Đề thi ngữ văn đồng bằng sông Cửu Long

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi ngữ văn đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tỉnh An Giang
Trường: THPT Chuyên THOẠI NGỌC HẦU
Môn: NGỮ VĂN
Tên giáo viên biên soạn: Hoàng Mai Quyên.


Số mật mã:

Phần này là phách



Số mật mã:

Câu 1 ( 8 điểm)
Tình bạn Hai người bạn đi trên đường vắng vẻ. Đến một đoạn, họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kìm chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người kia bị đau nhưng không hề nói một lời. Anh viết trên cát: "Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi".
Họ tiếp tục đi. Đến một con sông, họ dừng lại và tắm ở đấy.
Anh bạn kia không may bị vọp bẻ và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu. Khi hết hoảng sợ, anh viết lên đá: "Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi". Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi: "Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết trên cát, còn bây giờ anh lại viết trên đá?"
Mỉm cười, anh trả lời: "Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng với sự tha thứ... Và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta nên khắc nó lên đá như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xoá nhòa được...” Hãy học cách viết trên cát và trên đá.
 ( Theo Hạt giống tâm hồn – NXB Trẻ )
Anh/ chị có suy nghĩ gì về câu kết của văn bản trên.
Câu 2 ( 6 điểm)
Cảm nhận của anh / chị về nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của nhà thơ Thanh Thảo qua tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lorca”
Câu 3( 6 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về lối văn “ độc tấu” của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tác phẩm “ Người lái đò sông Đà”, “ Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

 HẾT











Tỉnh An Giang
Trường: THPT Chuyên THOẠI NGỌC HẦU
Môn: NGỮ VĂN
Tên giáo viên biên soạn: Hoàng Mai Quyên.


Số mật mã:

Phần này là phách



Số mật mã:


 Câu 1 ( 8 điểm)
Tình bạn Hai người bạn đi trên đường vắng vẻ. Đến một đoạn, họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kìm chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người kia bị đau nhưng không hề nói một lời. Anh viết trên cát: "Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi".
Họ tiếp tục đi. Đến một con sông, họ dừng lại và tắm ở đấy.
Anh bạn kia không may bị vọp bẻ và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu. Khi hết hoảng sợ, anh viết lên đá: "Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi". Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi: "Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết trên cát, còn bây giờ anh lại viết trên đá?"
Mỉm cười, anh trả lời: "Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng với sự tha thứ... Và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta nên khắc nó lên đá như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xoá nhòa được...” Hãy học cách viết trên cát và trên đá.
 ( Theo Hạt giống tâm hồn – NXB Trẻ )
Anh/ chị có suy nghĩ gì về câu kết của văn bản trên.


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
Câu 1: (8 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết kết hợp các thao tác lập luận để làm bài văn nghị luận xã hội
- Bố cục chặt chẽ, ý kiến rõ ràng, thuyết phục
- Diễn đạt lưu loát, văn giàu hình ảnh, có cảm xúc
- Không mắc lỗi diễn đạt
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau miễn là đáp ứng được những ý chính sau :
- Hãy biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác
- Hãy học cách biết ơn, tri ân với những người đã giúp đỡ mình trong cuộc sống
- Rút ra bài học cho bản thân.
BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên, khuyến khích những bài viết có sáng tạo
- Điểm 6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu nêu trên, mắc một vài lỗi diễn đạt không đáng kể.
- Điểm 4: Đáp ứng khoảng một nửa các yêu cầu nêu trên
- Điểm 2: Viết lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.


Tỉnh An Giang
Trường: THPT Chuyên THOẠI NGỌC HẦU
Môn: NGỮ VĂN
Tên giáo viên biên soạn: Hoàng Mai Quyên.


Số mật mã:

Phần này là phách



Số mật mã:


Câu 2 ( 6 điểm)
Cảm nhận của anh / chị về nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của nhà thơ Thanh Thảo qua tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lorca”
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 

Câu 2: (6 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, biết cách chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng rõ trọng tâm
- Văn trong sáng, lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt
II. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Thanh Thảo và tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lorca”, học sinh trình bày những cảm nhận về hình ảnh tiếng đàn. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau miễn là đáp ứng được những ý chính sau:
Sự cách tân của Thanh Thảo theo trường phái thơ tượng trưng với những biểu hiện về kết cấu, hình thức nghệ thuật, sự hài hòa giữa thơ và nhạc
Sự kết hợp của nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh… với sự chuyển đổi cảm giác theo thuyết tương giao khi miêu tả tiếng đàn.
Sự sáng tạo tiếng đàn là cách thể hiện sự ca ngợi, ngưỡng mộ với cái chết đầy phi phẫn của người nghệ sĩ, chiến sĩ Lorca – một con người tài hoa và cao cả của đất nước Tây Ban Nha.


Tỉnh An Giang
Trường: THPT Chuyên THOẠI NGỌC HẦU
Môn: NGỮ VĂN
Tên giáo viên biên soạn: Hoàng Mai Quyên.


Số mật mã:

Phần này là phách



Số mật mã:

Câu 3( 6 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về lối văn “ độc tấu” của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tác phẩm “ Người lái đò sông Đà”, “ Ai đã đặt tên cho dòng sông”.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN VĂN
Câu 3: ( 6 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề văn học
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, biết cách chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ trọng tâm
- Văn trong sáng, lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt
II. Yêu cầu về kiến thức:
- Trên cơ sở những hiểu biết về tác gia Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường qua hai tác phẩm “ Người lái đò sông Đà” “ Ai đã đặt tên cho dòng sông”, học sinh cảm nhận về phong cách của hai nhà văn với lối viết riêng sáng tạo của mỗi người.
- Giải thích vấn đề “chơi lối độc tấu” theo quan niệm của Nguyễn Tuân : Lối viết không có những quy phạm chặt chẽ, tác giả thể hiện cái tôi tài hoa của mình.
- Nguyễn Tuân với phong cách tài hoa, uyên bác quan sát con người và thiên nhiên ở phương diện văn hóa thẩm mỹ mang tính chất khảo cứu. Những câu văn tài hoa mang nặng kiến thức ở nhiều lãnh vực.
- Phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường tài hoa, uyên bác với những câu văn mượt mà, sang trọng đã khám phá vẻ đẹp văn hóa của sông Hương.
- Hai tác phẩm đều thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng của hai tác giả.

BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, khuyến khích những bài viết có sáng tạo
- Điểm 4: Đáp ứng tương đối đầy đủ những yêu cầu nêu trên, biết chọn và phân tích dẫn chứng một cách thuyết phục, mắc một số lỗi diễn đạt không đáng kể.
- Điểm 2: Bài viết có ý nhưng trình bày chưa hợp lý, không làm nổi bật được vấn đề
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.


File đính kèm:

  • docde thi ĐBS Cuu Long.doc