Đề thi môn Văn 12

doc14 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi môn Văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn Văn 
Đề I
Câu 1 (2 điểm) Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lui Aragông.
Câu 2 (3 điểm) Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân.
Câu 3 (5 điểm) Phân tích cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ sau:
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Văn học 12- tập một, tr.154-155, NXB Giáo dục Hà Nội, 2005)
Đề II
Câu 1 (2 điểm)
Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kỳ
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước.
(Trích Thư gửi mẹ - Êxênin, Văn học 12 - tập hai tr.55, NXB Giáo dục, 2004).
Anh, chị hiểu hai câu thơ trên như thế nào?
Câu 2 (3 điểm) Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Câu 3 (5 điểm) Phân tích vẻ đẹp người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.
* Ban Khoa học Xã hội & Nhân văn
Câu 1 (1,5 điểm): Theo anh/ chị, qua truyện Số phận con người, chủ yếu Sô - lô - khốp muốn nói với người đọc những điều gì?
Lưu ý: Chỉ nêu rất ngắn gọn.
Câu 2 (1,5 điểm): Phần Mở bài và phần Thân bài trong bài văn nghị luận khác nhau như thế nào?
Câu 3 (7 điểm): Anh/ chị cảm nhận như thế nào về nhân vật bà Hiền ở truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải?
* Ban Khoa học Tự nhiên
Câu 1 (1 điểm): Hãy chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đã sửa lỗi diễn đạt: “Mặc dù nhà thơ Nguyễn Du xuất thân từ tầng lớp quý tộc. Nhiều người trong gia đình đều làm quan trong triều. Nhà thơ cũng đã có thời gian tham gia bộ máy cai trị. Trong những năm loạn lạc, ông sống gần dân, nếm trải nhiều nỗi đắng cay. Vì thế, ông rất đồng cảm với người dân cùng khổ”.
Câu 2 (2 điểm): Anh/ chị trình bày ngắn gọn những hiểu biết về nhà văn Lỗ Tấn. 
Câu 3 (7 điểm): Nhiều người rất thích câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” và lấy đó làm phương châm sống, nhưng có người lại cho rằng, điều ấy chưa hoàn toàn đúng, nhiều khi ở hiền mà không gặp lành.
Anh/ chị hãy trình bày ý kiến của mình về vấn đề này
ĐỀ 1
Câu 1 (2 điểm): Enxa Tơriôlê đã có vai trò như thế nào trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lui Aragông ?
Câu 2 (8 điểm): Anh chị hãy phân tích sức sống mãnh liệt của nhân vật Mị (kể từ khi cô bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra tới khi trốn khỏi Hồng Ngài) trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.
ĐỀ 2
Câu 1 (2 điểm): Anh chị hãy trình bày ngắn gọn những điểm cần lưu ý về hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Câu 2 (2 điểm): Vì sao có thể nói, truyện Đôi mắt của nhà văn Nam Cao là tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thế hệ nhà văn đi theo cách mạng ?
Câu 3 (6 điểm): Cảm nhận của anh, chị về bài thơ dưới đây:
Chiều tối
                                                       Hồ Chí Minh
                                    Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
                                    Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không;
                                    Cô em xóm núi xay ngô tối,
                                    Xay hết, lò than đã rực hồng.
                                  (Trích Nhật kí trong tù. Theo Văn học 12, NXB Giáo dục 2002)

Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
Hãy bình luận ngắn về tên bài  Vợ chồng A Phủ
Bình giảng đoạn văn cuối: “Mỗi đêm … Mị cũng vụt chạy ra” trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy nên lên giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài
So sánh tính cách và số phận của Mị và A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Phân tích diễn biến tâm trạng Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) trong đêm cởi trói cho A Phủ.
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài.
Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài.

