Đề thi ngữ văn (thời gian: 120')

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi ngữ văn (thời gian: 120'), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đơn vị: Trường THCS Yên Trấn
------------
Đề thi ngữ văn
(thời gian: 120')

 Phần I: Trắc nghiệm (12 câu, mỗi câu 0,25đ, tổng 3điểm):
Cho ba khổ thơ sau, hãy đọc kỹ và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam 
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ.
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi.
Mà sao nghe nhói ở trong tim!."
	(Ngữ văn 9, tập 2, trang 69)
Đoạn thơ trên là của tác giả nào?
Huy Cận
Nguyễn Duy
Viễn Phương
Thanh Hải
Đoạn thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
Thể thơ tám chữ
Thể thơ bảy chữ
Thể thơ tự do
Chủ yếu là thể thơ tám chữ
Đoạn thơ được sáng tác vào năm nào?
 1958
1980
1976
1973
Đoạn thơ tác giả sử dụng hình ảnh nghệ thuật nào?
Tả thực
ẩn dụ
Biểu tượng
Kết hợp cả ba hình ảnh trên
Đoạn thơ được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Miêu tả
Tự sự
Biểu cảm
Thuyết minh
Đoạn thơ trên có giọng điệu như thế nào?
Trang nghiêm, sâu lắng
Thiết tha, đau xót
Đau xót, tự hào.
Cả ba yếu tố trên.
ý nào thể hiện đúng nhất nội dung đoạn thơ?
Tả hàng tre quanh lăng Bác
Tả cảnh dòng người vào viếng Bác
Hình ảnh Bác trong lăng
Tấm lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.
Câu thơ nào thể hiện sự bất tử của Bác.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Kết trang hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi.
Dấu chấm lửng trong câu thơ thứ 8 có tác dụng gì?
Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
Diễn tả tình cảm tiếc thương của nhân dân không bao giờ vơi cạn đối với Bác.
Dãn nhịp câu
Chuẩn bị cho sự xuất hiện một nội dung bất ngờ.

 Từ nào dưới đây không phải là tính từ?
Xanh xanh
Đỏ
Thăm
Bát ngát

 "Hàng tre xanh xanh Việt Nam" là"
Cụm tính từ
Cụm danh từ
Cụm động từ
Câu đơn.
 "Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam" thuộc loại câu gì?
Trần thuật
Nghi vấn
Cảm thán
Cầu khiến.

Phần II: tự luận (7,0 điểm)

Đề bài: Phân tích bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu. Từ bài thơ em có suy nghĩ gì về mối tình đồng chí, đồng đội của anh bộ đội cụ Hồ.























Đáp án và biểu điểm

A, Phần trắc nghiệm: 3 điểm. Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
C
D
C
D
D
D
B
C
B
C

B, Phần tự luận: 7 điểm.
I. Nội dung: Phân tích bài thơ để làm nỗi rõ vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của người tính.
- Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng mà phần lớn họ đều xuất thân từ nông dân.
- Bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn thiếu thốn.
- Những suy nghĩ sâu sắc về mối tình đống chí đồng đội của anh bộ đội cụ Hồ.
+ Đó là một mối tình có những cơ sở vững chắc.
- Tính giai cấp của người lao động 
- Lý tưởng chống giặc bảo vệ Tổ quốc.
- Rèn luyện thử thách trong cuộc sống chiến đấu vô cùng thiếu thốn gian khổ.
+ Đó là một mối tình đẹp là một trong những phẩm chất đẹp đẽ của anh bộ đội cụ Hồ.
II. Hình thức:
- Bài viết đúng kiểu phân tích tác phẩm.
- Bố cục mạch lạc có đủ ba phần: Mơ bài, thân bài, kết luận.
- Văn viết trôi chảy, đúng chính tả, ngữ pháp.
Thang điểm:
- Đạt các yêu cầu trên à 7 điểm.
- Phân tích đủ các nội dung song còn sơ lược, còn mắc phải một số lỗi ngữ pháp chính tả à 4 điểm.
- Nêu được các nội dung nhưng phân tích còn sơ lược,mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp à 2,5 điểm.

File đính kèm:

  • docDe thi TN 15.doc
Đề thi liên quan