Đề thi - Môn thi: Sinh học 9

doc7 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi - Môn thi: Sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD – ĐT DUYÊN HẢI
TRƯỜNG THCS TLHỊA 
MA TRẬN – ĐỀ THI – GỢI Ý KẾT QUẢ CHẤM THI 
HỌC SINH GIỎI VỊNG HUYỆN 
MƠN: SINH HỌC 9
NH: 2013 – 2014
I/ MA TRẬN: 
Tên chủ đề ( ndung, chương)
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
Chương I: “Các thí nghiệm của MenĐen” 7tiết
Vận Vận dụng kiến thức di truyền đã học xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ và lập sơ đồ lai. 
Số câu: 1
5 điểm 25%
100% = 5đ
Chương II “Nhiễm sắc thể” 7tiết
Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa hai quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật.
So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền dộc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng
Số câu: 2
5 điểm 25%
40% = 2đ
60% = 3đ
Chương III “AND VÀ GEN” 7tiết
Giải thích vì sau 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đơi ...giống hệt ADN mẹ? Cĩ trường hợp nào qua nhân đơi ADN con lại khác ADN mẹ khơng?
Số câu: 1
2 điểm 10%
100% = 2đ
Chương V. “Di truyền học người” 3 tiết
Nguyên nhân phát sinh phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người. Biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người.
Số câu: 1
2 điểm 10%
100% = 2đ
Chương VI. “Ứng dụng di truyền học” 9 tiết
Ưu thế lai là gì? Tại sao khơng dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai phải làm gì?
Số câu: 1
2 điểm 10%
100% = 2đ
Chương I. “Sinh vật và mơi trường” 6 tiết
Giải thích tại sao sinh vật hằng nhiệt cĩ khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của mơi trường.
Số câu: 1
2 điểm 10%
100% = 2đ
Chương II “Hệ sinh thái” 7 tiết
Biết vì sao quần thể người lại cĩ một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác khơng cĩ. Biết ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia.
Số câu: 1
2 điểm 10%
100% = 2đ
- TS câu: 8
- TS điểm: 20đ
- 100% = 20đ
- Số câu: 3 
- Số điểm: 6.0đ
30%
- Số câu: 4 
- Số điểm: 9.0đ
 45%
- Số câu: 1
- Số điểm: 5 đ
 25%
ĐỀ THI 
MƠN THI: SINH HỌC 9
Thời gian làm bài: 150 phút (khơng kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3 điểm): So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền dộc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng.
Câu 2 (2 điểm): Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đơi lại giống hệt ADN mẹ? Cĩ trường hợp nào qua nhân đơi ADN con lại khác ADN mẹ khơng?
Câu 3 (2 điểm): Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa hai quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật.
Câu 4 (2 điểm): Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người. Cĩ thể hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người bằng những biện pháp nào?
Câu 5 (2 điểm): Ưu thế lai là gì? Tại sao khơng dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?
Câu 6 (2 điểm): Trong hai nhĩm sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt, sinh vật thuộc nhĩm nào cĩ khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của mơi trường? Tại sao?
Câu 7 (2 điểm): Vì sao quần thể người lại cĩ một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác khơng cĩ? Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?
Câu 8 (5 điểm): Khi thực hiện giao phấn giữa các cây P với nhau, người ta thu được ở F1 có 240 cây có quả tròn và 80 cây có quả dài.
a) Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F1.
Tiếp tục cho các cây F1 thu được nói trên tự thụ phấn.
Hãy lập các sơ đồ tự thụ phấn có thể có ở F1.
	Giáo viên ra đề thi
 Đặng Xuân Thảo
GỢI Ý KẾT QUẢ CHẤM THI
Câu hỏi
Gợi ý kết quả
Điểm
1
Di truyền độc lập
P: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
 AaBb aabb 
G: 1AB: 1Ab:1aB:1ab ab 
F: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb:1aabb 
1 vàng, trơn: 1vàng, nhăn:1 xanh, trơn: 1xanh, nhăn 
- Tỉ lệ về kiểu gen và kiểu hình đều 1:1:1:1 
- Xuất hiện biến dị tổ hợp: vàng, nhăn và xanh, trơn 
Di truyền liên kết 
P: Thân xám, cánh dài x Thân đen, cánh cụt 
 BV/bv bv/bv 
G: 1BV:1bv bv 
F: 1BV/bv:1bv/bv 
1 thân xám, cánh dài:1 thân đen, cánh cụt 
- Tỉ lệ về KG và KH đều 1:1 
- Khơng xuất hiện biến dị tổ hợp 
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
2
Hai ADN con sau nhân đơi giống ADN mẹ do quá trình nhân đơi diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc khuơn mẫu: nghĩa là mạch mới tạo ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuơn của ADN mẹ.