Tình huống độc đáo và hấp dẫn trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân                 “Muốn ăn cơm trắng với giò này!                Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”
Hãy bình luận ngắn về tên bài  Vợ nhặt
Phân tích ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của truyện Vợ nhặt (Kim Lân)
Một trong những sáng tác nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng đựơc tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn. Hãy phân tích truyện Vợ nhặt để chứng minh ý kiến trên.
Phân tính tâm nhân vật bà cụ Tứ trong chuyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ Nhặt( Kim Lân).
Nhà văn Kim Lân có lần đã kể lại tác phẩm Vợ nhặt của ông thực ra la một chương đã được viết lại của truyện dài xóm ngụ cư. Ý của truyện là “Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái ảm đạm để mà vui, mà hi vọng”.Hãy làm rõ ý kiến trên thông qua việc phân tích tuyện ngắn Vợ nhặt
Phân tích nhân vật vợ Tràng trong chuyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
Hai trạng thái cảm xúc của thi nhân qua hai bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu và “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi
Nhớ mùa thu Hà Nội                           “Sáng mát trong như sáng năm xưa                            Gió thổi mùa thu hương cốm                           Tôi nhớ những ngày thu đã xa”
Mùa Thu nay khác rồi của Nguyễn Đình Thi
Phân tích tác phẩm Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Tình quê hương đất nước trong ba bài thơ “ Bên kia sông Đuống “ ( Hoàng Cầm ) , “ Việt Bắc “ ( Tố Hữu ) và “ Đất nước “ ( Nguyễn Đình Thi )
Hãy bình luận ngắn về tên bài Đất nước
Phân tích hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm để làm nổi rõ những cảm hứng về đất nước
Lòng yêu nước được thể hiện như thế nào qua hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước ( trích Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm ?
Tình quê hương đất nước chính là một nét nổi bật của thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Phân tích những nét chung và đặc điểm riêng của cảm hứng về quê hương đất nước trong các bài thơ Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm) , Việt Bắc (Tố Hữu) và Đất Nước (Nguyễn Đình Thi).
Thơ thu Việt Nam thường lấy mùa thu Bắc Bộ làm chất liệu, nhưng cảnh thu trong mỗi tác phẩm hiện lên độc đáo khác nhau. Phân tích cảnh thu ở hai đoạn thu sau để làm rõ ý kiến trên”                           …Mây vẩn từng không, chim bay đi                           Khí trời u uất hận chia ly                           ít nhiều thiếu nữ buồn không nói                           Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.                                                                   (Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)                           …Mùa thu nay khác rồi                           Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi                           Gió thổi rừng tre phấp phới                           Trời thu thay áo mới                           Trong biếc nói cười thiết tha…                                                                   (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Nhân vật Hoàng trong truyện “Đôi mắt” của Nam Cao
Vấn đề “Đôi mắt” trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
Hãy bình luận ngắn về tên bài Đôi mắt
Phân tích nhân vật Hoàng trong truyện Đôi mắt của Nam Cao. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật này của nhà văn.
Vấn đề “Đôi mắt” được đặt ra trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao như thế nào? Ý nghĩa của vấn đề “đôi mắt” đối với việc sáng tác văn chương lcú tác giả viết truyện ngắn này và hiện nay
Nhà văn Tô Hoài coi Đôi mắt là một tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn như Nam Cao, Tôi Hoài…Hãy trình bầy nội dung của tuyên ngôn nghệ thuật ấy ở Đôi mắt của Nam Cao.
Phân tích vấn đề “Đôi mắt” đựoc nhà văn Nam Cao đặt ra trong truyện ngắn cùng tên của ông. Nêu ý nghĩa của vấn đề đó đối với sáng tác văn chương thời kỳ tác phẩm ra đời và hiện nay.
Phân tích nhân vật Hoàng trong chuyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Nếu nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật này của nhà văn.

