổ điển và hiện đại trong bài thơ.
Nêu cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân về bài thơ
Liên hệ bản thân.
.Yêu cầu về kĩ năng:
Cần vận dụng tốt kĩ năng Đọc-hiểu văn bản văn học và các thao tác lập luận giải thích, chứng minh.
Biết hình thành các luận điểm, tìm được các dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng.
Bố cục bài viết rõ ràng. Diễn đạt trong sáng.Văn viết có cảm xúc.

ßBiểu điểm:

- Điểm 5-6: Bài làm đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên.
- Điểm 4: Nêu được các ý cơ bản, vận dụng tương đối tốt kĩ năng làm văn nghị luận, song suy nghĩ, cảm xúc chưa thật sâu. 
- Điểm 2-3: Tỏ ra hiểu yêu cầu của đề nhưng bài viết còn chung chung, chưa biết chọn lọc hình ảnh, chi tiết, các dẫn chứng. Diễn đạt còn sai nhiều lỗi.
- Điểm 1: Bài quá sơ sài, chưa đi vào trọng tâm của đề, diễn đạt lủng củng.
- Điểm 0 : Bài làm lạc đề hoặc có sai phạm nghiêm trọng về nhận thức.

 

File đính kèm:

  • docDe thi HK2 NV 11.doc