Đề thi lựa chọn học sinh giỏi lớp 8 năm học 2009 – 2010 môn: ngữ văn (thời gian làm bài 150 phút)

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 10857 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi lựa chọn học sinh giỏi lớp 8 năm học 2009 – 2010 môn: ngữ văn (thời gian làm bài 150 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TP NINH BÌNH
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài 150 phút)
(Đề này gồm có 02 câu, 01 trang)




Câu 1: Cảm nhận của em về bốn câu thơ sau:
“ Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
 Con là trái xanh mùa gieo vãi
 Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mỹ đến nhà
 Nắng đã chiều … vẫn muốn hắt tia xa !”
	 (Mẹ- Phạm Ngọc Cảnh)

Câu 2:
Nhân có một đoàn học sinh nước ngoài đến thăm trường em, em hãy giới thiệu một nét của văn học Việt Nam là ca dao cho mọi người cùng biết.








PHÒNG GD&ĐT TP NINH BÌNH
TRỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2009 – 2010
(Hướng dẫn này gồm có 02 câu 04 trang)


CÂU 1: (8 điểm) 
Đáp án
Điểm
1. Mở bài:
1 đ
- Nêu được chủ đề của đoạn thơ: Hình ảnh người mẹ Việt Nam trong kháng chiến chống mỹ.
0,5 đ
- Nêu tên tác giả, tên tác phẩm.
0,5 đ
2. Thân bài:
6đ
2.1. Hai câu đầu: Chỉ ra và phân tích được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật so sánh, điệp ngữ, cách dùng từ.
 - So sánh :+ Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi.
 Con là nguồn sống ấm nóng xua đi những giá lạnh, tối tăm của cuộc đời mẹ, luôn gần gũi, chở che bên mẹ.
 + Con là trái xanh mùa gieo vãi.
 Con là niềm tin, hi vọng của cuộc đời mẹ.
 - Điệp ngữ “Con là”: Nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của con với cuộc đời mẹ.
 - Cách dùng từ so sánh “con là” chứ không phải “con như”: Lời khẳng định chắc chắn, mạnh mẽ ý nghĩa, sự quan trọng lớn lao của con trong cuộc đời mẹ.
 - Có thể liên hệ những câu thơ khác có cùng nội dung ý nghĩa:
 “Lũ chúng tôi một thứ quả trên đời
 Bảy mơi tuổi mẹ mong chờ được hái”
2.2. Hai câu thơ sau:
- Câu 3: “Mẹ nâng niu” tiếp nối ý thơ của 2 câu trên thể hiện tình yêu, sự quý trọng, giữ gìn, chăm chút của mẹ dành cho con. Con là vật báu thiêng liêng của cuộc đời mẹ.
+Phân tích được tác dụng của dấu chấm giữa dòng và quan hệ từ “nhưng”
Dấu chấm (.) ngắt câu thơ thành 2 câu.
Nó như bản lề khép mở hai thế giới Một thế giới đầy tình yêu thương của con và mẹ một thế giới bình yên hạnh phúc
Giờ đây thế giới ấy đang bị xáo trộn bởi “giặc Mỹ đến nhà”. Dấu chấm ấy còn là một phút lặng ngừng đau đớn trứơc cảnh quê hơng đang bị tàn phá của mẹ
Câu 4: Phân tích được hình ảnh ẩn dụ
+ “Nắng đã chiều”: Mẹ đã già, mong manh, yếu ớt.
+ “Hắt tia xa” Vẫn muốn đóng góp công sức của mình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
* Hai hình ảnh ẩn dụ ấy đã thể hiện ước vọng, sự hi sinh lớn lao của mẹ. Vì đất nước mẹ đã dâng hiến cả cuộc sống, niềm tin, hi vọng, vật báu thiêng liêng nhất của cuộc đời mẹ là con trai của mình cho đất nước.
- Hai câu thơ trên làm nền cho hai câu dới mẹ là ngời mẹ rất mực yêu thơng con nhưng đồng thời cũng rất giầu lòng yêu nước. Mẹ đã đặt tình yêu đất nớc lên trên tình cảm của cá nhân mình. đó là những phẩm chất truyền thống của người mẹ Việt Nam anh hùng.
2,5đ









3,5đ

3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của bốn câu thơ.
1đ
Khuyến khích những phát hiện mới mẻ hợp lý của học sinh,diễn đạt có hình ảnh, lưu loát, từ ngữ phong phú, bố cục hoàn chỉnh,không mắc lỗi diễn đạt,dùng từ.
CÂU 2: (12 điểm)
Đáp án
Điểm
1. Mở bài:
1đ
- Giới thiệu chung về ca dao có gắn với hoàn cảnh đối tợng cụ thể của đề bài đã nêu.
(Giới thiệu cho các bạn học sinh nớc ngoài)

2. Thân bài:
10đ
2.1. Nguồn gốc: 
- Ca dao là một bộ phận của văn học dân gian Việt Nam bên cạnh tục ngữ, truyện cổ tích, truyền thuyết .v.v…
- Cùng với lịch sử hình thành đất nước ca dao là bộ phận văn học ra đời từ rất sớm, khi chưa có chữ viết đã có ca dao.
2.2. Đặc điểm:
- Cũng giống như các loại hình văn học dân gian khác, ca dao là những sáng tác tập thể của quần chúng nhân dân.
- Ca dao được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức truyền miệng, vì hình thức ấy mà cao dao có tính dị bản:
2.3. Nội dung: 
- Ca dao là tiếng hát về tình cảm gia đình 
+ Cha mẹ - con cái 
+ Con cái - ông bà
+ Anh em.
- Tình yêu đôi lứa
- Tình yêu quê hương đất nước
- Tiếng hát than thân
- Tiếng hát châm biếm.
2.4. Hình thức:
- Ca dao đợc sáng tác bằng lối thơ lục bát tuy nhiên cũng có biến thể linh hoạt có câu lên tới 9 – 10 chữ:
 - Ca dao thường sử dụng những cấu trúc câu quen thuộc “thân em” .. , hình ảnh biểu tượng “cái cò…”
- Ca dao có thể sử dụng nhiều những biện pháp nghệ thuật nh so sánh, ẩn dụ ….
- Có những bài ca dao chỉ có 2 câu nhng có bài lên tới vài chục, vài trăm câu.
Mỗi ý cần lấy dẫn chứng minh hoạ
2.5. Ý nghiã:
- Ca dao là tiếng nói thể hiện tâm hồn, tình cảm của nhân dân. Đọc ca dao giúp thế hệ ngày nay hiểu đợc phần nào đời sống, tâm hồn của cha ông ta trước đây.
- Ca dao góp phần làm phong phú nền văn học dân gian nước nhà.
- Ca dao là phơng tiện bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của mỗi người.
- Ca dao giúp bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi người.
2.6. Giữ gìn, phát triển ca dao nh thế nào? 
- Tự hào về nền văn học dân gian Việt Nam trong đó có ca dao.
- Không ngừng tìm tòi, sưu tầm ca dao,làm phong phú thêm vốn văn hoá truyền thống của dân tộc
3. Kết bài.
- Khẳng định lại vấn đề
1đ



1,5đ


2,5đ





2,5đ






1,5đ




1đ

 1đ

Lưu ý:Khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, diễn đạt có hình ảnh,lưu loát,ngôn ngữ phong phú. Bài viết không sai lỗi chính tả,lỗi dùng từ, đặt câu Bố cục hoàn chỉnh.










File đính kèm:

  • docde thi hsg lop 81.doc