Vẻ đẹp của hai hình tượng người lính thời kì kháng chiến chống pháp trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Đồng chí” của Chính Hữu
*****Phân tích tác phẩm Tây Tiến
Hãy bình luận ngắn về tên bài Tây tiến
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:                             Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc                              Quân xanh màu lá dữ oai hùm                              Mắt trừng gửi mộng qua biên giới                              Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm                              Rải rác biên cương mồ viễn xứ                              Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh                              áo bào thay chiếu anh về đất                              Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:                           Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!                           Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi                           Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi                           Mường Lát hoa về trong đêm hơi                           Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm                           Heo hút cồn mây,súng ngửi trời                           Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống                           Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi                           Anh bạn dãi dầu không bước nữa                           Gục lên súng mũ bỏ quên đời !                           Chiều chiều oai linh thác gầm thét                           Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người                           Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói                           Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
So sánh và phân tích những vẻ đẹp khác nhau của hai hình tượng người lính thời kì kháng chiến chống Pháp trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu.
Nhà thơ Anh Ngọc có viết về bài thơ Tây Tiến như sau:… Hãy đến nỗi ta không khỏi ngạc nhiên mà nghĩ rằng: Tại sao trong những ngày đầu non nớt của nền thơ kháng chiến và cách mạng mà chúng ta lại có được một tác phẩm thơ tuyệt duyệt đến thế, kinh điển đến thế và cũng hiện đại đến thế?Qua phân tích bài thơ Tây Tiến, Hãy cắt nghĩa sự ngạc nhiên trên.
Phân tích cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng ở bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:        Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa        Kìa em xiêm áo tự bao giờ        Kèn lên man điệu nàng e ấp        Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ        Người đi Châu Mộc chiều suơng ấy        Có thấy hồn lau nẻo bến bờ        Có nhớ dáng người trên độc mộc        Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Có ngưòi nói, cảm hứng chue đạo của bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về Tây Tiến.Hãy bình giảng đoạn thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên:        Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!        Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi        Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi        Mường Lát hoa về trong đêm hơi        Dốc lên khúc khửu dốc thăm thẳm        Heo hút cồn mây, súng ngửi trời        Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống        Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi        Anh bạn dãi dầu không bước nữa        Gục lên súng mũ bỏ quên đời!        Chiều chiều oai linh thác gầm thét        Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người        Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói        Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
*******Phân tích tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh
Hãy bình luận ngắn về tên bài Tuyên ngôn Độc lập
Phân tích Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chi Minh.
Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh để làm rõ nhận định sau:“Đây là một tác phẩm nổi tiếng tự nhiên các áng thiên cổ hùng văn trong quá khứ và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận với chất văn chương mang tư tưởng lớn lao của thời đại mới” 
Bài làm tham khảo: Giá trị lịch sử và nhân văn của Tuyên ngôn Độc lập
Hãy phân tích và chứng minh Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chương mẫu mực của thời đại.
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Hồ Chí Minh đã trích dẫn lại những câu ghi trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp:        - Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền đuợc sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.    - Người ta sinh ra ta tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.Hãy phân tích ý nghĩa của việc trích dẫn này.
Căn cứ vào hoàn cảnh chính trị của đất nước ta khi Hồ Chủ Tịch đọc tuyên ngôn Độc lập, hãy phán đoán về cụ đích viết, đối tượng viết của bản tuyên ngôn độc ?
*******Tình quê hương đất nước trong ba bài thơ “ Bên kia sông Đuống “ ( Hoàng Cầm ) , “ Việt Bắc “ ( Tố Hữu ) và “ Đất nước “ ( Nguyễn Đình Thi )
Phân tích tác phẩm Bên kia sông Đuống
Hãy bình luận ngắn về tên bài Bên kia sông Đuống
Tình quê hương đất nước chính là một nét nổi bật của thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Phân tích những nét chung và đặc điểm riêng của cảm hứng về quê hương đất nước trong các bài thơ Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm) , Việt Bắc (Tố Hữu) và Đất Nước (Nguyễn Đình Thi).
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm:                             Bên kia sông Đuống                             Quê hương ta lúa nếp thơm nồng                             Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong                             Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp                             Quê hương ta từ ngày khủng khiếp                             Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn                             Ruộng ta khô                              Nhà ta cháy                             Chó ngộ một đàn                             Lưỡi dài lê sắc máu                             Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang                             Mẹ con đàn lợn âm dương                             Chia lìa đôi ngả                             Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã                             Bây giờ tan tác về đâu!
Phân tích thơ sau trong bài bên kia sông Đuống :     Bên kia sông Đuống     Quê hương ta lúa nếp thơm nồng`    Tranh Đông hồ gà lợn nét tươi trong    Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp    Quê hương ta từ ngày khủng khiếp    Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn    Ruộng ta khô    Nhà ta cháy    Chó ngộ một đàn    Lưỡi dài lên sắc máu    Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang    Mẹ con đàn lợn âm dương    Chia lìa đôi ngả    Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã    Bây giờ tan tác về đâu
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm    Em ơi buồn làm chi    Anh đưa em về sông Đuống     Ngày xưa cát trắng phẳng lì    Sông Đuống trôi đi    Một dòng lấp lánh    Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ    Xanh xanh bãi mía bờ râu    Ngô khoai biêng biếc    Đứng bên này sông sao nhớ tiếc    Sao xót xa như rụng bàn tay    (Văn học 12, tập một, Nxb Giáo dục, 2000, tr81)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống :     Bên kia sông Đuống    Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong    Dăm miếng cau khô    Mấy lọ phẩm hồng    Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm    Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn    Khua giày đinh đạp gãy quán gày teo    Xì xồ cướp bóc    Tan phiên chợ nghèo    Lá đa lác đác trước lều    Vài ba vết máu loang chiều mùa đông    Chưa bán được một đồng    Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong    Bước cao bứơc thấp bên bờ tre hun hút    Có con cò trắng bay vùn vụt    Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu    Mẹ ta lòng đói dạ sầu    Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ    (Văn học 12, tập một, Nxb. Giáo dục, 2000, tr 81)
*******Phân tích tác phẩm Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
Hãy bình luận ngắn về tên bài Tiếng hát con tàu
Dựa vào bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, hãy giải thích ý nghĩa của lời đề từ mở đầu tác phẩm.
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:                             Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ                             Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?                             Khi ta ở,chỉ là nơi đất ở                             Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!                             Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét                             Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,                             Như xuân đến chim rừng lông trở biếc                             Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:        Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc         Xứ thiêng liêng, rừng núi đã anh hùng        Nơi máu đỏ tâm hồn ta thấm đất        Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân.        Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa        Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đuờng        Con đã đi nhưng con cần vượt nữa        Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.        Con gặp lại nhận dân như nai về suối cũ        Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa        Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa        Chiếc nôi ngừng bỗng đập cánh tay đưa.        Con nhớ anh con, người anh du kích        Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn        Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách        Đêm cuối cùng cho anh con cởi lại cho con.        Con nhớ em con, thằng em liên lạc        Rừng thưa em băng, rừng rậm em liên lạc        Sáng bản Na, chiều em qua bản bắc        Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư.        Cón nhớ quê mế! Lửa hồng soi tóc bạc        Năm con đau, mế thức một mùa dài        Con với mế không phải hòn máu cắt        Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.        Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ        Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?        Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở        Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn!        Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét        Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng        Như xuân đến chim rừng lông trở biếc        Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.        Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch        Vắt xuôi nuôi quân em giấu giữa rừng        Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch        Bữa xôi đầu còn toả mùi hương.
Hãy dựa vào nội dung bài thơ Tiếng hát con tàu để giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ. Bình giảng khổ thơ được lấy làm đề từ:        Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc         Khi lòng ta đã hoá những con tàu,        Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát        Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.
Bình giảng bài thơ Tiếng Hát con tàu của Chế Lan Viên:        Tây bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc        Khi lòng ta đã hoá thành những con tàu,        Khi Tở quốc bốn bề lên tiếng hát        Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.        Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?        Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội        Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi        Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng.        Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp        Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?        Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép        Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.        Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc         Xứ thiêng liêng, rừng núi đã anh hùng        Nơi máu đỏ tâm hồn ta thấm đất        Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân.        Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa        Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đuờng        Con đã đi nhưng con cần vượt nữa        Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.        Con gặp lại nhận dân như nai về suối cũ        Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa        Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa        Chiếc nôi ngừng bỗng đập cánh tay đưa.        Con nhớ anh con, người anh du kích        Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn        Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách        Đêm cuối cùng cho anh con cởi lại cho con.        Con nhớ em con, thằng em liên lạc        Rừng thưa em băng, rừng rậm em liên lạc        Sáng bản Na, chiều em qua bản bắc        Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư.        Cón nhớ quê mế! Lửa hồng soi tóc bạc        Năm con đau, mế thức một mùa dài        Con với mế không phải hòn máu cắt        Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.        Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ        Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?        Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở        Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn!        Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét        Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng        Như xuân đến chim rừng lông trở biếc        Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.        Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch        Vắt xuôi nuôi quân em giấu giữa rừng        Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch        Bữa xôi đầu còn toả mùi hương.        Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?        Tình em đang mong tình mẹ đang chờ        Tình hãy vỗ dùm ta đôi cánh vội        Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga.        Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng        Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào        Rẽ người mà đi vịn tay mà đến        Mặt đất nồng nhụa nóng của cần lao.        Nhựa nóng của mười năm nhân dân máu đổ        Tây Bắc ơi, ngưòi mẹ của hồn thơ        Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa        Nay trở về, ta lấy lại vàng ta.        Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?        Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng        Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống        Mắt hồng em trong suối lớn mùa xuân.

