Đề thi olympic lớp 6 Năm học 2013-2014 Môn thi: Ngữ văn huyện Thanh Oai
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi olympic lớp 6 Năm học 2013-2014 Môn thi: Ngữ văn huyện Thanh Oai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI Đề chính thức ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6 Năm học 2013-2014 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài :120 phút ( Không kể thời gian giao đề) N Câu 1. ( 3 điểm ) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trần Quốc Minh – Mẹ) Câu 2 ( 7 điểm ) Đọc mẩu chuyện sau: " Chuyện kể,một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình,liền ghé vào thăm.Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa : -Thưa thầy ,thầy còn nhớ con không ?Con là.......... Người thầy giáo già hốt hoảng: - Thưa ngài,ngài là.......... - Thưa thầy,với thầy con vẫn là người học trò cũ. Con có được những thành công ngày hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...." Bằng một bài văn ngắn hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên. Câu 3.( 10 điểm ) Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ bẩy, phá hỏng. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6 ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) A- HƯỚNG DẪN CHUNG: - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt để xác định điểm một cách khoa học, chính xác, khách quan. - Bài làm được đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt đánh giá cao những bài làm thể hiện rõ tố chất: sáng tạo, có phong cách, có giọng điệu riêng. Câu 1. (3 điểm ) *Yêu cầu: a/ Kĩ năng (1điểm ) Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh Câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc Không sai lỗi chính tả b/ Kiến thức ( 2 điểm ) Học sinh xác định được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn: - Phép tu từ có trong đoạn thơ: So sánh (1 điểm ) + Những ngôi sao thức - mẹ thức: Những ngôi sao thức suốt đêm cũng không bằng mẹ thức cả một đời lo lắng , mẹ thầm lặng hi sinh cho con. (0.5đ) + Mẹ - ngọn gió: Mẹ chính là nơi mát lành, bình yên suốt cuộc đời của con. (0.5đ) Phép tu từ so sánh trong đoạn thơ đã thể hiện được tấm lòng yêu thương, hi sinh thầm lặng của mẹ đối với con và lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. (1.0đ) Bài 2 (7 điểm) 1.Về kĩ năng - Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn,đúng kiểu bài nghị luận xã hội - Bài viết có kết cấu lập luận chặt chẽ. - Bố cục rõ ràng ,cân đối,diễn đạt trôi chảy,liên hệ mở rộng - Trình bày sạch đẹp,ít sai lỗi về câu, từ, chính tả 2.Về kiến thức:(6 điểm ) - Học sinh có thể trình bầy theo nhiêu kiểu nhưng cần làm rõ được yêu cầu sau: * Ý nghĩa câu chuyện (2điểm) - Câu chuyện ngắn gọn hấp dẫn , nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lí lớn lao: lòng biết ơn và cách đối nhân xử thế,thấu tình đạt lí giữa con người với con người. ( 05đ ) - Người học trò tuy đã trở thành một người nổi tiếng, có quyền cao chức trọng( một danh tướng) nhưng vẫn nhớ tới người thấy dạy dỗ ,giáo dục mình nên người.Việc người học trò về thăm thầy giáo cũ và có cách ứng xử khiêm tốn đúng mực,thể hiện sự kính trọng lòng biết ơn đối với thầy giáo của mình.Ngay cả khi thầy giáo coi vị tướng là ngài thì ông không thay đổi cách xưng hô( con –thầy) ( 1đ ) - Ngược lại thầy giáo cũ rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài . đây là cách xưng hô lịch sự,cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí.( 0,5đ ) * Bình luận rút ra bài học:( 4 điểm ) - Trong cuộc sống phải thể hiện lòng biết ơn đối vời những người có công dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn đó thể hiện qua lời nói ,việc làm,hành động cụ thể. - Cách ứng xử ,xưng hô giữa con người với con người cũng thể hiện nét đẹp của văn hóa giao tiếp.( 0,5đ ) - Mỗi người hãy sống đẹp ,có cách cư xử đúng mực để hoàn thiện nhân cách mỗi con người.( 0,5đ ) -Hãy lẫy dẫn chứng trong các tác phẩm văn học để minh họa.( 2đ ) * Liên hệ mở rộng: - Đề cao bài học biết ơn xứng với đạo lí " Uống nước nhờ nguồn" "Truyền thống "Tôn sư trọng đạo". - Tuy nhiên trong xã hội ngày nay vẫn có những con người có hành vi ứng xử phi đạo lí vô ơn thầy cô, trong quan hệ giao tiếp có những lời lẽ phát ngôn xưng hô thiếu chuẩn mực. - >Từ câu chuyện đó ,chúng ta rút ra bài học nhân sinh sâu sắc: Lòng biết ơn,cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí đó là nét đẹp trong tâm hồn ,nhân cách của con người.(1đ ) Câu 3. ( 10 điểm) Yêu cầu chung: Yêu cầu về hình thức: Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần nhân vật mà đề đã nêu thể hiện được suy nghĩ,tâm sự của mình (tức là đã được nhân hoá). Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo). Viết dưới dạng bài tự kể chuyện . Yêu cầu về nội dung: Bài văn phải ghi lại lời tâm sự của một bức tường trong sân trường bị một số bạn học sinh vẽ bậy, cố tình phá . Qua lời tâm sự này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn Yêu cầu cụ thể: Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau: Mở bài: Bức tường tự giới thiệu về thân phận của mình. Thân bài: - Bức tường kể về mình khi mới được xây với niềm tự hào, vì mình là một bức tường đẹp , trắng tinh , mịn màng. Luôn kiêu hãnh và thường phơi mình trong nắng sớm. Đem lại vẻ đẹp cho ngôi trường. Tâm sự của bức tường về cuộc sống mới ở dãy nhà trong trường. Tình cảm , sự gắn bó của bức tường với mọi người và đặc biệt là với các bạn học sinh. Tâm sự đau buồn của bức tường khi bị một số bạn học sinh nghịch dại vẽ bậy khiến bức tường bẩn, khoác trên mình chiếc áo hình thu quái di. Lấy gạch đá ném lên tường với những tiếng cười khoái trí …. Kết bài: Ước nguyện của bức tường Lời nhắc nhở các bạn học sinh. * Cách cho điểm: Điểm 9-10: Bài đạt xuất sắc các yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo. Điểm 7-8: Bài có đủ nội dung, có một số lỗi nhỏ về hình thức. Điểm 5-6 : Bài có đủ nội dung nhưng sơ sài,còn một số lỗi hình thức diễn đạt... Điểm 3-4: Bài đạt khoảng một nửa nội dung, còn lỗi hình thức. Điểm 1: Bài có nội dung mờ nhạt, mắc nhiều lỗi hình thức. * GV căn cứ vào bài viết của HS để cho điểm PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN NĂM HỌC 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6 ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) A- HƯỚNG DẪN CHUNG: - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt để xác định điểm một cách khoa học, chính xác, khách quan. - Bài làm được đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt đánh giá cao những bài làm thể hiện rõ tố chất: sáng tạo, có phong cách, có giọng điệu riêng. - Tổng điểm toàn bài là 10, chiết đến 0,25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT Câu 1 ( 4.0 điểm): a) Đáp án: Bài làm của thí sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau: + Về kiến thức: Thí sinh chỉ ra được cái hay của đoạn văn đã cho trên cơ sở các ý: - Khái quát được nội dung đoạn văn ( miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô). - Chỉ ra được những nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả: biện pháp so sánh đặc sắc, sử dụng nhiều tính từ gợi tả ( …), ngôn ngữ chính xác, tinh tế… - Những đặc sắc về nghệ thuật đã góp phần khắc hoạ rõ nét về: + Khung cảnh rộng lớn, bao la với tất cả vẻ trong trẻo, tinh khôi của cảnh biển Cô Tô sau trận bão. + Vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ của cảnh mặt trời mọc trên biển. + Tình cảm của tác giả: yêu mến, gắn bó, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên vùng biển đảo… + Về kỹ năng: Phải biết xây dựng đoạn văn, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả… Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, phát hiện và cảm nhận riêng nhưng giàu tính thuyết phục. b. Biểu điểm: - Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm. - Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng vẫn còn hạn chế => 2.0 - Đoạn văn viết còn sơ sài, mắc nhiều lỗi về kỹ năng => 1.0 điểm. - Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. Câu 3 ( 4.0 điểm): a) Đáp án: + Cần bảo đảm những yêu cầu sau: * Về kiến thức: - Hiểu đúng đề: Câu chuyện về giấc mơ có cây đàn Thạch Sanh. - Xác định được đây là đề bài kể chuyện tưởng tượng. Cơ sở định hướng cho sự tưởng tượng là một câu chuyện đã có, cụ thể đó là khả năng kỳ diệu của cây đàn trong truyện cổ tích Thạch Sanh. Người làm bài cần chú ý đến sự kỳ diệu ấy khi kể các sự việc. - Tạo được tình huống và biết dẫn dắt câu chuyện theo trình tự có mở đầu, có phát triển và có kết thúc. - Nội dung câu chuyện có thể được xây dựng theo nhiều hướng khác nhau nhưng các sự việc phải đảm bảo tính hợp lý, chọn ngôi kể và thứ tự kể phù hợp ( có thể kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ nhất kết hợp với ngôi thứ ba). - Câu chuyện phải có ý nghĩa sâu sắc. * Về kỹ năng: Bố cục hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. b) Biểu điểm: - Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 4.0 điểm. - Bảo đảm các yêu cầu về kiên thức nhưng kỹ năng làm bài còn có một số hạn chế => 3.0 điểm. - Nội dung câu chuyện còn sơ sài, chưa thể hiện rõ ý nghĩa => 1.0 điểm. Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. …………………………………… hết …………………………………..
File đính kèm:
- DE THI HSG NV6.doc