Đề thi Môn học ngữ văn lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Môn học ngữ văn lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG	 	 NĂM HỌC 2012-2013


MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề)

Câu 1. (2 điểm)
	Nêu hai cách phát triển về số lượng từ ngữ tiếng Việt được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Với mỗi cách, hãy cho 01 ví dụ
Câu 2. (3 điểm)
	Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận:
	Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
	Sóng đã cài then đêm sập cửa.
	Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
	Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
	(Ngữ văn 9, tập 1, trang 139, NXBGDVN, 2010)
Câu 3. (5 điểm)
	Có lần em đã làm một việc không tốt khiến cha, mẹ (hoặc thầy, cô) buồn lòng. Hãy kể lại chuyện đó.

- Hết -

Gợi ý:
Câu 1: 
- Cách thứ nhất: Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên
Ví dụ: Điện thoại di động; đặc khu kinh tế; sở hữu trí tuệ; ...
- Mượn từ ngữ của nước ngoài
Ví dụ: thanh minh; trinh bạch; hắc mã; hoàng kỳ; ra-đi-ô; vi-rút;...
Câu 2: 
	Đoàn thuyền đánh cá của huy cận là một bài ca ngợi hành trình đánh cá ra biển khơi của những người ngư dân ở vùng biển khơi Quảng Ninh. Ngay mở đầu bài thơ, ta đã nghe thấy âm hưởng bài ca lao động ngân vang, khỏe khoắn cho đoàn thuyền ra khơi. Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn trên biển, vừa diễm lệ huy hoàng, vừa đầy sức sống:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửaSóng đã cài then, đêm sập cửa”
	Điểm nhìn của nhà thơ ở đây là điểm nhìn tưởng tượng, phải ở rất xa mới nhìn được vùng biển phía Tây, nơi mặt trời đang lặn xuống giống như 1 hòn lửa khổng lồ đang rực cháy. Đây là 1 liên tưởng so sánh thật bất ngờ, thú vị. Vũ trụ bao la, huyền bí như 1 cái nhà nhà khổng lồ mà đêm tối là cánh cửa sập xuống mà những con song chạy ngang trên biển là những then cài. Cảm quan vũ trụ của nhà thơ thật kì lạ, độc đáo, mở ra sự phong phú trong trí tưởng tượng của người đọc. Quang cảnh kết thúc thật kì vĩ, tráng lệ của 1 chu kì thiên nhiên ấy lại là sự mở đầu 1 ngày lao động mới của con người:
“ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
	Từ “lại” cho thấy đây chỉ là sự tiếp diễn nhịp điệu lao động của người đánh cá, cảnh ra khơi khi hoàng hôn buông xuống đã diễn ra thường xuyên liên tục qua nhiều đêm. Trên hành trình ra biển ấy, cũng như mọi lần, tiếng hát của họ vút cao, vang xa trên song nước mênh mang. Ở đây, “ căng buồm” là thật ( vì gió thổi mạnh trên biển khơi), nhưng “câu hát” căng buồm lại là ảo. Tuy vậy, chính cái ảo ấy lại hiển hiện cái thực: đó là khí thế mạnh mẽ của người đánh cá khi ra khơi. Tiếng hát của họ là tiếng hát của những con người dám chinh phục biển khơi
Câu 3:	Bài làm

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng...


	Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.
	Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.
Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương."Từ thuở sinh ra tình mẫu tử trao con ấm áp tựa nắng chiều".
Pham nhuquynh

File đính kèm:

  • dockiem tra hoc ki 1.doc