Đề thi lại năm học 2008-2009 môn: ngữ văn 6 ( thời gian làm bài: 60 phút, không kể giao đê)

doc8 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi lại năm học 2008-2009 môn: ngữ văn 6 ( thời gian làm bài: 60 phút, không kể giao đê), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ Tên:…………………
Lớp:…………………….
đề thi lại năm học 2008-2009
môn: Ngữ Văn 6
 	 	 ( Thời gian làm bài: 60 phút, không kể giao đê)


 I.Phần trắc nghiệm(3 điểm): Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Trong các văn bản sau, văn bản nào là truyền thuyết thời đại vua Hùng?
 	 A. Em bé thông minh B. Thach Sanh
 	 C. Sơn Tinh Thuỷ Tinh D. Sọ Dừa
Câu 2: Văn bản “ Sự tích Hô Gươm” có liên quan đến Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn đúng hay sai?
 	 A. Đúng B. Sai
Câu 3: Ai là nhân vật chính trong truyên “Bưc tranh của em gái tôi”?
 	 A. Người em gái B. Người em gái và người anh trai.
 	 C. Bé Quỳnh D. Người anh trai.
 Câu 4: Trong các từ sau, từ nào là danh từ?
 	A. Hoc bài B. Nhảy dây
 	C. Sách vở D. Vàng ươm
Câu 5: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hoá?
 	A .Cây dừa sải tay bơi B. Cỏ gà rung tai nghe
 	C. Kiến hành quân đầy đường D. Bố em đi cày về
Câu 6: Khi làm văn miêu tả, người ta không cần phải có những kỹ năng gì?
 	A. Quan sát,nhìn nhận 	 B. Xây dựng cốt truyện
 	C. Liên tưởng, tưởng tượng D. Nhận xet,đánh giá

II. Phần tự luận (7 điểm):

Câu 1 (2 diểm): Tìm các ẩn dụ và nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau trong câu ca dao sau:

Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
 
Câu 2(5 điểm) : Viết bài văn ngắn, miêu tả cơn mưa rào mùa hạ.
 
 …………………………………………………

 
Trường thcs mạn lạn 

hướng dẫn chấm thi lại năm học 2008-2009
Môn: Ngữ Văn 6
 

I .Phần trắc nghiệm(3 điểm): Mỗi trả lời đúng được 0,5 điểm

 
Câu
1
2
3
4
5
6

Đáp án

C
A
D
C
D
B
 
II.Phần tự luận(7 điểm): 
Câu 1(2 điểm): Chỉ ra được biện pháp tu từ ẩn dụ và nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau trong câu ca dao sau:	
	Thuyền: luôn luôn di chuyển - người con trai
 Bến : cố định - người con gái

Câu 2(5 điềm): 
Yêu cầu: 
 - Học sinh biết vận dụng các tri thức,kỹ năng của văn miêu tả như: quan sát, so sánh, liên tưởng tưởng tượng,ví von….
 
 - Biết vận dụng các phép tu từ đã học vào bài viết.

- Bài viết phải miêu tả theo trình tự không gian, thời gian hợp lý,đảm bảo bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trong sáng, lô gic.

 
 
 ………………………………………………………….






Họ Tên: ………….. đề khảo sát chất lượng đầu năm năm học 2008-2009
 Lớp: …. môn: Ngữ Văn 9
 ( Thời gian làm bài: 60 phút, không kể giao đê)

 I.Phần trắc nghiệm(3điểm): 
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn phương án đúng nhất.
“ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù (1). Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng (2).”
Câu 1:Tác giả đoạn văn trên là ai?
 	 A. Lý Công Uẩn B. Lý Thường Kiệt
 	 C. Trần Quốc Tuấn D. Nguyễn Trãi
Câu 2: Đoạn văn trên thuộc văn bản nào?
 	 A. Chiếu dời đô. B. Hịch tướng sĩ
 C.Bàn luận về phép học D. Cáo bình Ngô 
Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? 
 A.Lòng tự hào dân tộc. B. Lòng yêu nước căm thù giặc 	 
 	C. Ân tình của chủ tướng D.Tinh thần lạc quan Câu 4: Câu (1) trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì?
 	A. Trần thuật 	 B. Cầu khiến
 	C. Cảm thán D. Nghi vấn
Câu 5: Câu (2) trong đoạn văn trên thuộc kiểu hành động nói nào?
 A. Hứa hẹn 	 B. Trình bày
 	C. Hỏi D. Bộc lộ cảm xúc
Câu 6: Từ nào có thể thay thế từ “vui lòng” trong câu “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.”
 A.Cam chịu	 B. Bình thường 	
 C.Cam lòng D Mặc kệ II. Phần tự luận (7 điểm):
Câu 1 (2 diểm): Khóc người bạn già (Dương Khuê) vừa qua đời, nhà thơ Nguyễn Khuyến viết:
“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”
a. Chỉ ra từ ngữ được dùng theo lối nói giảm nói tránh?
b. Nêu tác dụng của cách nói giảm, nói tránh đó trong việc biểu đạt nội dung ý thơ? 
Câu 2(5 điểm) : Nếu là người được chứng kiến cảnh bé Hồng gặp lại mẹ trong đoạn trích ‘Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng thi em sẽ ghi lại cảnh đó thành câu chuyện như thế nào?
 …………………………………………………


