Đề thi lại môn Văn lớp 6

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 3427 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi lại môn Văn lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi lại lớp 6
Câu 1 ( 2 đ). 
 Cho câu thơ:
 Chú bé loắt choắt
Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
Đoạn thơ vừa chép trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả? 

Câu 2 ( 3 đ).
Thế nào là so sánh?
Chỉ ra các phép so sánh trong đoạn thơ sau và cho biết tác dụng của các phép so sánh ây?
 Những ngôi sao thức ngoài kia
 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
 ( Trần Quốc Minh)

Câu 3( 5 đ). 
 Tả lại người mà em gần gũi và yêu quý nhất.























Hướng dẫn chấm lớp 6:
Câu 1:
chép chính xác: (1 đ)
 Chú bé loát choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
( nếu sai 2 – 3 lỗi trừ 0,25; sai 4 – 5 lỗi trừ 0,5; sai trên 5 lỗi không cho điểm)
b. Đoan thơ trích trong bài Lượm ( 0,5 đ), của nhà thơ Tố Hữu ( 0,5 đ).

Câu 2: a. So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác dựa trên những nét tương đồng ( 1đ)
* HS chỉ ra được 2 phép so sánh:
-Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con ( 0,5 đ)

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời ( 0,5 đ)

*Nêu tác dụng của 2 phép so sánh: Ca ngơi sự hi sinh và hết lòng yêu quý, chăm sóc con của mẹ. ( 1 đ).

Câu 3:
MB: Giới thiệu khái quát người được tả, mối quan hệ của ngưới đó với em là gì ( 1 đ)
TB: Tả chi tiết nhân vật:
Ngoại hình người đó như thế nào ( tuổi tác, dáng người, làn da, mái tóc, mắt, mũi…). Điểm nổi bật nhất trong ngoại hình của người ấy là gì? ( 1 đ).
Cử chỉ, hành động của người ấy ra sao ( cười, nói, đi, đứng, thái độ với mọi người, với em…) ( 1 đ).
Ấn tượng, kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với người ấy là gì? ( 1 đ).
KB: Tình cảm và mong muốn của em đối với người ấy ( 1 đ).


Đề thi lại lớp 7
Câu 1 ( 2 đ): 
 Hoàn thiện những câu ca dao còn thiếu sau:
Nước non lận đận một mình
……………………………………
Cậu cai nón dấu lông gà
 ……………………………………..

Câu 2 ( 3 đ).
 a. Thế nào là câu chủ động? câu bị đông?
b.Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động, câu nào là câu bị động?
1. Thầy giáo phê bình em.
2. Em bị thầy giáo phê bình.
3. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
4. Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá.

Câu 3 ( 5 đ):
 Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hãy chứng minh vấn đề đó qua câu tục ngữ:
 Một cây làm chẳng lên non
 Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.






















Hướng dẫn chấm lớp 7
Câu 1:
HS chép chính xác 2 bài ca dao:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
 Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
 ( 1 đ).
Cậu cai nón dấu lông gà
 Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai
 Ba năm được một chuyến sai
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
 ( 1 đ).
( sai từ 2 – 3 lỗi, trừ 0,25 điểm, 4 – 5 lỗi, trừ 0,5 đ, 6 lỗi trở lên, không cho điểm).
Câu 2:
Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người hoặc vật khác ( 0,5 đ)
Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào. ( 0,5 đ).
HS xác định chính xác câu chủ động và câu bị động:
Câu chủ động là câu 1 và câu 3 ( 1 đ)
Câu bị động là câu 2 và câu 4 ( 1 đ).
Câu 3: 
 MB: Giới thiệu vấn đầ cần chứng minh và trích câu tục ngữ. ( 1 đ).
 TB: 1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ một cách phù hợp ( 1 đ)
 Câu tục ngữ khuyên răn mọi người phải thương yêu, đoàn kết, gắn bó thành một khối mới có thể thành công trong công việc và cuộc sống ( HS có thể liên hệ với câu chuyện “ bó đũa”…).
 2. Liên hệ thực tế ( 2 đ)
HS biết lấy các dẫn chứng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, trong công cuộc xây dựng đát nước, trong gia đình, trong học tập….phù hợp với ý nghĩa của câu tục ngữ. 
 KB: Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ và liên hệ bản thân ( 1 đ).