*******Phân tích nghệ thuật miêu tả các pho tượng trong bài Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận.
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận                             Mỗi người một vẻ mặt con người                            (…)                             Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.
Phân tích đoạn thơ sau, trong bài Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận :    Mỗi người một vẻ ,mặt con người    Cuồn cuộn đau thương chảy dưới trời    Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã     Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.    Mặt cúi ,mặt nghiêng ,mặt ngoảnh sau    Quay theo tám hướng hỏi trời sâu    Một câu hỏi lớn.Không lời đáp    Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.
Phân tích nghệ thuật miêu tả các pho tượng trong bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận.

*****Hãy bình luận ngắn về tên bài Mùa lạc
Phân tích nhân vật Đào trong truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải.
Phân tích nhân vật Huân trong tác phẩm Mùa lạc của Nguyễn Khải. Qua nhân vật này, tác giả đã gửi gắm những suy nghĩ và quan niệm gì về cuộc sống con người?
Phân tích cảm hứng hồi sinh trong tác phẩm Mùa lạc của Nguyễn Khải.
Phân tích nhân vật Đào trong truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải. Từ đó nêu lên tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.

File đính kèm:

  • docGioi thieu mot so dang de thi thuong gap trong chuong trinh Ngu Van 12(1).doc
Đề thi liên quan