Đề thi lý thuyết giáo viên “Làm công tác chủ nhiệm giỏi”
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi lý thuyết giáo viên “Làm công tác chủ nhiệm giỏi”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ CAO LÃNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đề chính thức ĐỀ THI LÝ THUYẾT GIÁO VIÊN “LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM GIỎI” Cấp thành phố - năm học 2009-2010 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 27/03/2010 Câu 1: (2 điểm). Anh (Chị) hãy cho biết chủ đề và những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm vụ giáo dục trung học cơ sở thành phố Cao Lãnh năm học 2009-2010?. Câu 2: (2 điểm). Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được Đảng ta phát động từ năm 2007 (Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/11/2007 của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng). Đối với ngành giáo dục – đào tạo Đồng Tháp nói chung và thành phố Cao Lãnh nói riêng, cuộc vận động này luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong những năm gần đây. Vậy Anh (Chị) hãy cho biết mục đích và yêu cầu của cuộc vận động này?. Câu 3: (2 điểm). Theo điều 19 của Quyết định số 40/2006/QĐBGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông có qui định về trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp. Anh (Chị) hãy cho biết giáo viên chủ nhiệm lớp có những trách nhiệm gì?. Câu 4: (2 điểm). Trong lớp bạn chủ nhiệm (lớp 8 A) có một học sinh học rất kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong giờ học lại thường ngủ gật, không chú ý nghe giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh của em ấy nhằm trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em học tốt thì mẹ của em lại xin cho con thôi học. Lý do là vì bố em đi làm ăn xa, nhà nghèo, không đủ ăn, em lại có em nhỏ, mẹ em muốn xin cho em thôi học, ở nhà trông em để mẹ đi bán hàng kiếm tiền nuôi các con. Trước tình huống này, bạn phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh? Vì sao bạn phải làm như thế?. Câu 5: (2 điểm). Bạn là giáo viên chủ nhiệm của lớp 9A – một lớp ngoan và học giỏi. Nhưng ngay giữa học kỳ I, trong một lần sinh hoạt lớp, em lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp đề đạt với Bạn về việc thay đổi thầy giáo dạy môn Toán. Lý do các em đưa ra là Thầy dạy khó hiểu, lại hay có những lời mạt sát, xúc phạm đến các em. Bạn biết là những lời nói của các em về Thầy dạy Toán không hoàn toàn sai sự thật. Hơn nữa với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm của một lớp cuối cấp, Bạn cũng rất lo lắng cho kết quả học tập của các em, khi mà kỳ xét tốt nghiệp THCS và thi tuyển vào lớp 10 sắp đến. Bạn phải làm thế nào để giữ được mối quan hệ với đồng nghiệp, vừa đảm bảo quyền lợi của học sinh?. - Hết - PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ CAO LÃNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM THI GIÁO VIÊN “LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM GIỎI” Cấp thành phố - năm học 2009-2010 Câu 1: (2 điểm). Cách chấm: Có 1 chủ đề và 6 nhiệm vụ trọng tâm. Được xem là 8 ý. Đúng mỗi ý được 0.25 điểm. Chủ đề: “Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường công tác đạo đức học sinh trong học đường”. Các nhiệm vụ trọng tâm: -Tiếp tục triển khai các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". -Tăng cường nền nếp, kỉ cương trong quản lý và dạy học; tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý; triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng giáo dục trung học cơ sở. -Tăng cường kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục: Thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 về Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Thực hiện 3 công khai; 4 kiểm tra; đẩy mạnh công tác tự đánh giá và tăng cường đánh giá đối với các cơ sở giáo dục trung học cơ sở. -Tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và xây dựng các cơ sở giáo dục trung học cơ sở theo hướng chuẩn hóa: tham gia đóng góp xây dựng chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và