Đề thi môn Địa lý 12 - Mã đề 2

doc10 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi môn Địa lý 12 - Mã đề 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trắc nghiệm môn địa lý 12
 []	
ở vùng đồng bằng, diện tích đất trồng lúa và các cây thực phẩm chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm diện tích đất nông nghiệp?
A.	50%
B.	70%
C.	90%
D.	84%
[]	
Trong việc sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng thì quan trọng nhất là vấn đề:
A.	Thâm canh tăng vụ.
B.	Tận dụng các diện tích mặt nước.
C.	Cải tạo diện tích đất hoang hoá.
D.	Quy hoạch lại diện tích đất thổ cư.
[]	
Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng hiện nay là:
A.	Còn nhiều khả năng.
B.	Rất hạn chế.
C.	Không thể mở rộng được.
D.	Khoảng 10 nghìn ha đất hoang hoá có thể cải tạo được.
[]	
Diện tích đất chuyên dùng được mở rộng chủ yếu là từ:
A.	Đất lâm nghiệp.
B.	Đất hoang hoá.
C.	Diện tích mặt nước.
D.	Đất nông nghiệp.
[]
Diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long có khả năng được mở rộng là do:
A.	Nhiều công trình cải tạo đất lớn đang được tiến hành.
B.	Diện tích đất ven biển có thể cải tạo được rất lớn.
C.	Nhà nước có chính sách sử dụng đất hợp lý.
D.	ý a và b đúng
[]	
Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, để nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp thì vấn đề đáng chú ý nhất là:
A.	Chống nạn cát bay.
B.	Chống lại thiên tai.
C.	Nước tưới trong mùa khô.
D.	Cả ba vấn đề trên
[]	
ở trung du và vùng núi, đất phù hợp nhất là để:
A.	Trồng lúa nương.
B.	Trồng cây ngắn ngày.
C.	Trồng cây lâu năm.
D.	Trồng rừng.
[]	
Biện pháp để đảm bảo lương thực tại chỗ trong những năm qua ở trung du và vùng núi là:
A.	Mở rộng diện tích nương rẫy.
B.	Tiến hành thâm canh tăng vụ.
C.	Tiến hành chuyên môn hoá cây trồng.
D.	Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi.
[]	
Để khai thác tốt hơn các thế mạnh về tự nhiên và các điều kiện kinh tế xã hội, ở trung du và miền núi đã tiến hành:
A.	Khai thác các tài nguyên rừng có sẵn.
B.	Hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
C.	Phá rừng để mở rộng diện tích nương rẫy.
D.	ý a và c đúng.
[]	
Lượng calo bình quân theo đầu người của nước ta hiện nay là:
A.	2000 calo/ngày
B.	2300 calo/ngày
C.	2500 calo/ngày
D.	1800 calo/ngày
[]
Năng suất lúa tăng nhanh, các cánh đồng 7 tấn, 10 tấn đã trở lên phổ biến là do:
A.	Phát triển thủy lợi.
B.	Sử dụng giống mới.
C.	Đẩy mạnh thâm canh.
D.	Mở rộng diện tích.
[]	
Bình quân lương thực quy ra thóc của nước ta là:
A.	359 kg/người
B.	370 kg/người
C.	399 kg/người
D.	400 kg/người
[]	
Những khó khăn của nền nông nghiệp nước ta hiện nay là:
A.	Thiếu phân bón, thuốc trừ sâu, thiéu vốn.
B.	Thiên tai dịch bệnh
C.	Diện tích không được mở rộng.
D.	ý a và b đúng
[]	
Giải quyết tốt vấn đề lương thực- thực phẩm là cơ sở để:
A.	Ngành chăn nuôi phát triển ngang bằng với ngành trồng trọt.
B.	Ngành chăn nuôi tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn ngành trồng trọt.
C.	Thu được ngoại tệ nhờ xuất khẩu lương thực.
D.	Đảm bảo đời sống nông dân.
[]	
Việc chăn nuôi trâu bò, hướng chủ yếu vào mục đích:
A.	Cung cấp sức kéo.
B.	Cung cấp phân bón.
C.	Cung cấp thịt- sữa.
D.	Cung cấp da.
[]	
Năm 1993 đàn lợn đã tăng lên bao nhiêu con?
