Đề thi môn Ngữ văn lớp 9 Thời gian: 120 phút

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi môn Ngữ văn lớp 9 Thời gian: 120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hồng Dương	Đề thi môn Ngữ văn lớp 9
 Thời gian: 120 phút
I, Phần I: (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Các ngươi đều là những người có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!”
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu một vài hiểu biết của em về tác giả này?
Đoạn văn trên là lời nói của ai? Ở đâu?
Đọc đoạn văn này em thấy giống thể loại gì trong văn học cổ?
Hai câu trên em liên tưởng thấy giống như những lời văn trong bài nào của văn học cổ? Do ai viết? Mục đích viết?
Nội dung của đoạn văn trên nói lên điều gì?
II, Phần II: (7 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
 “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?
Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu? Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh “Bếp lửa” mà tác giả nhắc tới?
Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Tình cảm gia đình hoà quyện với tình yêu quê hương đất nước là một để tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả?
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa”?


HƯỚNG DẪN CHẤM
I, Phần I: (3 điểm)
1. - Nêu được tác phẩm: “Hoàng Lê nhất thống chí”. (0,25 điểm)
- Của nhóm tác giả: Ngô Gia Văn Phái. (0,25 điểm)
- Quê: Làng Tả Thanh Oai-Hà Tây (cũ). Là dòng họ lớn nổi tiếng đỗ cao có tài văn học. Một số người trong gia đình đó đã viết chung tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”. Tiêu biểu là Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du, Ngô Thì Nhậm. (0,5đ)
2. Đoạn văn trên là lời nói của Quang Trung ở trấn Nghệ An. (0,5 điểm)
3. Đoạn văn trên giống thể loại Hịch trong văn học cổ. (0,25 điểm)
4. Hai câu trên khiến ta liên tưởng giống như những lời văn trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn để kêu gọi quân sĩ học tập đánh giặc Nguyên-Mông. (0,75đ)
5. Nêu được đoạn văn kêu gọi đồng tâm hiệp lực trong chiến đấu và trung thành với vua Quang Trung. (0,5 điểm)
II, Phần II: (7 điểm)
1. - Đoạn thơ trên trích tron g bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. (0,5đ)
 - Mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. (0,5đ)
2. -Từ láy “chờn vờn”: Ánh sáng ngọn lửa trong bếp lúc to lúc nhỏ gợi lên một bếp lửa bình dị thân quen. Bếp lửa chờn vờn ấy đi sâu vào kí ức của người cháu. Nhớ tới bếp lửa là cháu lại nhớ tới bà. Bếp lửa là hình tượng thơ khơi nguồn cảm xúc. (0,75 điểm)
3. - Bộc lộ trực tiếp tình cảm nhớ thương bà một cách sâu sắc khi cháu đã trưởng thành. (0,25 đ)
 - Hình ảnh ẩn dụ nắng mưa diễn tả dòng suy ngẫm hồi tưởng về cuộc đời người bà lận đận, vất vả. (0,25 đ)
 - Hình ảnh người bà trong bếp lửa cũng là hình ảnh người bà ở làng quê Việt Nam. (0,25 đ)
4. - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm. (0,25 đ)
 - Nói với con – Y Phương. (0,25 đ)
5. Đoạn văn đảm bảo được những ý sau: (4 điểm)
- Tình yêu thương bà giành cho cháu lớn lao, sâu sắc.
- Bà là người che chở, bao bọc, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu.
- Hình ảnh người bà tần tảo, chắt chiu, nhen nhóm lên ngọn lửa mỗi sớm mai.
- Bà là người đầy nghị lực, vượt qua những biến cố lớn lao trong cuộc đời, trở thành chỗ dựa vững vàng cho cháu.
- Hình ảnh người bà-người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại , đầy yêu thương, với tấm lòng nhân hậu giàu đức hi sinh, với một nghị lực sống phi thường.
*Lưu ý: Điểm tổng của toàn bài là tổng điểm của từng câu không làm tròn.

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA THANG 1 GV LE.doc