Đề thi ngữ văn 8

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi ngữ văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi ngữ văn 8

Câu 1: Cho đoạn thơ sau:
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa,
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ? (Ông Đồ - Vũ Đình Liên)
a, Phân tích các kiểu câu đã sử dụng trong đoạn thơ ?
b, Đoạn thơ sử dụng những biện pháp tu từ gì ? Nêu tác dụng ?
Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi Non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
 (Đập đá ở Côn Lôn-Phan Châu Trinh)

Câu 3: Nhận xét về Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, có ý kiến cho rằng: "Con người đó không chỉ khổ mà còn rất đẹp"
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.






























đáp án
Câu 1: 2 điểm
* Yêu cầu:
a, Học sinh chỉ rõ kiểu câu đã sử dụng trong đoạn thơ. (1 điểm)
- Năm nay đào lại nở
 Không thấy ông đồ xưa Câu trần thuật (0,5 điểm)
 Những người muôn năm cũ
- Hồn ở đâu bây giờ? Câu nghi vấn (0,5 điểm)
b, Biện pháp tu từ sử dụng: (1 điểm)
- Câu hỏi tu từ: Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ? diễn tả tâm trạng bâng khuâng xót thương hoài cổ của nhà thơ khi không thấy ông đồ.
- Hình ảnh ẩn dụ: "Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ"
Nói về cả một lớp người nho học, một nền văn hoá lâu đời, một nép đẹp trong phong tục tập quán của dân tộc đã hoàn toàn vắng bóng. Từ đó nhà thơ bày tỏ niềm cảm thương chân thành sâu sắc.
+ Cách cho điểm:
- Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm.
- Thiếu hoặc sai hoàn toàn không cho điểm.

Câu 2: Cho 6 điểm
* Yêu cầu: Học sinh trình bày được:
- Câu thơ đầu: Gợi tả bối cảnh thời gian, không gian nơi Côn Đảo đồng thời taọ dựng một tư thế hiên ngang, lẫm liệt của con người giữa đất trời Côn Đảo. Câu thơ mượn quan niệm nhân sinh truyền thống "Làm trai" để bộc lộ thái độ tự khẳng định mình, tự bày tỏ khát vọng hành động của một con người đường hoàng, có khí phách hiên ngang giữa non cao biển rộng.
- Ba câu sau: Bằng bút pháp khoa trương kết hợp với giọng thơ sảng khoái, hào hùng đanh thép và những động từ mạnh, tác giả vừa miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc của người tù khổ sai nơi Côn Đảo, vừa khắc hoạ được tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường mạnh mẽ, với thái độ quả quyết và sức mạnh ghê gớm thần kỳ như của những nhân vật trong thần thoại.