A.	10 triệu
B.	14 triệu
C.	15 triệu
D.	15,5 triệu
[]	
Ngành chăn nuôi của nước ta chủ yếu phát triển theo lối:
A.	Quảng canh
B.	Chuyên canh
C.	Du mục
D.	Hộ gia đình
[]
Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành:
A.	Công nghiệp điện tử
B.	Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
C.	Công nghiệp dầu khí
D.	Công nghiệp cơ khí và hoá chất.
[]	
Sự có mặt và phát triển của nhiều ngành công nghiệp của nước ta chứng tỏ:
A.	Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
B.	Nhà nước chú trọng đầu tư cho phát triển công nghiệp.
C.	Nước ta có nguồn nguyên liệu phong phú.
D.	Nền công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành tương đối đa dạng.
[]	
Năm 1993, sản lượng dầu thô của nước ta khai thác được là:
A.	6,3 triệu tấn
B.	6,5 triệu tấn
C.	7 triệu tấn
D.	7,2 triệu tấn
[]	
Yếu tố nào được coi là cơ sở hạ tầng thiết yếu cho một khu công nghiệp?
A.	Vốn đầu tư
B.	Nguồn lao động
C.	Điện, đường và thông tin liên lạc
D.	Lương thực- Thực phẩm
[]	
Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác:
A.	Công nghiệp điện tử.
B.	Công nghiệp hoá chất.
C.	Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm.
D..	Công nghiệp năng lượng.
[]	
ở khu vực trung du và miền núi, hoạt động công nghiệp bị hạn chế là do:
A.	Kết cấu hạ tầng chưa phát triển, thiếu sự đồng bộ của các yếu tố hình thành.
B.	Thường xuyên xảy ra thiên tai.
C.	Nguồn nhân lực có trình độ còn hạn chế.
D.	Chưa có chính sách đầu tư thích hợp.
[]	
Hướng chuyên môn hoá của trung tâm công nghiệp Hà Nội là:
A.	Khai khoáng và công nghiệp nhẹ.
B.	Cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, điện tử.
C.	Luyện kim, cơ khí, hoá chất.
D.	Lương thực, thực phẩm, điện tử.
[]
Trung tâm công nghiệp nào dưới đây có các ngành chuyên môn hoá chủ yếu là dệt, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm, hoá chất, điện tử, cơ khí, đồ chơi trẻ em?
A.	Hà Nội
B.	Thành phố Hồ Chí Minh
C.	Vũng Tàu
D.	Quảng Ninh
[]	
Trong các ngành sau, ngành nào vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính chất dịch vụ?
A.	Công nghiệp
B.	Nông nghiệp
C.	Giao thông vận tải
D.	Thương mại
[]	
Trong các ngành giao thông vận tải sau, ngành nào có ý nghĩa quan trọng đối với vận tải giữa các vùng trong nước?
A.	Đường biển, đường sông
B.	Đường sắt, đường hàng không
C.	Đường ô tô, đường sông
D.	Đường hàng không
[]	
Trong các ngành giao thông vận tải sau, ngành nào có ý nghĩa quan trọng đối với Vận tải quốc tế?
A.	Đường biển, đường sông
B.	Đường biển, đường hàng không
C.	Đường bộ, đường hàng không
D.	Đường sắt, đường biển
[]
Để tạo nên những chuyển biến về mặt kinh tế- xã hội, vấn đề chủ yếu đối với ngành GTVT là:
A.	Phát huy tối đa vai trò của các phương tiện GTVT.
B.	Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật, kiện toàn hệ thống GTVT trong cả nước.
C.	Ưu tiên xây dựng, phát triển mạng lưới GTVT phục vụ giao lưu quốc tế.
D.	Mở những tuyến đường tới vùng sâu vùng sa.
[]	
Cây công nghiệp truyền thống ở nước ta là:
A.	Dâu tằm
B.	Cói
C.	Bông
D.	Đay
[]	
Đậu tương, lạc, thuốc lá được trồng nhiều nhất trên loại đất nào?
A.	Đất nhiễm mặn
B.	Đất bạc màu
C.	Đất phù sa
D.	Đất xám
[]	
Nơi có diện tích chè lớn nhất nước ta là:
A.	Trung du của Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên
B.	Trung du miền núi phía Bắc.
C.	Duyên Hải miền Trung
D.	Đà Lạt
[]	
Điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và lâu năm là:
A.	Điều kiện tự nhiên thuận lợi
B.	Nguồn nhân lực dồi dào, có chính sách đầu tư
C.	Nhiều cơ sở chế biến cây công nghiệp
D.	Cả ba điều kiện trên
[]	
Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Duyên Hải miền Trung là vùng chuyên canh các loại cây:
A.	Chè, cao su, cà phê
B.	Hồ tiêu, thuốc lá
C.	Lạc, đay, cói, dâu tằm, mía, thuốc lá
D.	Quế, hồi, dừa
[]	
Ưu thế của công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản là:
A.	Có sự đầu tư lớn
B.	Có nguồn nhân lực dồi dào
C.	Có thị trường tiêu thụ rộng lớn
D.	Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú
[]	
Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là:
A.	Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp dầu khí.
B.	Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
C.	Công nghiệp cơ khí và điện tử; điện và hoá chất.
D.	Tất cả các ngành trên.
[]	
Vùng dẫn đầu cả nước về trồng đậu tương, mía và cây ăn quả là:
A.	Đồng bằng sông Cửu Long
B.	Đồng bằng sông Hồng
C.	Đồng bằng Duyên Hải miền Trung
D.	Đông Nam Bộ
[]	
Chương trình “Lương thực- Thực phẩm” là một chương trình trọng điểm của nhà nước vì:
A.	Mục tiêu phấn đấu của nước ta là cải thiện bữa ăn cho người dân về lượng và chất.
B.	“Lương thực- thực phẩm” đảm bảo sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
C.	Dân số ngày càng tăng, lương thực, thực phẩm cũng phải tăng để đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm của người dân.
D.	ý a và c đúng.
[]	
Vùng Duyên Hải miền Trung là vùng có thế mạnh về:
A.	Trồng cây công nghiệp
B.	Chăn nuôi lợn, gia cầm
C.	Chăn nuôi trâu bò, nuôi trồng thủy sản
D.	Sản xuất lúa nước.
[]	
Hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp nước ta là:
A.	Đưa chăn nuôi trở thành ngnàh sản xuất chính
B.	Tăng sản lượng lương thực vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa phục vụ xuất khẩu
C.	Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn bó với công nghiệp chế biến.
D.	Phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản.
[]	
Giá trị sản lượng cây công nghiệp chiếm bao nhiêu % giá trị sản lượng ngành trồng trọt?
A.	11%
B.	12%
C.	14%
D.	35%
[]	
Cây thuốc lá được trồng nhiều nhất ở:
A.	Miền núi, trung du phía Bắc
B.	Duyên Hải miền Trung
C.	Đồng bằng Bắc Bộ
D.	Đông Nam Bộ
[]	
Sản lượng cây thuốc lá tập trung nhiều nhất ở:
A.	Miền núi trung du phía Bắc
B.	Duyên Hải miền Trung
C.	Đông Nam Bộ
D.	ý 1 và 2 đúng.
[]	
Để thuận lợi cho quá trình chỉ đạo và quản lý các hoạt động kinh tế, hướng phát triển mạng lưới thông tin liên lạc nước ta hiện nay quan trọng nhất là:
A.	Ưu tiên xây dựng mạng lưới thông tin quốc tế
B.	Hoàn thiện mạng lưới thông tin liên lạc trong nước
C.	Hiện đại hoá các phương tiện thông tin liên lạc.
D.	Chú ý tới chất lượng thông tin.
[]	
Trong thời đại hiện nay, việc phát triển kinh tế xã hội phụ thuộc chặt chẽ vào:
A.	Trình độ người lao động
B.	Sự hiện đại của phương tiện giao thông vận tải
C.	Tiếp thu khoa học kỹ thuật mới
D.	Nguồn thông tin mới và kịp thời
[]	
Kinh tế đối ngoại là:
A.	Các hoạt động ngoại thương xuất- nhập khẩu
B.	Hợp tác quốc tế về đầu tư và lao động
C.	Du lịch quốc tế và các dịch vụ thu ngoại tệ khác
D.	Tất cả các ý trên
[]	
Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, vai trò của kinh tế đối ngoại là:
A.	Khai thác tốt các lợi thế của đất nước
B.	Tăng cường vống và tập trung công nghiệp hiện đại
C.	Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động
D.	Tất cả các ý trên
[]	
Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động có vai trò quan trọng hơn cả là:
A.	Hoạt động xuất- nhập khẩu
B.	Hợp tác quốc tế về đầu tư
C.	Hợp tác quốc tế về lao động
D.	Hợp tác quốc tế về du lịch
[]	
Trong một thời gian dài, tồn tại lớn lnhất trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta là:
A.	Thị trường không mở rộng
B.	Mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu
C.	Chưa đầu tư khai thác tốt các tài nguyên du lịch
D.	Cơ chế quản lý chưa đổi mới được bao nhiêu
[]	
 Trong các nguồn lực sau, nguồn lực nào là quan trọng để thực hiện các chiến lược kinh tế đối ngoại?
A.	Tài nguyên khoáng sản đặc biệt là dầu khí
B.	Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
C.	Nguồn nhân lực
D.	Tất cả các nguồn lực trên
[]	
Năm 1992 số dân của đồng bằng sông Hồng là:
A.	12 triệu người
B.	13 triệu người
C.	13,5 triệu người
D.	14 triệu người
[]	
Mật độ dân số trung bình của đồng bằng sông Hồng năm 1993 là:
A.	100 người
B.	1104 người
C.	1120 người
D.	1500 người

File đính kèm:

  • docDe thi trac nghiem mon dia ly 122.doc