Đề thi lý thuyết chọn giáo viên giỏi tiểu học cấp huyện (đề thi dành cho giáo viên dạy môn mĩ thuật)

doc3 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi lý thuyết chọn giáo viên giỏi tiểu học cấp huyện (đề thi dành cho giáo viên dạy môn mĩ thuật), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT cẩm thủy Đề thi lý thuyết
 Chọn giáo viên giỏi tiểu học cấp huyện
Đề chính thức
	 Năm học 2009-2010
 Đề thi dành cho giáo viên dạy môn Mĩ thuật
 (Thời gian làm bài:150 phút, không kể thời gian giao đề)
	 --------------------
Câu 1 (5 điểm). Nêu tên các phương pháp dạy học thường sử dụng trong môn Mĩ thuật ở Tiểu học;
Câu 2 (6 điểm). Trình bày bản chất, quy trình thực hiện, những ưu điểm, hạn chế và một số lưu ý của phương pháp trực quan trong dạy học môn Mĩ thuật ở Tiểu học.
Câu 3 (5 điểm). Để dạy bài “Vẽ quả” (Quả dạng tròn - lớp 1) anh (chị) đã vận dụng phương pháp dạy học trực quan như thế nào. 
Câu 4 (4 điểm). Trình bày cấu trúc một giáo án dạy học môn Mĩ thuật ở 
 Hướng dẫn chấm dành cho giáo viên dạy môn Mĩ thuật
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
Câu 1
 (5đ)
 Nêu được 5 phương pháp thường sử dụng trong dạy học môn Mĩ thuật ở Tiểu học, gồm:
Phương pháp quan sát.
Phương pháp trực quan.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp luyện tập thực hành.
Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
Nêu đúng mỗi PP cho 
1,0 đ
Câu 2 (6đ)
1. Bản chất: PP trực quan là sử dụng đồ dùng dạy học đã chuẩn bị để minh hoạ cho nội dung bài dạy, giúp người học hiểu sâu sắc vấn đề. Nhờ PP trực quan mà những thuật ngữ, khái niệm về mĩ thuật còn trừu tượng, chung chung được làm sáng tỏ, tạo điều kiện cho người học lĩnh hội tri thức nhanh và hứng thú hơn trong học tập.
 2. Quy trình thực hiện: 
Phân loại đồ dùng phù hợp với nội dung.
Xác định nội dung cần trao đổi.
Sử dụng đồ dùng minh hoạ.
Phân tích trên đồ dùng trực quan.
Hướng tới những giá trị mới.
Đề nghị HS nêu ý kiến.
Tóm tắt, khái quát nội dung bài học và đề xuất yêu cầu.
3. Ưu điểm: 
Thu hút được sự chú ý của học sinh.
Truyền đạt cho nhiều người nghe cùng một lúc.
HS được nghe, nhìn, tăng khả năng ghi nhớ.
Trình bày từ nhiều nguồn thông tin.
Sử dụng được nhiều phương tiện khác nhau.
Dễ tổ chức.
Bao quát, hình dung được nội dung học tập.
4. Han chế: 
HS có thể bắt chước bài mẫu.
 - Nhiều đồ dùng dạy học có thể gây tác động tiêu cực,nội dung sơ sài, kém chất lượng, làm mất tập trung.
Thông tin chỉ là một chiều.
5. Một số lưu ý:
 - Xác định rõ mục tiêu bài học, cân nhắc nội dung tiếp cận bằng đồ dùng.
Lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung.
 - Xác định vị trí trình bày đồ dùng ( về ánh sáng, góc độ bày mẫu, treo tranh mẫu,...) để HS nhìn rõ.
 - Cần xác định thời gian cụ thể cho việc sử dụng mỗi đồ dùng trực quan, tránh để lâu HS dễ bắt trước.
 - Đồ dùng trực quan phải đảm bảo tính thẩm mĩ, đa dạng, phong phú, hấp dẫn.
1,5 đ
1.5 đ
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
Câu 3
(5đ)
 Nêu được các ý cơ bản sau:
 - Để giúp HS thực hiện được bài vẽ, GV cần sử dụng đồ dùng trực quan sau:
+ Một số quả: bưởi, cam, táo, xoài...
+ Hình ảnh một số quả dạng tròn.
+ Hình ảnh minh hoạ các bước tiến hành vẽ quả.
- Tiến hành các hoạt động dạy học chủ yếu như:
 + Giới thiệu về: tên quả, hình dạng của quả,màu sắc của quả...
 + Hướng dẫn cách vẽ: Dựa vào đồ dùng trực quan hình minh hoạ các bước tiến hành vẽ quả, GV hướng dẫn HS cách vẽ quả.
Thực hành:
 + GV bày một số quả lên bàn để HS chọn quả có dạng hình tròn và màu sắc đẹp để làm mãu vẽ.
 + GV yêu cầu HS nhìn mẫu và vẽ vào phần giấy còn lại trong Vở tập vẽ.
 Như vậy, bằng PP trực quan,GV có thể tổ chức hoạt động dạy học một cách nhẹ nhàng, thuận lợi.
1,5 đ
2,0 đ
1,5 đ
Câu 4
(4đ)
Cấu trúc của một giáo án môn Mĩ thuật:
	1. Mục tiêu bài học:
	- Nêu rõ mức độ học sinh cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
	- Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hóa được.
	2. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
	- Chuẩn bị của giáo viên: Các thiết bị dạy học ( tranh ảnh, mô hình, hiện vật, ...), các phương tiện và tài liệu dạy học cần thiết.
	- GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học: soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết.
	3. Tổ chức các hoạt động dạy học:
	Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
	- Tên hoạt động.
	- Mục tiêu của hoạt động.
	- Cách tiến hành hoạt động.
	- Thời lượng để thực hiện hoạt động.
	- Kết luận của giáo viên về: những kiến thức, kĩ năng, thái độ HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp.
	4. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: Xác định những việc học sinh cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ

File đính kèm:

  • docthi GV gio huyen.doc