Đề thi môn Ngữ văn 11 (đề số 1)

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi môn Ngữ văn 11 (đề số 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn Ngữ văn 11
(đề số 1)

Câu 1(2điểm):
Hãy đặt câu với mỗi từ sau đây theo nghĩa chuyển?
 Cay, đắng, ngọt, bùi, mặn, nhạt, chua, ngon.
Câu 2(5điểm):
Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích tiểu thuyết Số Đỏ) của Vũ Trọng Phụng?
Câu 3(3điểm):
ý nghĩa của cảnh tượng Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân? Tại sao tác giả lại coi đây là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?


Đáp án đề số 1
Câu 1:HS đặt mỗi câu đúng được 0,25điểm
Cay: hắn vẫn còn cay cú vì bị lừa dễ dàng…
Đắng: ăn một miếng cũng đắng lòng vì tổ quốc…
Ngọt: nói ngọt lọt đến xương…
Bùi: hắn nói nghe cũng bùi tai…
Mặn: tình cảm giữa chúng tôi ngày càng mặn mà…
Nhạt: câu chuyện nghe thật nhạt nhẽo… 
Chua: ai làm chua xót lòng này khế ơi?
Ngon: anh ấy vừa mua một con xe ngon.
Câu2: HS có thể làm theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý chính sau đây:
- Mâu thuẫn trào phúng trong tiêu đề hạnh phúc của một tang gia. (1điểm)
- Những bức chân dung trào phúng: đám con cháu bất hiếu, vô nhân tính. (2điểm)
+ Cụ cố Hồng: chưa già nhưng thích diễn trò già nua, suốt ngày nói biết rồi khổ lắm nói mãi, vừa mơ màng đến cảnh mặc đồ xô gai vừa ho khạc vưà khóc mếu…
+ Ông Phán mọc sừng: ông cũng không ngờ giá trị đôi sừng hưu vô hình trên đầu ông ta mà lại to đên như thế…
+ Văn Minh: vò đầu, bứt tóc, đăm đăm chiêu chiêu, thành thử lại thành ra hợp thời trang…
+ Cậu Tú Tân: sướng điên người lên…
+ Bà Văn Minh: sốt cả ruột vì chưa được mặc những đồ xô gai tân thời…
+Ông TYPN: rất bực mình vì chưu thấy sản phẩm của mình được ra mắt…
+ Min Đơ, Min Toa: sung sướng cực điểm vì đang thất nghiệp lại được thuê giữ trật tự cho đám ma…
+ Tuyết: vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt…
- Bức tranh trào phúng (2điểm)
+ Cảnh tượng của đám ma: một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây.
+ Đám ma đi đến đâu làm huyên náo đến đấy.
+ Những ông bạn của cụ cố Hồng: khoe râu và huy chương.
+ Những người đến đưa đám để chim chuột nhau, bình phẩm nhau…
- ý nghĩa: phê phán xã hội nhố nhăng, đồi bại, vô nhân tính, một xã hội khốn nạn, chó đểu.
Câu3:
- ý nghĩa của cảnh tượng cho chữ: sự đồng cảm, sẻ chia của ba con người biết hướng đến cái đẹp, cái thiện.(1điểm)
- Đó là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, vì:
+ Người cho chữ là tên tử tù lại có vẻ ung dung. Người xin chữ là kẻ có quyên lực nhưng lại khúm núm, run run.(1điểm)
+ Cho chữ không phải ở thư phòng mà là ở nhà tù ẩm mốc, hôi thối.(1điểm)

File đính kèm:

  • docde thi lop 11.doc