Đề thi lựa chọn học sinh giỏi tiểu học đợt 1 năm học 2008 – 2009 môn tiếng việt
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi lựa chọn học sinh giỏi tiểu học đợt 1 năm học 2008 – 2009 môn tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục - Đào tạo Lạng Giang Đề thi chọn học sinh giỏi tiểu học đợt 1 Năm học 2008 – 2009 Môn Tiếng Việt Đề số 2 Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. Từ nào sau đây viết đúng chính tả ? ngành nghề, nghành nghề, loăng quăng, luăng quăng, kì lạ, kỳ lạ, hòa bình, hoà bình Câu 2. Em hiểu nghĩa của mỗi từ in nghiêng trong mỗi ngữ cảnh sau như thế nào ? a) Rất hân hạnh được đón tiếp các quý khách. b) Kì 1 vừa qua, hạnh kiểm của em được xếp loại tốt. Câu 3. ( 3 điểm) Trong các từ in nghiêng dưới đây từ nào dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển ? ngọn núi, con đường, lúa chín, số chín, mũi súng, bức tranh, tranh nhau nói, tuổi xuân Câu 4. Em hiểu nội dung, ý nghĩa mỗi câu tục ngữ sau thế nào ? a) Trẻ thì dưỡng cây, già thì cây dưỡng. b) Con hơn cha là nhà có phúc. Câu 5. Dấu phẩy trong câu “ Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa .” có tác dụng gì ? Câu 6 .Tìm bộ phận câu (trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ) trong câu sau: Trên bờ hè, dưới những chòm xoan tây lấp loáng hoa đỏ, mẹ tôi mặt rầu rầu, đầu hơi cúi, mắt như không thấy gì đi rất chậm. Câu 7. Đọc bài thơ sau : Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương Mồ hôi mà đổ xuống vườn Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm Mồ hôi mà đổ xuống đầm Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên. (Giọt mồ hôi - Tiếng Việt 2) Hãy nêu những biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ trên và nói rõ tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy. Câu 5. Tập làm văn : Tả cảnh Tả quang cảnh một ngày mới đẹp trời ở quê em. Người ra đề : Đặng Trung Thành – Phòng Giáo dục Đáp án Câu 1. Từ viết đúng chính tả ngành nghề, loăng quăng, kì lạ, hòa bình Câu 2. Em hiểu nghĩa của mỗi từ in nghiêng trong mỗi ngữ cảnh sau như thế nào ? a) Rất hân hạnh được đón tiếp các quý khách. b) Kì 1 vừa qua, hạnh kiểm của em được xếp loại tốt. Nghĩa của mỗi từ in nghiêng : hân hạnh : rất vinh dự và vui mừng . hạnh kiểm : những tính nết tốt. Câu 3. Trong các từ in nghiêng dưới đây từ nào dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển ? ngọn núi, con đường, lúa chín, số chín, mũi súng, bức tranh, tranh nhau nói, tuổi xuân Từ dùng theo nghĩa gốc : lúa chín, số chín, bức tranh, tranh nhau nói Từ dùng theo nghĩa chuyển: ngọn núi, con đường, mũi súng, tuổi xuân Câu 4. Em hiểu nội dung, ý nghĩa mỗi câu tục ngữ sau thế nào ? a) Trẻ thì dưỡng cây, già thì cây dưỡng. b) Con hơn cha là nhà có phúc. Đáp án : a) Lúc trẻ cần trồng cây để khi già cây mang lại hoa lợi nuôi mình. b) Con cháu giỏi hơn cha anh là điều tốt lành may mắn của gia đình . Câu 5. Dấu phẩy trong câu “ Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa .” có tác dụng gì ? - Dấu phẩy trong câu : ngăn cách các bộ phận cùng chức năng ngữ pháp ( các bộ phận nêu địa điểm …của sự việc được nói đến trong câu với bộ phận câu biểu thị nội dung sự việc) Câu 6 .Tìm bộ phận câu (trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ) trong câu sau: Trên bờ hè, dưới những chòm xoan tây lấp loáng hoa đỏ, mẹ tôi mặt rầu rầu, đầu hơi cúi, mắt như không thấy gì đi rất chậm. Trạng ngữ : Trên bờ hè, dưới những chòm xoan tây lấp loáng hoa đỏ Chủ ngữ : Mẹ tôi mặt rầu rầu, đầu hơi cúi, mắt như không thấy gì Vị ngữ : đi rất chậm. Câu 7. Đọc bài thơ sau : Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương Mồ hôi mà đổ xuống vườn Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm Mồ hôi mà đổ xuống đầm Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên. (Giọt mồ hôi - Tiếng Việt 2) Hãy nêu những biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ trên và nói rõ tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy. Đáp án : a) Học sinh nêu được nội dung chính: đoạn thơ cho ta biết sức lao động cần cù, chịu khó của con người sẽ mang lại những thành quả tốt đẹp b) Biện pháp nghệ thuật: + So sánh ngầm: “Mồ hôi” chỉ sự lao động căng thẳng, vất vả + Điệp ngữ: “Mồ hôi mà đổ xuống” được lặp đi lặp lại 3 lần c) Tác dụng: + Nhấn mạnh giá trị to lớn của giọt mồ hôi hay chính sự lao động căng thẳng vất vả của con người + Người nông dân mang công sức ra đồng ruộng thì lúa mọc tươi tốt; mang công sức ra vườn làm cho lá dâu tươi tốt, nuôi được nhiều tằm, đem lại nhiều tiền của ; mang công sức ra đầm thì “Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên” d) Đọc đoạn thơ, ta càng thêm quý trọng sức lao động của người nông dân Câu 8. Tập làm văn : Tả cảnh Tả quang cảnh một ngày mới đẹp trời ở quê em. Chấm theo dàn bài chi tiết sau : - Giới thiệu cảnh sẽ tả - Không khí buổi sáng sớm - Bầu trời - Sương sớm - Những âm thanh quen thuộc - Mặt trời - Cây cối trong vườn nhà, hai bên đường - Con đường làng (phố) trước nhà - Xa xa, cánh đồng - Đàn cò - ánh nắng - Cảm nghĩ của em. Người ra đáp án : Đặng Trung Thành – Phòng Giáo dục
File đính kèm:
- De thi HSG TV Tieu hoc Lang Giang.doc