Trường thcs mạn lạn 

hướng dẫn chấm khảo sátchất lượng đầu năm năm học 2008-2009
 Môn: Ngữ Văn 9
 

I .Phần trắc nghiệm(3 điểm): Mỗi trả lời đúng được 0,5 điểm

 
Câu
1
2
3
4
5
6

Đáp án

C
B
B
A
D
C
 
II.Phần tự luận(7 điểm): 
Câu 1(2 điểm):
- HS xác định được từ ngữ dùng theo lối nói giảm nói tránh: “Thôi đã thôi rồi”(0,5 điểm)
- Nêu được tác dụng của cách nói giảm nói tránh: Thể hiện thái độ tôn kính với người đã khuất, nỗi niềm đau đớn buồn thương chân thành của nhà thơ Nguyễn Khuyến khi bạn qua đời (1,5điểm)
Câu 2(5 điềm): 
Yêu cầu: 
 a.Mở bài(1 điểm):
- Người kể tự giới thiệu về mình, hoàn cảnh chứng kiến câu chuyện bé Hồng gặp mẹ
b.Thân bài(4điểm):
- Kể lại quá trình chứng kiến cuộc gặp gỡ hết sức bất ngờ, đày kịch tính và cảm động của mẹ con bé Hồng.
- Kể theo trình tự thời gian: +Trước lúc gặp mẹ
 + Khi gặp mẹ
 +Khi bé Hồng được ngồi trong lòng mẹ
- Kết hợp đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm
c. Kết bài (1điểm): Suy ngẫm về sức mạnh tình mẫu tử của hai mẹ con Hồng nói riêng và của con người nói chung.






Họ Tên: ………….. đề khảo sát chất lượng đầu năm năm học 2008-2009
 Lớp: …. môn: Ngữ Văn 7
 ( Thời gian làm bài: 60 phút, không kể giao đê)

 I.Phần trắc nghiệm(3điểm): 
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn phương án đúng nhất.
“ Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua” 
Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào? 	 A. Biểu cảm B. Tự sự
 	 C.Miêu tả D. Nghị luận
Câu 2:Tác giả đoạn văn trên là ai?
 	 A. Duy Khán B. Đoàn Giỏi
 	 C. Võ Quảng D. Tô Hoài
Câu 3: Đoạn văn trên có 2 từ láy đúng hay sai?
 A. Đúng B. Sai
Câu 4: Nếu viết “Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt.” thì câu văn mắc lỗi gì? 	
 A. Thiếu chủ ngữ	 B. Thiếu vị ngữ
 	C. Thiếu bổ ngữ D. Thiếu chủ ngữ vàvị ngữ
Câu 5:Trong câu “Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua” tác giả đã sử dụng phép tu từ nào?
 A. Nhân hóa	 B. ẩn dụ
 	C. So sánh D. Hoán dụ 
Câu 6: Câu văn “ Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.” có bao nhiêu cụm danh từ?
 A. Hai cụm B. Một cụm	
 C. Ba cụm D Bốn cụm
II. Phần tự luận (7 điểm):
Câu 1 (2 diểm): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ sau:
“ Trời xanh như cánh đồng
Xong mùa gặt hái
Diều em –lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại”
( Thả diều –Trần Đăng Khoa)
Câu 2(5 điểm): Em hãy viết bài văn tả thầy(cô) giáo cũ mà em yêu mến.