Câu 3: Cho 12 điểm
Mở bài: 0,5 điểm
* Yêu cầu: - Giới thiệu xuất xứ tác phẩm, khái quát chung nhân vật, trích lời nhận định.
* Cách cho điểm:
- Diễn đạt đủ ý, lời văn trau chuốt, có cảm xúc: 0,5 điểm
- Thiếu hoặc sai: Không cho điểm
Thân bài: Cho 11 điểm
* Yêu cầu: Học sinh trình bày được các ý cơ bản theo kiểu văn nghị luận.
1. Giải thích: 2 điểm
- Hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng đến số phận người nông dân: Xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời.
- Những biểu hiện nghèo khổ, cơ cực mà người nông dân phải gánh chịu.
- Ghi lại hình ảnh Lão Hạc tác giả nhằm phản ánh hiện thực và bày tỏ niềm cảm thông nhân ái với người nông dân.
2, Chứng minh làm sáng tỏ nhận định.
+ Lão Hạc "khổ" (2 điểm)
- Nhận xét khái quát nhân vật: Sống trong xã hội đó Lão Hạc có số phận thật thê thảm thương tâm.
+ Lão là nông dân nghèo sống bằng nghề làm thuê cuốc mướn-lão nghèo đến mức không đủ tiền cưới vợ cho con, khiến con phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.
+ Vợ mất sớm, con đi đồn điền cao su, lão sống cô đơn tủi cực trong nghèo túng quanh năm . Lão chỉ có con chó vàng làm bạn.
+ Rồi lão ốm đau, bão gió, mất mùa, mất việc làm thuê, lão rơi vào tình cảnh khốn quẫn. Lão phải bán cậu vàng trong nỗi niềm đau đớn tột cùng.
+ Lão phải sống lay lắt bằng tất cả những thứ gì có thể kiếm được.
+ Bị dồn đẩy đến đường cùng, lão tìm đến một cách giải thoát để chẩm dứt kiếp sống của mình bằng cách tự tử bằng bả chó. Một cái chết đau đớn, một hình thức giải thoát thật thê thảm. 
 => Số phận bất hạnh của Lão Hạc tiêu biểu cho số phận của người nông dân trước cách mạng.
b, Lão hạc có phẩm chất cao đẹp: (3 điểm)
- ở Lão Hạc, ngời sáng một tình yêu thương sâu sắc, một ý thức sống trong sạch, cao thượng.
b1, Lòng yêu thương sâu sắc.
*) Đối với con Vàng:
- Lão chăm sóc hết sức chu đáo, coi cậu Vàng như một con người, như một đứa cháu côi cút. Cậu Vàng trở thành một nhân vật đặc biệt trong cuộc sống của Lão Hạc.
- Lúc cùng đường phải bán Vàng lão vô cùng ân hận, đau khổ. lão khóc, tự trừng phạt, oán trách mình bằng cái chết của một con chó.
* Đối với con trai:
- Từ ngày con phẫn chí bỏ đi đồn điền Cao su lão luôn sống trong khổ đau, dằn vặt nhở mong con.
- Mỗi lần nhắc đến con lão đều "Rơm rớm nước mắt", "cười như mếu". Lão cố kéo dài cuộc sống cùng cực của mình chỉ với một hi vọng chờ mong con trở về.
- Xa con, lão thu vén tất cả cho con. Khi ốm đau, phải tiêu hết tiền dành cho con, lão khổ sở vô cùng.
- Giữa cuộc sống của lão và tương lai của con lão chỉ được phép chọn một. Lão đã cân nhắc, tính toán, chọn lựa. và khi cảm thấy bế tắc, cùng quẫn, lão tự nguyện kết thúc kiếp sống thê thảm của mình để cấy mầm sống, nuôi niềm hy vọng vào cuộc đời của con trai.
=> Tình phụ tử mà lão dành cho con thật thiêng liêng và cao đẹp làm sao.
b2, ý thức sống trong sạch và lòng tự trọng cao cả: (2 điểm)
- Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng, lão tự chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, sự phiền luỵ đến làng xóm, láng riềng, lão gửi ông giáo 30 đồng để ông giáo làm ma, trong khi bản thân ông phải sống lay lắt với củ chuối, sung luộc, rau má, bữa trai, bữa ốc. Lão đã nghĩ cho mọi người trước khi nghĩ đến bản thân mình.
- Lão luôn tỏ ra sống lương thiện: Để bảo vệ bản lính ấy, để không bị miếng ăn làm biễn chất như Binh Tư, lão đã thà chết trong còn hơn sống đục. Cái chết của lão khép lại một số phận đau thương nhưng lại thắp sáng lên một niền tin bất diệt vào nhân cách, phẩm giá con người.
3, Đánh giá: 2 điểm
 Qua nhân vật Lão Hạc, Nam Cao đã phơi bày hiện thực về số phận của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đồng thời nên án gay gắt cái xã hội bất lương và vô nhân đạo ấy.
- Từ bi kịch về cái nghèo, về nhân phẩm của Lão Hạc, Nam Cao đã thể hiện một tiếng nói cảm thông, trân trọng và ngợi ca cái chất người, nhân cách sống cao đẹp của Lão Hạc và cũng là của người nông dân Việt Nam trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.
* Cách cho điểm: 
- Căn cứ vào khung điểm từng ý, và sự diễn đạt của học sinh để cho điểm cho phù hợp.
Kết bài : 0,5 điểm
* yêu cầu: Khẳng định sự thành công và đóng góp của Nam Cao qua nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên.
- Bộc lộ những cảm nhận cô đọng sâu sắc nhất của mình.
* Cách cho điểm:
- Đạt yêu cầu, diễn đạt tốt cho 0,5 điểm.
- Thiếu hoặc sai: Không cho điểm
Lưu ý:
 Sau khi cộng điểm toàn bài, nếu có sai sót về cách dùng từ, viết câu hoặc sai chính tả
 10-15 lỗi trừ 1 điểm. Trên 15 lỗi trừ 1,5-2 điểm. Điểm trừ tối đa không quá 2 điểm.




File đính kèm:

  • docDe HSG van 8.doc
Đề thi liên quan