tiến hành đánh giá hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo chuẩn; đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. -Phấn đấu đạt mục tiêu tất cả các xã, phường củng cố và nâng cao vững chắc chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, thực hiện phổ cập giáo dục trung học. -Tăng cường giáo dục đạo đức học sinh THCS: xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện có hiệu quả, thiết thực nhằm làm giảm số lượng học sinh vi phạm các tệ nạn học đường đang có xu hướng ngày càng gia tăng trên địa bàn thành phố. Câu 2: (2 điểm). Cách chấm: Có 1 mục đích và 3 yêu cầu. Đúng mỗi ý được 0.5 điểm. Mục đích Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Yêu cầu -Tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" sâu rộng, thiết thực, hiệu quả trong cả hệ thống chính trị và trong toàn xã hội, không phô trương, hình thức -Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn liền với việc triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng, với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, với các phong trào thi đua yêu nước -Gắn tính tự giác học tập, rèn luyện của mỗi cá nhân với sự đôn đốc, kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng và nhân dân. Câu 3: (2 điểm). Cách chấm: Có 6 ý lớn và 3 ý nhỏ coi như là 8 ý. Mỗi ý đúng được 0.25 điểm. 1-Kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp; giúp Hiệu trưởng theo dõi việc kiểm tra cho điểm theo qui định của Quy chế. 2-Tính điểm trung bình các môn học từng học kỳ, cả năm học; xác nhận việc sửa chữa điểm của giáo viên bộ môn trong sổ gọi tên và ghi điểm, trong học bạ. 3-Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực trong từng học kỳ, cả năm học của học sinh. Lập danh sách học sinh đề nghị cho lên lớp, không được lên lớp, học sinh được công nhận là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh phải kiểm tra lại các môn học, học sinh phải rèn luyện về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè. 4-Lập danh sách học sinh đề nghị khen thưởng cuối học kỳ, cuối năm học. 5-Ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm và học bạ các nội dung sau đây. a) Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh. b) Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp, công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến học kỳ, cả năm học, được lên lớp sau khi kiểm tra lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè. c) Nhận xét đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện của học sinh. 6-Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. Câu 4: (2 điểm). Cách chấm: -Nói được ý (trao đổi với . vượt qua khó khăn) được 1 điểm. -Giải thích thêm được các lí do được 1 điểm. -Trao đổi thêm với phụ huynh học sinh, động viên gia đình tạo điều kiện cho em học tiếp. Phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn. Lí do: -Do nhà nước đã quy định phổ cập trung học cơ sở nên bạn không thể đồng ý cho học sinh nghỉ học vì còn chưa học hết cấp II, cho dù sức học của em ấy yếu kém. Mặt khác, nghỉ học lúc này sẽ làm mất đi cơ hội được đào tạo, trang bị mọi kiến thức để em ấy bước vào đời, và chắc chắn em ấy cũng sẽ không có cơ hội để sau này có được việc làm tốt, tương lai không thể rộng mở. Việc ở nhà trong độ tuổi này cũng sẽ có thể làm cho học sinh buồn chán, thậm chí chơi bời, lêu lổng. Bạn hãy động viên gia đình cho em học hết phổ thông cơ sở, sau đó sẽ đi học một nghề nào đó để em ấy có thể tự kiếm sống, tự lập, giúp đỡ mẹ và các em. -Nếu mẹ của học sinh tỏ ý lo lắng rằng con mình kém cỏi, có đi học cũng chẳng theo được, chẳng có lợi ích gì, thì bạn cần phải khéo léo, tế nhị nói rằng em ấy học chưa tốt không phải vì em ấy kém mà chỉ vì em ấy chưa có thời gian và chưa thực sự tập trung vào việc học. Như vậy, gia đình học sinh vừa tin tưởng con mình, vừa không phải xấu hổ vì kết quả học tập của con. Bạn hãy yêu cầu gia đình tạo điều kiện cho cháu tập trung học và bạn cũng hứa sẽ quan tâm, khích lệ để cháu học tốt hơn. Bạn có thể phân công những em học sinh khác