Đề thi lại lớp 8
Câu 1 ( 2 đ). 
Nối tác phẩm và nội dung cho phù hợp:
. Tác phẩm
Nội dung
1. Nhớ rừng
a. Tinh thần lạc quan, phong thái ung dungcủa Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.
2. Quê hương
b. Lòng yêu cuộc sống, và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy.
3. Khi con tu hú
c. Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng, niềm khao khát tự do mãnh liệt và lòng yêu nước kín đáo của nhà thơ được thể hiện thông qua hình tượng con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
4. Tức cảnh Pác Bó
d. Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển và tình cảm yêu quê hương tha thiết của nhà thơ.

Câu 2 ( 3 đ):
Nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn?
Xác định câu nghi vấn trong các trường hợp sau và cho biết chức năng của các câu nghi vấn ấy?
Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt, nghe tiếng thưa, tôi hỏi:
Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Câu 3 ( 5 đ):
 Thuyết minh về cái phích.














Hướng dẫn chấm lớp 8.
Câu 1:
HS nối chính xác: 1 – c; 2 – d; 3 – b; 4 - a. ( mỗi ý đúng cho 0,5 đ).
Câu 2:
– Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn: Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn ( ai, gì, nào, tại sao, dâu, bao giờ, bao nhiêu, như thế nào, à, ư, hả, …) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn)
Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. 
 ( 0,5 đ).
-Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi ( 0,5 đ).
b. - HS xác định chính xác 2 câu nghi vấn trong 2 đoạn:
1. Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không? ( 0,5 đ)
2. Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ ?( 0,5 đ).
Nêu được chức năng của 2 câu nghi vấn:
Câu 1 dùng để hỏi ( 0,5 đ)
Câu 2 dùng để bộc lộ cảm xúc ( 0,5 đ).

Câu 3:
 MB: Giới thiệu cái phích. ( 0, 5 đ)
 TB:. 1. Hình dáng, cấu tạo: ( 2 đ)- Hình dáng của cái phích hình trụ, cao khoảng 35cm - 40cm.- Nắp phích bằng nhôm hoặc bằng nhựa.- Nút phích (nắp đậy ruột phích) thường bằng bấc hoặc bằng nhựa.- Cấu tạo gồm hai phần chính: phần vỏ và phần ruột.+ Bộ phận vỏ phích làm bằng nhựa hoặc nhôm, sắt... để bảo quản ruột phích.+ Bộ phận ruột phích là phần quan trọng nhất của phích nước được làm bằng hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài; phía trong lớp thuỷ tinh có tráng thuỷ ngân có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt; miệng hình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt. 2. Tác dụng: ( 1 đ)- Hiệu quả giữ nhiệt của phích nước: trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ.
- Dùng để lấy nước pha trà, pha sữa… 3. Sử dụng, bảo quản: ( 1 đ)- Để bảo quản phích khỏi vỡ cần để ở nơi khô ráo, tránh nóng và để xa tầm tay trẻ em đẻ tránh gây nguy hiểm.- Khi phích đựng nước dùng lâu, bên trong sẽ xuất hiện cáu bẩn. Ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 10 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.- Nếu ta muốn phích nước giữ được nước sôi lâu hơn, khi đổ nước vào phích nước, ta chớ rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút phích vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gần bằng 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ mội giới của nước. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn. KB: Khẳng định vai trò của cái phích nước trong cuộc sống thường ngày
.( 0,5 đ)




File đính kèm:

  • docde thi lai mon ngu van 6 7 8.doc