Đề thi lựa học sinh giỏi môn thi: ngữ văn lớp: 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2583 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi lựa học sinh giỏi môn thi: ngữ văn lớp: 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
Môn thi: Ngữ văn ; LỚP: 9
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)


Câu 1: ( 4 điểm)
Nhà thơ Nguyễn Duy kết thúc bài thơ “Ánh trăng” bằng hình ảnh”:
“ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Theo em, cái “giật mình” ấy cho ta hiểu gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ? Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ trên?
Câu 2: (4 điểm)
Phân tích giá trị biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
 (Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3.: (12 điểm)
“Thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật kín đáo, lặng lẽ nhưng luôn luôn thấm đượm tình người”.
Em hãy giải thích ý trên và chọn một số câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu trong tác phẩm Truyện Kiều để minh họa cho ý kiến đó.
---Hết---



 




HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
Môn thi : Ngữ văn ; LỚP 9
Nội dung
Điểm
Câu 1: (4 điểm)
 Học sinh cần nêu ra được những ý sau:
- Tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Duy trước vầng trăng tình nghĩa, hiền dịu và trang nghiêm xuất hiện một cách đột ngột.
- Tình cảm và thái độ của nhà thơ trong cái “giật mình” ở cuối bài: giật mình trước sự vô tình dễ quên ở mình, ở một thế hệ từng trải qua chiến tranh nay được sống trong hòa bình có thể lãng quên nghĩa tình quá khứ.
- Nêu lên suy nghĩ về tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình: trân trọng sự thức tỉnh.
- Nêu cảm nhận, bài học của bản thân qua bài thơ nói chung và hai câu thơ nói riêng: thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. 


1

1


1

1
Câu 2: (4 điểm)
- Học sinh chỉ ra được biện pháp tu từ nhân hóa và các từ nhân hóa chiếc thuyền: im, mỏi, trở về, nằm, nghe.
- Phân tích được giá trị của biện pháp tu từ nhân hóa:
+ Biến chiếc thuyền vô tri trở nên sống động, có hồn.
+ Các từ: im, mỏi, trở về ... giúp ta cảm nhận được giây lát nghỉ ngơi, thư giãn của con thuyền giống như con người sau chuyến ra khơi vất vả.
+ Tác giả nói về con thuyền để qua đó nói về người dân chài miền biển ở khía cạnh vất vả, cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây hình ảnh con thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống của dân chài.

1


1

1

1
Câu 3: (12) điểm
 * Yêu cầu chung:
- Học sinh xác định được kiểu bài nghị luận giải thích một ý kiến trên cơ sở dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.
- Chọn lọc các câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu có giá trị đặc sắc về tả cảnh thiên nhiên.
- Cảm nhận sâu sắc và tinh tế bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
* Yêu cầu cụ thể:
1) Giải thích được ý kiến “Thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật kín đáo, lặng lẽ nhưng luôn luôn thấm đượm tình người”.
Học sinh trình bày được các ý sau:
- Nguyễn Du cảm nhận sâu sắc và tinh tế những nét đẹp riêng biệt của từng cảnh vật, vẻ đẹp của tạo vật, cái thần của thiên nhiên.
- Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở cách miêu tả thiên nhiên mà còn từ vẻ đẹp đó hàm ẩn một tầng ý nghĩa sâu sắc.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình chan chứa tình người.
- Cảnh như báo trước cho người những dự cảm về tương lai.
2) Dùng các câu thơ, đoạn thơ để minh họa cho ý kiến trên.
Học sinh dùng dẫn chứng để làm rõ một số ý sau:
- Nguyễn Du thường mượn cảnh sắc thiên nhiên để bộc bạch, san sẽ tình người:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
- Bức tranh mùa xuân có: thảm cỏ, dòng nước trong xanh, nhịp cầu nho nhỏ ...
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
.......
“Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”.
-> Cảnh thơ mộng nhưng người thấm đượm một nỗi buồn sau cuộc du xuân trở về.
- Cảnh trước lầu Ngưng Bích đẹp nhưng nhòa đi trong nỗi đau của Kiều, nhà thơ đã biễu diễn chiều sâu tâm cảnh để dự cảm về tương lai, số phận Kiều (dẫn chứng thơ).
- Cảnh khi Thúy Kiều từ biệt Thúc Sinh:
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi?
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”.
 (Học sinh có thể tìm các câu thơ khác trong Truyện Kiều có giá trị về bút pháp tả cảnh ngụ tình để mở rộng thêm dẫn chứng).
* Biểu điểm cụ thể:
- Điểm từ 10 – 12: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên.
- Điểm từ 7 – 9: Bài viết đảm bảo đúng yêu cầu về nội dung nhưng kỹ năng diễn đạt còn chưa thật có sức hấp dẫn, chưa có nhiều cảm xúc, còn mắc 1 - 2 lỗi diễn đạt.
- Điểm từ 4 – 6: Bài viết đảm bảo đúng yêu cầu về nội dung nhưng cách diễn đạt có đôi chỗ còn vụng, chủ yếu mới dừng lại ở việc giải thích nội dung, dẫn chứng còn ít và chưa thật sự tiêu biểu, còn mắc trên 3 – 4 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
- Điểm từ 1 – 3: Bài làm còn thiếu ý, mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.


 




File đính kèm:

  • docDe thi HSG van 9(2).doc
Đề thi liên quan