Đề thi Olympic Lớp 6 môn Ngữ văn - Năm học 2013-2014

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Olympic Lớp 6 môn Ngữ văn - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phßng Gi¸o dôc và §µo t¹o
§Ò chÝnh thøc
Thanh oai
§Ò thi olympic líp 6
N¨m häc 2013 - 2014
M«n thi : Ngữ văn
Thêi gian lµm bµi : 120 phót 
(Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò )


Câu 1: (4 điểm ).
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
 “Quê hương là con diều biếc 
 Tuổi thơ con thả trên đồng
 Quê hương là con đò nhỏ
 Êm đềm khua nước ven sông”.
 (Trích “Quê hương” – Đỗ Trung Quân )
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 2: (6 điểm ) Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
Một chú Lừa sau khi nghe Dế hát liền ngỏ ý muốn theo Dế học hát. Nghe vậy, Dế hỏi:
- Muốn học hát cũng được, nhưng mỗi ngày anh chỉ được uống vài giọt sương thôi!
Thế là chú Lừa làm theo lời Dế, mỗi ngày chỉ uống vài giọt sương. Thế rồi chỉ mấy hôm sau, chú Lừa chết vì đói khát.
 ( Trích trong Hạt giống tâm hồn)
Câu 3: (10 điểm)
Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu. Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên.
 -------------------------------Hết---------------------------------













phßng Gi¸o dôc và §µo t¹o
Thanh oai

H­íng dÉn chÊm thi olympic
N¨m häc 2013 - 2014

 Môn Ngữ văn lớp 6

Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(4điểm)
a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: so sánh, điệp ngữ.
b. Bài viết cần đảm bảo yêu cầu sau:
* Hình thức: 
 - Đảm bảo hình thức trình bày của một đoạn văn.
 - Diễn đạt mạch lạc, chính xác , biểu cảm…
 - Sai không quá 2 lỗi chính tả.
* Nội dung: cần làm nổi bật các ý sau đây:
- “Quê hương” của Đỗ Trung Quân là một bài thơ độc đáo, sáng tạo được nhiều hình ảnh đẹp, gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc về quê hương …
- Tác giả chọn hai hình ảnh cụ thể thân thuộc, bình dị, nên thơ để so sánh với quê hương “cánh diều biếc”, “con đò nhỏ”… Bằng các biện pháp tu từ và những hình ảnh gợi tả, gợi cảm nhà thơ đã diễn tả một cách cụ thể hình tượng gương mặt tâm hồn quê hương trong tiềm thức và trái tim mỗi người là những gì thân yêu, gắn bó nhất: các tính từ “biếc”, “nhỏ”, “êm đềm” gợi tả cánh diều, con đò tuyệt đẹp, âm điệu thơ du dương, dịu nhẹ, lan tỏa đưa những hình ảnh thân thuộc, đong đầy kỷ niệm của tuổi thơ lắng đọng vào hồn người …
- Mở rộng về đề tài quê hương, liên hệ tình cảm của bản thân với quê hương.
0,5


0,5

0,5

 2.0
 
 
 

0,5
Câu 2
(6điểm)
Yêu cầu:
1.Về kĩ năng: (2 điểm )
- Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bài viết có kết cấu lập luận chặt chẽ. Bố cục rõ ràng, cân đối, diễn đạt trôi chảy, liên hệ bản thân. Trình bày sạch đẹp, ít sai lỗi về câu, từ, chính tả, diễn đạt.
2.Về nội dung: (4 điểm )
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được yêu cầu sau:
* Ý nghĩa câu chuyện: 
 Đây là một câu chuyện thông qua hai con vật là chú Lừa và Dê cho chúng ta bài học không nên đua đòi học theo những điều không thuộc sở trường và khả năng của mình. Nếu ai cũng vì hứng thú nhất thời mà làm những điều mình hoàn toàn không có khả năng thì hẳn kết quả cũng chỉ như chú Lừa mà thôi- phải đánh đổi cả tính mạng của mình.
* Bình luận rút ra bài học về cách sống: 
+ Nên làm theo những gì thuộc về khả năng của mình.
+ Đừng làm theo người khác khi mình không có khả năng sở trường về lĩnh vực ấy sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.
- Xác định thái độ của bản thân: 
+ Không đồng tình với cách sống đua đòi, học và làm theo người khác thì phải suy xét kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, luôn biết khả năng của mình.
+ Phê phán cách sống đua đòi, bắt chước.



1,0

1,0






1,0






2,0


1,0
Câu 3
(10
điểm)
1, Yêu cầu chung: 
Đề bài yêu cầu học sinh kể chuyện tưởng tượng về sự biến đổi kì diệu của thế giới thiên nhiên.
Đề mở, người kể tự xác định nội dung. Dù chọn nội dung nào thì câu chuyện cũng phải có một ý nghĩa nhất định (ca ngợi thiên nhiên, sức sống cỏ cây, hoa lá,…)
Học sinh có thể chọn cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất hoặc kể ở ngôi thứ ba…
2, Yêu cầu cụ thể: 
* Nội dung ( 7đ):
Mở bài: (2 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện	 
Giới thiệu (khái quát) các nhân vật trong câu chuyện
Thân bài: (6 điểm)
	- Các nhân vật phải được đặt trong tình huống cụ thể với sự dẫn dắt câu chuyện …
	- Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung cảnh. 
Thông qua câu chuyện (có thể có mâu thuẫn, lời thoại…), làm rõ sự biến đổi của thiên nhiên, của sự sống …	 
- Học sinh kết hợp kể chuyện với miêu tả và phát biểu cảm nghĩ…
Kết bài:	( 1 điểm)
Phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của em về thiên nhiên…
Hình thức: ( 3đ)
Không mắc lỗi từ và câu.
Văn viết biểu cảm.
Có sự sáng tạo trong cách kể chuyện
(Lưu ý: trên đây là những gợi ý, trong bài làm, học sinh có thể trình bày gộp các ý hoặc kết hợp giữa miêu tả các nhân vật với kể chuyện và có cách kể sáng tạo hơn – giáo viên cần khuyến khích sự sáng tạo và cách trình bày khác của học sinh).









0,5đ



2,0đ

2.0 đ

2.0đ

0.5đ

1.0đ
1.0đ
1.0đ



File đính kèm:

  • docDe dap an HSG van 6 Thanh Oai 20132014.doc