Trường thcs mạn lạn 

hướng dẫn chấm khảo sátchất lượng đầu năm năm học 2008-2009
 Môn: Ngữ Văn 7
 

I .Phần trắc nghiệm(3 điểm): Mỗi trả lời đúng được 0,5 điểm

 
Câu
1
2
3
4
5
6

Đáp án

C
D
A
D
C
B
 
II.Phần tự luận(7 điểm): 
Câu 1(2 điểm):
- HS cần trả lời đủ hai yêu cầu của câu hỏi: chỉ ra phép so sánh cụ thể và nêu tác dụng
- Các hình ảnh so sánh
 +Trời như cánh đồng xong mùa gặt hái
 + Diều em như lưỡi liềm ai đó vô tình bỏ quên
- Tác dụng của các so sánh
Câu 2(5 điềm): 
Yêu cầu: 
 a.Mở bài(1 điểm):
- Giới thiệu được khái quát về đối tượng miêu tả
b.Thân bài(4điểm): miêu tả chi tiết
 +Ngoại hình
 + Tính cách phẩm chất
 + Hình ảnh thầy gắn với những kỉ niệm khó quên
c. Kết bài (1điểm): Cảm nghĩ của em về thầy (cô), khẳng định lòng kính trọng biết ơn đối với thầy (cô) giáo







 

Họ Tên: ………… Đề khảo sát chất lượng đầu năm năm học 2008-2009
Lớp: …. môn: Địa lý 7 I.Phần trắc nghiệm(3điểm): 
 Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Thời gian Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời một vòng là:	 
 A.365 ngày B.366 ngày	
 C.365 ngày 6 giờ D. 366 ngày 6 giờ

Câu 2: Đặc điểm hình thái của núi trẻ là:
 	 A. Đỉnh nhọn,sườn dốc B. Đỉnh nhọn, sườn thoải
 	 C. Đỉnh tròn,sườn dốc D. Đỉnh tròn sườn thoải
Câu 3: Dựa vào đâu để phân ra ba loại khoáng sản?
Dựa vào nguyên nhânhình thành chúng
Dựa vào các sản phẩm của chúng
Dựa vào tính chất và công dụng của chúng
Dựa vào nơi khai thác chúng
Câu 4:Tầng nào của lớp vỏ khí ảnh hưởng đến con người nhiều nhất?
 A. Tầng đối lưu	 B. Tầng bình lưu
 	C.Tầng cao của khí quyển D. Cả A và B đều đúng
Câu 5:Tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương phân bố ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam là:
 A. Bằng nhau	
 B.Tỉ lệ diện tích lục địa ở nửa cầu Nam lớn hơn ở nửa cầu Bắc 
 	C.Tỉ lệ diện tích đại dương ở nửa cầu Nam lớn hơn ở nửa cầu Bắc 
 D. Tỉ lệ diện tích đại dương ở nửa cầu Bắc lớn hơn ở nửa cầu Nam
Câu 6: Một bản dồ có tỉ lệ 1: 200.000 có nghĩa là bản đồ đó đã thu nhỏ so với thực địa:
 A. 20 lần B. 200 lần	
 C. 2000 lần D.200.000 lần 
II. Phần tự luận (7 điểm):
Câu 1(3.5điểm): Trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất? Vì sao nói lớp vỏ Trái Đất có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người?
Câu 2(3.5 diểm): Hãy nêu đặc điểm và thành phần của thổ nhưỡng? 












Trường thcs mạn lạn 

hướng dẫn chấm khảo sátchất lượng đầu năm năm học 2008-2009
 Môn: Địa lỳ 7
 

I .Phần trắc nghiệm(3 điểm): Mỗi trả lời đúng được 0,5 điểm

 
Câu
1
2
3
4
5
6

Đáp án

C
A
C
A
C
D
 
II.Phần tự luận(7 điểm): 
Câu 1(3.5 điểm):
a.Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp đồng tâm
- Lớp vỏ Trái Đất là một lớp rất mỏng ở ngoài cùng
- Dưới lớp vỏ Trái Đất là lớp trung gian 
- Trong cùng là lớp lõi Trái Đất
b.Vì lớp vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên: không khí, nước, sinh vật….và là nơi sinh sống của xã hội loài người
Câu 2(3.5 điềm): 
a. Thành phần:
+ Thành phần khoáng chất: chiếm phần lớn trọng lượng trong đất
+ Thành phần hữu cơ: chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng. Có nguồn gốc từ xác động thực vật bị phân hủy do các vi sinh vật tạo thành mùn
b. Đặc điểm: 
Độ phì là đặc điểm quan trọng nhất của đất vì: cung cấp cho thực vật các thành phần dinh dưỡng để thực vật sinh trưởng và phát triển.


File đính kèm:

  • docDe thi lai ngu van 620082009.doc