Đề thi môn: ngữ văn thời gian: 150phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi môn: ngữ văn thời gian: 150phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn: Ngữ văn
Thời gian: 150phút 
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Đọc đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đặt đầu ý trả lời đúng
1. Trong câu thơ tả Mã Giám Sinh: "Quá niên trạc ngoài tứ tuần. Mày râu nhẵn nhục áo quần bảnh bao", tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật gì?
A. Ước lệ B. Tả thực C. Ước lệ và tả thực
2. Chân dung Mã Giám Sinh trong đoạn trích được khắc họa trên những phương diện nào?
A. Ngoại hình C. Cử chỉ, thái độ
B. Cách nói năng D. Tất cả các phương diện trên
3. Nhận xét nào sau đây đúng với nhân vật Mã Giám Sinh?
A. Là một người đàn ông đứng tuổi, giàu có.
B. Là một chàng công tử ăn chơi luôn ném tiền qua cửa sổ
C. Là một gã côn đồ thô lỗ
D. Là một gã trai lơ, vô học, thô lỗ.
4. Để lột tả bản chất của Mã Giám Sinh, Nguyễn Du đã sử dụng thủ pháp đối lập. ý nào dưới đây là đúng với nhận xét trên?
A. Đối lập giữa Mã Giám Sinh với gia đình Kiều
B. Đối lập giữa vai trò Mã Giám Sinh đang đóng với lời nói cử chỉ, hành vi của gã.
C. Đối lập Mã Giám Sinh với bọn tôi tớ.
Câu 2: Em đã đọc các chú thích văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Hãy điền Đ (đúng), S (sai) vào ô trống cuối mỗi nhận xét về Nguyễn Đình Chiểu.
A. Nguyễn Đình Chiểu sống trọn trong thời kỳ lịch sử đau thương mà vĩ đại của dân tộc, thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và bình định đất nước ta c
B. Nguyễn Đình Chiểu vừa là một thầy giáo, một thầy thuốc, vừa là một nhà thơ c
C. Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ, Nguyễn Đình Chiểu đã tích cực tham gia phong trào kháng chiến c
D. Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông sáng tác thơ văn là để tuyên truyền đạo đức và cổ vũ lòng yêu nước, ý chí đánh giặc cứu nước. c
E. Câu thơ “Lời quê chắp nhặt dông dài – mua vui cũng được một vài trống canh” là của Nguyễn Đình Chiểu	c
F. Câu thơ “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm - đâm mấy thằng gian bút chẳng tà của Nguyễn Đình Chiểu”.	c
G. Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ Nôm bác học c
H. Truyện Lục Vân Tiên được viết nhằm mục đích trực tiếp là truyền dạy đạo lý làm người.	c
Câu 3: 
1. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có sự kết hợp những yếu tố nào sau đây? Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý đúng:
A. Biểu cảm với miêu tả	B. Biểu cảm với tự sự
C. Biểu cảm với nghị luận	D. Biểu cảm với miêu tả, tự sự và nghị luận
2. Tay bà đã nhóm lên ngọn lửa hay chính là đã nhóm lên:
A. Tình thương yêu C. Sự sống và niềm tin
B. Niềm vui D. Cả A, B, C
Câu 4: Điền các từ: Truyền lửa, nhóm lửa, giữ lửa vào chỗ trống thích hợp trong câu văn sau:
Bà không chỉ là người……………….. (1), người …………. (2) mà còn là người …….... (3) ngọn lửa của sự sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
Câu 5: Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống cuối mỗi nhận xét sau:
A. Trong văn bản tự sự, người viết không chỉ miêu tả ngoại hình nhân vật mà còn miêu tả nội tâm nhân vật c
B. Đối tượng của miêu tả nội tâm là những gì có thể quan sát thực tiếp được như hành động, cử chỉ, điệu bộ c
C. Đối tượng của miêu tả ngoại hình là những gì có thể quan sát trực tiếp được như hành động cử chỉ, điệu bộ c
D. Miêu tả nội tâm và miêu tả ngoại hình điều cần thiết khi xây dựng nhân vật trong văn bản tự sự nhưng là hai phương diện tách bạch không có liên quan đến nhau c
E. Miêu tả ngoại hình có thể làm toát lên nội tâm nhân vật, ngược lại qua nội tâm nhân vật, người đọc lại có thể hình dung ngoại hình nhân vật. 	c
G. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về những sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay vấn đề đáng suy nghĩ 	c
H. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống…của con người. 	c
I. Yêu cầu về nội dung của một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là làm sáng tỏ vấn đề đó bằng cách giải thích, chứng minh , so sánh, phân tích… để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết c
Câu 6: Mỗi câu văn sau mắc lỗi gì? Hãy chỉ ra lỗi sai và sửa lại cho đúng.
A, Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
- Lỗi sai: 	
 - Câu chữa lại: 	
b, Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung
- Lỗi sai: 	
 - Câu chữa lại: 	
c. Lão Hạc, bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu thân phận nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 – 1945
- Lỗi sai: 	
- Câu chữa lại: 	
d, Bài thơ không chỉ hay về nội dung mà còn sắc sảo về ngôn từ.
- Lỗi sai: 	
- Câu chữa lại: 	
Phần tự luận:
Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua một số tác phẩm thơ từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đã học (Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ, Con cò)
Đáp án – biểu chấm
Phần trắc nghiệm:
Câu 1: (1 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái 
1. B 3. D mỗi ý đúng 0,25 điểm
2. D 4. B
Câu 2: (2điểm)
A. Đ D. Đ G. Đ
B. Đ E. S H. Đ
C. Đ F. Đ
Mỗi ý đúng 0,25đ
Câu 3: 0,5 điểm
a. D Mỗi ý đúng 0,25 điểm
b, D
Câu 4: (0,5 điểm): Điền đúng:
1. Nhóm lửa 3. Truyền lửa
2. Giữ lửa 
Câu 5(2 điểm): 
A. Đ D. S H. Đ
B. S E. Đ I. Đ
C. Đ G. S
 Mỗi ý đúng 0,25.
Câu 6 (2 điểm): 
a, Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
 Sửa: thay “và” bằng “nhưng”
b, Lỗi: Dùng thừa quan hệ từ
 Sửa: Bỏ từ “về”
c, Lỗi: Mắc lỗi diễn đạt (lỗi lôgích)
 Sửa: Thay “Ngô Tất Tố”bằng “Tắt Đèn”
d, Lỗi: Mắc lỗi diễn đạt (lỗi lôgích)
 Sửa: “Ngôn từ” bằng “nội dung”
Phần tự luận
1. Mở bài (1 điểm): Giới thiệu khái quát hình ảnh người phụ nữ.
- Giới thiệu khái quát hình ảnh người phụ nữ Việt Nam giàu lòng yêu quê hương, gia đình, đất nước “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
- Phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
2. Thân bài: (Đảm bảo được các ý cơ bản sau)
- Lịch sử dân tộc sáng ngời hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, người sản xuất, người chiến sĩ, người bà, người vợ, người mẹ biết bao dũng cảm và dịu hiền, biết bao vị tha và tần tảo. (1 điểm)
- Trong mỗi gia đình Việt Nam hình ảnh người bà trở lên gần gũi yêu thương nhất đối với con cháu (Bếp lửa). (3 điểm)
+ Cha mẹ bận công tác (tham gia kháng chiến) bà nuôi dạy con cháu.
“mẹ cùng cha bận công tác… 
 ............. cháu học”
+ Bà thức khuya dậy sớm nhóm bếp lửa, nhóm niềm yêu thương, niềm tin cho con cháu.
+ Ngọn lửa của bà là biểu tượng của tình yêu thương, sự hi sinh cao đẹp.
=> Bà gắn liền với cuộc đời cháu, với những kỷ niệm tuổi thơ…
- Hình ảnh người mẹ đôn hậu, mẫu tử tình thâm có cành cò và lời hát ru cho giấc ngủ của con. Cánh cò đã trở thành hạnh phúc tuổi thơ (Con cò) con ngủ chẳng phân vân.
+ Trong kháng chiến, đất nước ta có hàng vạn bà mẹ Việt Nam anh hùng giàu đức hy sinh. (3 điểm)
- Hình ảnh người mẹ dân tộc thời đánh Mỹ được Nguyễn Khoa Điềm nói đến bằng những vần thơ đầy xúc động (Khúc hát ru…) (3 điểm)
+ Hình ảnh người mẹ nghèo khổ giàu lòng yêu nước và thương con thương chiến sỹ bộ đội (thương A kay – thương bộ đội)
+ Hình ảnh mẹ thương con – thương làng đói
+ Hình ảnh mẹ thương con – thương đất nước
+ Mẹ với những ước mơ khát vọng cao cả…
=> Mẹ thương con trong tình thương đất nước…
Giá trị nghệ thuật: Giọng thơ ngọt ngào, thiết tha có sự sáng tạo của các nhà thơ…
3. Kết bài: Khẳng định vai trò của người phụ nữ.
“Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”
- Sự cống hiến của người phụ nữ VN từ sau cách mạng là bản anh hùng ca tuyệt đẹp là niềm tự hào của dân tộc.

File đính kèm:

  • docde thi HSG huyen.doc