Đề thi Môn: ngữ văn 9 ( thời gian: 90 phút) năm học: 2012- 2013
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Môn: ngữ văn 9 ( thời gian: 90 phút) năm học: 2012- 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD ĐT HOÀI NHƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN 9 ( Thời gian: 90 phút) NĂM HỌC: 2012- 2013 Trường THCS ……………………………. Họ và tên:…………………………………. Lớp 9 … SBD:……….. GT1 GT2 Mã phách Điểm bằng số Điểm bằng chữ GK1 GK2 Mã phách I / TRẮC NGHIỆM : (3 điểm) Trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Cách nói nào sau đây đảm bảo phương châm về chất trong hội thoại? A. Nói đúng chủ đề, không nói lạc đề. B. Nói những điều đúng, có chứng cứ xác thực C. Nói ngắn gọn, rành mạch tránh mơ hồ. D. Nói tế nhị tôn trọng người đối thoại. Câu 2: Thành ngữ : “Nói dài, nói dai, nói dại” châm biếm kẻ vi phạm phương châm hội thoại nào? Phương châm quan hệ. B. Phương châm về lượng và về chất. Phương châm lịch sự. D. Phương châm cách thức. Câu 3: Từ nào sau đây không phải là từ tượng thanh? A. Vèo vèo B. Đùng đùng C. Rào rào D. Thon thon Câu 4: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc? A. Đầu bạc răng long B. Đầu súng trăng treo C. Đầu non cuối bể D. Đầu sóng ngọn gió Câu 5: Ý nào là đặc điểm của thuật ngữ? Thuật ngữ là biểu thị khái niệm khoa học B.Thuật ngữ là một loại biệt ngữ. C. Thuật ngữ có thể biểu thị một khái niệm. D.Thuật ngữ không có tính biểu cảm.. Câu 6: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp là: A. Cách dẫn trực tiếp B. Cách dẫn gián tiếp C. Cách dùng thuật ngữ D. Cách độc thoại Câu 7: Bài thơ nào không có hình ảnh trăng? A. Đồng chí B. Ánh trăng C. Đoàn thuyền đánh cá D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Câu 8: Hình ảnh lãng mạn đẹp nhất trong bài thơ “ Đồng chí ”? A. Đất cày lên sỏi đá. B. Rừng hoang sương muối. C. Giếng nước gốc đa. D. Đầu súng trăng treo. Câu 9: Nhận xét :“Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút ” nói về tác giả nào? A. Nguyễn Dữ B. Nguyễn Du. C. Nguyễn Đình Chiểu. D. Phạm Đình Hổ Câu 10: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân được viết trong thời kỳ nào? A. Kháng chiến chống Mỹ B. Kháng chiến chống Pháp C. Xây dựng CNXH ở miền Bắc D. Đất nước đã thống nhất Câu 11: Tình cảm cha con trong hoàn cảnh éo le thời chiến tranh được Nguyễn Quang Sáng thể hiện qua mấy tình huống ở truyện ngắn “Chiếc lược ngà ”? A. Một tình huống B. Hai tình huống C. Ba tình huống D. Bốn tình huống Câu 12 : Trong “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long vì sao không đặt tên cho các nhân vật? Vì đặt tên cho nhân vật là công việc rất khó khăn. Vì sợ đụng chạm những vấn đề tế nhị. Vì muốn ca ngợi những con người cống hiến thầm lặng như những chiến sĩ vô danh. Vì nhân vật có tên hay không tên đều không quan trọng. Học sinh không được làm bài trong phần gạch chéo "........................................................................................................................................................................... II/ TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Nêu tình huống truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng Câu 2: (5 điểm) Kể lại cuộc gặp gỡ với những chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. BÀI LÀM ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM : I/ TRẮC NGHIỆM : 3 điểm ( Mỗi câu đúng 0,25 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D D A D B D D C B B C II/ TỰ LUẬN : 7 điểm Câu 1 : 2 điểm - Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện. (1 điểm) - Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái. (1 điểm) Câu 2 : (5 điểm) a. Yêu cầu về nội dung: * Đây là một bài văn kể chuyện sáng tạo. Câu chuyện xây dựng dựa trên nhân vật trong một bài thơ đã học. Vì vậy người viết vừa phải tưởng tượng, vừa phải bám sát nội dung bài thơ để xây dựng được một câu chuyện hợp lý. * Nội dung bài có thể có những ý sau: - Mở bài: Tạo tình huống cho cuộc gặp gỡ (đi thăm gia đình thương binh; thăm bảo tàng quân đội; thăm nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn...- HS có thể nghĩ ra nhiều tình huống khác, có lí là được) - Thân bài: cần làm nổi bật 2 ý chính + Tính chất gian khổ, khốc liệt mà những người lính lái xe Trường Sơn phải chịu đựng trong những ngày chống Mỹ cứu nước (qua hình ảnh những chiếc xe ngày càng méo mó, biến dạng...). + Những phẩm chất cao đẹp của người lính: . Tư thế ung dung, hiên ngang. . Tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn. . Tinh thần đồng đội. . Ý chí chiến đấu vì miền Nam. - Kết bài: + Kết thúc câu chuyện. + Suy nghĩ vế thế hệ cha anh, về người lính, về trách nhiệm của bản thân. b. Yêu cầu về hình thức: - Biết vận dụng các thao tác làm bài văn tự sự. - Cách kể kinh hoạt, có sáng tạo, biết kết hợp các yếu tố. - Bố cục mạch lạc. - Không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. 3. BIỂU ĐIỂM : - Điểm 5: Văn trong sáng, giàu cảm xúc, có bố cục rõ ràng, cân đối . Sử dụng tốt phương thức tự sự, vận dụng tốt yếu tố miêu tả nội tâm và kết hợp yếu tố nghị luận. Không quá 2 lỗi các loại. - Điểm 4: Đúng thể loại, kết hợp tốt các yếu tố, đầy đủ ý, diễn đạt mạch lạc,có cảm xúc, không quá 4 lỗi các loại . Điểm 3: Đúng thể loại, tỏ ra có vận dụng các yếu tố, ý chưa thật đảm báo. Không quá 6 lỗi các loại Điểm 2: Nội dung sơ sài, chưa biết vận dụng yếu tố một cách thích hợp hoặc chưa có ý thức kết hợp các yếu tố. Mắc nhiều lỗi các loại . Điểm 1: Kể lại đối tượng, chưa rõ diễn biến,diễn đạt dài dòng, lủng củng hoặc quá sơ sài. Mắc quá nhiều các loại lỗi. Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc viết một số câu vô nghĩa .
File đính kèm:
- KIEM TRA HKI NGU VAN 9.doc