Đề thi olympic lớp 6 trường THCS Đỗ Động Năm học 2013-2014 Môn thi: Ngữ Văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi olympic lớp 6 trường THCS Đỗ Động Năm học 2013-2014 Môn thi: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đỗ Động ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6 Năm học 2013-2014 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài :120 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm ) Xác định và nói rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.” (Biển, Khánh Chi ) Câu 2: (6 điểm ) “Hãy đối xử với bạn bè như đối xử với những bức tranh, nghĩa là hãy đặt họ ở những góc độ có nhiều ánh sáng nhất.” (J.Churchil) Suy nghĩ của em về ý kiến trên? Câu 3: (10 điểm ) Vào một buổi trưa hè, có một con trâu đang nằm nghỉ ngơi dưới mái nhà của một khóm tre và con trâu đó cùng khóm tre đã nói chuyện với nhau về cuộc sống của họ luôn gắn bó với con người và đất nước Việt Nam. Em hãy tưởng tượng mình là một khóm tre và kể lại câu chuyện đó. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6 Câu 1: (4 điểm ) a. Xác định được các phép so sánh, nhân hóa + Nhân hóa: Biển vui, hát, buồn, suy nghĩ, mộng mơ, dịu hiền (0,5đ) + So sánh: Biển như người khổng lồ, biển như trẻ con (0,5) b. Nêu được tác dụng + Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau (1đ) + Biển như những con người cụ thể: khi thì to lớn hung dữ như người khổng lồ, khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như con trẻ (1đ) +Nhờ biện pháp nhân hóa, so sánh, đoạn thơ đã gợi tả thật sinh động về các trạng thái của biển trong những thời khắc khác nhau tạo nên bức tranh sống động về biển (1đ) Câu 2: (6 điểm ) 1.Về kĩ năng (1đ) - Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn,đúng kiểu bài nghị luận xã hội - Bài viết có kết cấu lập luận chặt chẽ. - Bố cục rõ ràng, cân đối, diễn đạt trôi chảy, liên hệ mở rộng - Trình bày sạch đẹp, ít sai lỗi về câu, từ, chính tả 2.Về kiến thức(5đ) - Học sinh có thể trình bầy theo nhiêu kiểu nhưng cần làm rõ được yêu cầu sau: a/Giải thích yêu cầu: + J.Churchil so sánh bạn bè với những bức tranh, từ đó đề ra một cách ứng xử tích cực đối với bạn bè. Ông nêu lên một quan điểm về tình bạn : mọi người cần phải biết trân trọng và chủ động tạo điều kiện để phát huy tất cả ưu điểm của bạn bè. (1đ) b/ Vận dụng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: + Khi ta “đặt bức tranh ở những góc độ có nhiều ánh sáng nhất” thì bức tranh mới bộc lộ được toàn bộc vẻ đẹp. Tương tự như thế khi ta đánh giá bạn bè với cái nhìn trân trọng, tin tưởng thì họ sẽ có động lực để thể hiện đầy đủ giá trị, phẩm chất, ưu điểm của họ.(0,5đ) +Thái độ “đối xử với bạn bè như đối xử với những bức tranh”, nghĩa là nâng niu, qíu trọng bạn bè, chính là thái độ ứng xử cao đẹp, văn minh.(0,5đ) + Ý kiến trên là một quan niệm đúng đắn giúp mọi người biết xem trọng tình bạn và giúp mọi người phát huy được ưu điểm và hạn chế những nhược điểm.(0,5đ) + Khi ta có thái độ đối xử tích cực với bạn bè thì ta cũng sẽ nhận được thái độ đối xử đúng đắn, tích cực của bạn bè (0,5đ) +Cần đối xử với mọi người xung quanh như đối xử với bạn bè (0,5đ) +Tuy nhiên, có thể hiểu rằng đối với một người xấu thì khi ta “đặt họ ở những góc độ có nhiều ánh sáng nhất” thì họ càng phơi bày rõ rệt những khuyết điểm, giúp ta đánh giá chính xác hơn (0,5đ) c/ Phương hướng phấn đấu của bản thân: + Có thái độ đối xử đúng đắn tích cực với bạn bè của mình, luôn tin tưởng và tạo điều kiện, cơ hội để bạn bè phát huy những phẩm chất tót…(0,5đ) + Đề xuất những biện pháp, phương hướng phấn đấu của bản thân trong thời gian tới…(0,5) Câu 3: (10 điểm ) * Yêu cầu: - Yêu cầu về kĩ năng: -HS xác định được đây là bài văn kể chuyện tưởng tượng; HS phải thể hiện được sự sáng tạo của mình trong khi kể qua việc chọn ngôi kể, sắp xếp các tình tiết, ngôn ngữ đối thoại... tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh, hấp dẫn. -Trong lời kể, khóm tre phải nói được mình và anh bạn trâu đã gắn bó với con người và đất nước Việt Nam ở những lĩnh vực nào. -Bài văn tự sự có bố cục chặt chẽ, rõ ràng; lời văn trôi chảy, mạch lạc, các sự việc diễn ra theo đúng trình tự; không sai sót về lỗi chính tả và lỗi diễn đạt - Yêu cầu về kiến thức: HS có thể kể theo trình tự các ý cơ bản sau: a- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ giữa anh bạn trâu và khóm tre.. b- Thân bài: - Khóm tre tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Sinh ra trên đất nước Việt Nam; ở đâu tre cũng có mặt; gắn bó với con người từ lúc lọt lòng cho đến lúc mất; thủy chung với con người lúc hoạn nạn, khó khăn cũng như lúc thanh bình, nhàn hạ; tre có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn thân thiết và là hình ảnh của con người Việt Nam... - Con trâu tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Trâu có mặt trên khắp đất nước Việt Nam; là người bạn thân thiết của người nông dân; có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn thân thiết và giúp đỡ nhiều cho người nông dân trong công việc đồng áng... * Lưu ý: Trong quá trình kể, để cho bài văn sinh động hấp dẫn, tránh sự đơn điệu nên dùng hình thức đối thoại. Khi kể, không nên để từng nhân vật.nói về mình. c- Kết bài: - Cảm nghĩ chung của khóm tre và anh bạn trâu về con người và quê hương Việt Nam. (thân thiện , nghĩa tình...); tự hào là biểu tượng của con người và đất nước Việt Nam. - Nguyện sống một cuộc đời thủy chung, cống hiến hết mình cho con người và xứ sở yêu quý này. * Cách cho điểm: - Điểm 9-10: Bài đạt xuất sắc các yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo. Điểm 7-8: Bài có đủ nội dung, có một số lỗi nhỏ về hình thức. Điểm 5-6 : Bài có đủ nội dung nhưng sơ sài,còn một số lỗi hình thức diễn đạt... Điểm 3-4: Bài đạt khoảng một nửa nội dung, còn lỗi hình thức. Điểm 1: Bài có nội dung mờ nhạt, mắc nhiều lỗi hình thức. Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý.
File đính kèm:
- De HSG van 6 Do Dong.doc