kèm cặp, giúp đỡ học sinh đó. -Nếu gia đình học sinh muốn cháu ở nhà giúp việc nhà vì hoàn cảnh khó khăn như vậy thì bạn có khăng khăng không đồng ý vì lý do nhà nước đã có luật phổ cập giáo dục đến hết cấp II thì cũng không ích gì. Trong trường hợp này, bạn nên nhẹ nhàng động viên gia đình cho cháu đi học tiếp vì chính tương lai của cháu. Bạn có thể cắt cử học sinh ngoài giờ học thay phiên nhau đến giúp đỡ việc nhà cho em ấy có thời gian đi học. Bạn nên phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn này. Bạn cũng có thể động viên gia đình cho các em nhỏ của học sinh đi gửi nhà trẻ để mẹ em có thể yên tâm đi làm mà em học sinh ấy vẫn được tiếp tục đi học. Câu 5: (2 điểm). Cách chấm: -Nói được ý 1 (tổ chức lớp, tìm hiểu ý kiến ) 1 điểm. -Làm sáng tỏ, lý giải thêm ý 1 (trước hết tình huống này “động chạm” đến đồng nghiệp ) 1 điểm. -Bạn tổ chức họp lớp, tìm hiểu thêm ý kiến, nguyện vọng của các em. Nhưng dù thế nào bạn cũng giữ vững nguyên tắc không đổi giáo viên. Bạn sẽ dùng lời lẽ đầy thuyết phục để phân tích cho các em hiểu và thông cảm với thầy dạy Toán. Bạn hứa sẽ có biện pháp góp ý với thầy giáo nhưng không quên nhắc nhở các em cần chủ động suy nghĩ, không nên quá ỷ lại vào thầy giáo. -Trước hết phải thấy rằng tình huống này “động chạm” đến cả mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau trong cùng cơ quan, trong thế đối sánh với quyền lợi của học sinh. Là một giáo viên chủ nhiệm bạn hiểu rằng lời phàn nàn của học sinh lớp mình không phải là vô cớ. Vậy mà bạn nỡ gạt phắt ngay đề nghị của các em! Thái độ đó là biểu hiện của sự tự ái cá nhân, nóng vội, và rất có thể bị các em đánh giá là “bao che” cho đồng nghiệp. Bị từ chối kiên quyết như vậy các em chắc chắn sẽ cảm thấy bất bình và mất lòng tin vào vai trò của bạn. Và biết đâu đấy, với thái độ “thiếu trách nhiệm” ấy của bạn một ngày nào đó cả lớp sẽ lên BGH đề nghị đổi nốt cô giáo chủ nhiệm!. -Nhưng là một giáo viên có trách nhiệm lại rất lo lắng cho kết quả học tập của học sinh, bạn tự nhủ sẽ không bao giờ chọn cách xử lý ấy. Và bạn sẽ tỏ ra rất thông cảm với nỗi khổ của các em. Thái độ chia sẻ là cần thiết nhưng trong tình huống bạn chưa hiểu rõ thực hư thì có khi lại tạo ra một “tác dụng phụ” rất lớn. Trong trường hợp này, sự cảm thông của bạn cùng với lời hứa giúp các em đề đạt ngay với BGH sẽ khiến học sinh nghĩ rằng bạn hoàn toàn đồng tình với nguyện vọng này và việc làm của chúng là đúng đắn. Cách xử lý này tạm thời có thể “lấy lòng” học sinh, nhưng bạn có nghĩ đến trường hợp học sinh lớp bạn xin đổi thầy vì thầy rất nghiêm khắc, luôn “bắt” các em làm nhiều bài tập, thầy giáo dạy kiến thức quá cao, cho bài tập quá khó học sinh không hiểu và vì thế không được điểm cao?... Từng trải qua một thời học trò tinh nghịch bạn hiểu rằng không phải lúc nào học sinh cũng hiểu được hết giá trị của thái độ khắt khe ấy. Nếu vội vàng đồng tình “vô điều kiện” như thế, học sinh của bạn đã thực sự mất đi cơ hội để học một thầy giáo tốt. Và bạn sẽ đối mặt với đồng nghiệp sao đây khi đã lở xúc phạm một người giáo viên đáng kính như thế? Trong tình huống này, bạn cần thể hiện thái độ tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của các em, vì nó liên quan đến quyền lợi “sát sườn” là kết quả học tập. Bạn nên lắng nghe một cách cẩn thận và phải có phương án để thẩm định lại độ chính xác của những lời phàn nàn đó. Bằng những lời nói nhẹ nhàng, bạn có thể hỏi các em những “bằng chứng” cụ thể về việc thầy giảng khó hiểu, khó tiếp thu. Nếu lý do thực sự chỉ ở vấn đề phương pháp, bạn sẽ giải thích cặn kẽ để các em hiểu, từ đó cố gắng tìm ra cách học chủ động hơn. Bạn cũng có thể nêu ra các dẫn chứng về kết quả học tập môn Toán ở các lớp khác cũng do chính thầy dạy. Là một lớp ngoan và học giỏi chắc chắn các em sẽ không thể bỏ qua những lời có sức thuyết phục và cách phân tích sự việc thấu đáo của bạn. Bằng sự khéo léo của mình bạn hoàn toàn có thể làm tròn trách nhiệm của mình trong mối quan hệ với đồng nghiệp và với học sinh thân yêu. - Hết -
File đính kèm:
- De thi GV chu nhiem gioi.doc