Đề thi ngữ văn khối 7

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi ngữ văn khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Câu 1: (3 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 …“ Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa xanh…”
 Đoàn Giỏi

a. Xác định thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nó?
b. Tìm câu chủ động, bị động có trong đoạn văn và chuyển đổi thành cặp câu tương ứng?

Câu 2: (2 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
 Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
 Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
 Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
 Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre
 Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ
 Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
 Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
 Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương…
 Chế Lan Viên- Người đi tìm hình của nước
a. Theo em đoạn thơ trên đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu? Lúc đó Bác có tên là gì?
b. Trong đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa. Hãy chỉ ra 3 từ đó? Có thể dùng 1 từ được không? Vì sao tác giả lại sử dụng như vậy?
c. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
Câu 3: (5 điểm)
“ Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, giàu hình ảnh; thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất”. Em hãy chứng minh nhận định trên.
Câu 1: ( 3 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
 “ Chim hót líu lo. Nắng bốc hơng hoa tràm thơm ngây ngất(1). Gió đa mùi hơng ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng(2). Mấy con kì nhông nằm phơi lng trên gốc cây mục. Sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa xanh.”(3)
 Đoàn Giỏi
Thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn : Trên gốc cây mục . 0.25đ
 Tác dụng: Chỉ nơi chốn 0,25đ
Tìm câu chủ động hoặc câu bị động trong đoạn văn trên ( in đậm) 0,75đ
 Chuyển đổi thành câu tơng ứng: 1,25đ
Hoa tràm đợc nắng bốc hơng thơm ngây ngất.
Mùi hơng ngọt đợc gió đa lan xa, phảng phất khắp rừng
 3. ánh sáng luôn luôn làm biến đổi sắc da của con kì nhông từ xanh hóa hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa xanh.
Câu 2: ( 2 điểm)
 Cho đoạn thơ sau:
a.Đoạn thơ trên đã viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đờng cứu nớc . Lúc đó Bác có tên là: anh Ba. 0.5 đ
 b.0.5đTrong đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa: quê hơng, xứ sở, nớc 
 Không thể dùng 1 trong số 3 từ đó đợc .
 Vì: Nớc: Chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thờng
 Quê hơng: gần gũi, thân mật
 Xứ sở: đối với một mảnh đất mình đã cách xa.
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên . 1đ
Câu 3: ( 5 điểm) 
* Mở bài: 0.75 đ Dẫn nhập vào đề 
 Trích luận đề
 Giới hạn vấn đề cần chứng minh
* Thân bài: 3 đ 
 a.(1,5 đ) Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, giàu hình ảnh:
 - Dẫn chứng câu tục ngữ: Tấc đất, tấc vàng. Nhất thì, nhì thục
 - Phân tích chỉ ra: số tiếng, gieo vần, ngắt nhịp, hình ảnh của các câu tục ngữ.
b. (1,5 đ) Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất”.
- Về thiên nhiên :
 + Đêm tháng năm cha nằm đã sáng
 Ngày tháng mời cha cời đã tối
 + Mau sao thì nắng, váng sao thì ma
 + Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
 +Tháng bẩy kiến bò chỉ lo lại lụt
 ........
- Về lao động, sản xuất:
 + Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
 + Nhất nớc, nhì phân, tam cần, tứ giống
 + Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen
 Phân tích dẫn chứng, lập luận chặt chẽ 
c. (0.75 đ) Khẳng định tính đúng dắn của vấn đề
 Suy nghĩ bản thân 
* Hình thức:
Bố cục đầy đủ 3 phần, không sai lỗi chính tả
Trình bày khoa học





 


File đính kèm:

  • docde thi ngu van 7(1).doc