- NT Bổ sung: Sự liên kết các nuclêơtit ở mạch khuơn với các nuclêơtit tự do là cố định: A liên kết với T hay ngược lại; G liên kết với X hay ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo tồn): trong mỗi ADN con cĩ 1 mạch của ADN mẹ (mạch cũ) , mạch cịn lại được tổng hợp mới.
- Cĩ trường hợp ADN con khác ADN mẹ nếu xảy ra đột biến trong qua trình nhân đơi.
0.5 
0.5
0.5 
0.5 
3
- Giống nhau: 
+ Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần. (0,5 đ)
+ Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho giao tử.
- Khác nhau:
Phát sinh giao tử cái
Phát sinh giao tử đực
- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn. (0,25 đ)
- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho một thể cực thứ hai có kích thước bé và một tế bào trứng có kích thước lớn.(0,25 đ)
- Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho hai thể cực và 1 tế bào trứng, trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh. (0,25 đ)
- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2. (0,25 đ)
- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng. (0,25 đ)
- Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng, các tinh trùng này đều tham gia vào thụ tinh. (0,25 đ)
0.25
0.25
4
- Các bệnh di truyền và tật bẩm sinh ở người do các tác nhân lí hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường, do rối loạn trao đổi chất nội bào.
- Biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh di truyền:
+ Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hĩa học và các hành vi gây ơ nhiễm mơi trường.	
+ Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh...	
+ Hạn chế kết hơn giữa những người cĩ nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nĩi trên. 	
0.5
0.5
0.5
0.5
5
- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 cĩ sức sống cao hơn, khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai bố mẹ.
- Người ta khơng dùng cơ thể lai F1 làm giống vì nếu làm giống thì đời sau, qua phân ly, sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn cĩ hại dẫn đến ưu thế lai giảm.
- Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vơ tính (giâm, chiết, ghép...).
1
0.5
0.5 
6
- Sinh vật hằng nhiệt cĩ khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của mơi trường.
- Vì :
+ Sinh vật hằng nhiệt cĩ khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, khơng thay đổi theo nhiệt độ của mơi trường ngồi.
+ Cơ thể sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hịa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hịa nhiệt ở bộ não.
+ Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp lơng, da hoặc lớp mỡ dưới da, hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tăng cường hoạt động thốt hơi nước và phát tán nhiệt...
0.5
0.5
0.5
0.5
7
- Sự khác nhau đó là do con người có tư duy, có trí thông minh nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
- Phát triển dân số hợp lí là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi Quốc gia, tạo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế – xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước.
- Phát triển dân số hợp lí là không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
- Phát triển dân số hợp lí là nhằm mục đích đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, mọi người trong xã hội đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt.
0.5
0.5
0.5
0.5
8
a) Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F1
Kết quả thu được ở F1 có 240 cây có quả tròn và 80 cây có quả dài. 
- F1 có tỉ lệ của định luật phân li 3 trội : 1 lặn. Suy ra quả tròn là tính trạng trội hoàn toàn so với quả dài.	
- Quy ước gen A: quả tròn, gen a: quả dài.	
- F1 có tỉ lệ 3 : 1, suy ra các cây P đem lai đều có kiểu gen dị hợp Aa, kiểu hình là quả tròn. 
	Sơ đồ lai:
P : Aa (quả tròn) x Aa (quả tròn)	
GP : A,a A,a	
F1 : Kiểu gen 1AA : 2 Aa : 1 aa 	
	Kiểu hình 3 quả tròn : 1 quả dài	
b) Sơ đồ tự thụ phấn của F1
- F1 xuất hiện 3 kiểu gen là AA, Aa và aa	
- Vậy nếu cho F1 tự thụ phấn, thì có 3 phép tự thụ phấn xảy ra là: P : AA x AA;	P : Aa x Aa;	P : aa x aa	
- Trường hợp 1:
P : AA (quả tròn) x AA (quả tròn)	
GP : A A	
F1 : Kiểu gen AA	
Kiểu hình 100% quả tròn	
- Trường hợp 2: 
P : Aa (quả tròn) x Aa (quả tròn)	
GP : A,a A,a	
F1 : Kiểu gen 1AA : 2 Aa : 1 aa	
Kiểu hình 3 quả tròn : 1 quả dài	
- Trường hợp 3:
P : aa (quả dài) x aa (quả dài)	
GP : a a	
F1 : Kiểu gen aa	
 Kiểu hình 100% quả dài	 
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Trường Long Hịa, ngày 19 tháng 02 năm 2014
 Giáo viên bộ mơn
 Đặng Xuân Thảo

File đính kèm:

  • docde thi HSG huyen tham khao NH 20132014 mon sinh 9.doc
Đề thi liên quan