Đề thi olympic lớp 6 trường THCS Kim Thư Năm học 2013-2014 Môn thi: ngữ văn

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi olympic lớp 6 trường THCS Kim Thư Năm học 2013-2014 Môn thi: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
 THCS KIM THƯ

 

 
 ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6 
 Năm học 2013-2014
 Môn thi: Ngữ văn 
 Thời gian làm bài :120 phút
 ( Không kể thời gian giao đề) 
Câu 1 (4đ): 
ChØ râ biÖn ph¸p tu tõ vµ hiÖu qu¶ biÓu ®¹t cña nã trong ®o¹n th¬ sau:
 “ Anh ®éi viªn m¬ mµng
 Nh­ n»m trong giÊc méng
 Bãng B¸c cao lång léng
 Êm h¬n ngän löa hång ”
 ( TrÝch: §ªm nay B¸c kh«ng ngñ – Minh Huệ)
Câu 2: ( 4đ)
 Ở Palextin có hai biển hồ cùng lấy nước từ một nguồn là sông Gióc-đan. Ở biển hồ thứ nhất, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, không có một sinh vật nào sống được, nó được gọi với cái tên là biển hồ chết, sở dĩ như vậy là vì nó nhận nước rồi giữ lấy cho riêng mình chẳng trao đổi cho sông hồ nào cả. Còn biển hồ thứ hai có tên gọi là biển hồ Galile nước trong xanh, cá tôm đày ắp, sinh vật xanh tươi. Bởi vì nó nhận nước rồi lại chia đều cho nhiều hồ và sông khác
Em có suy nghĩ gì từ câu chuyện trên?
Câu 3: (12đ)
Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống. 
Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên.

 …………………………………………………………………………











HƯỚNG DẪN CHẤM THI OLYMPIC 
MÔN NGỮ VĂN 6

Câu 
Nội dung
Điểm
1
- Hình thức: viết dưới dạng 1 bài văn ngắn
- Giới thiệu khổ thơ:
- Chỉ ra biện pháp tu từ: So sánh
- Vẻ đẹp của sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng:
 Ánh lửa trong lều sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh. Ánh lửa trong lòng Bác làm ấm lòng các chiến sĩ – Bác Hồ là một ngọn lửa, vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấp áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn.

1
0,75
0,75
0,75


0,75




2
 - Tóm tắt nội dung câu chuyện:
 - Nêu ý nghĩa:
 + Hạnh phúc không phải chỉ là nhận lấy mà còn là biết cho đi. Người hạnh phúc nhất ở trên đời là người biết đem đến cho người khác nhiều hạnh phúc nhất. 
 + Cho không phải là mất đi mà lại được, chúng ta cho đi tức là chúng ta đã nhận về. Bởi vậy trong cuộc sống các em phải luôn biết chia sẻ với người khác.
 - Bài học:
+ Nếu biết sống vì người khác thì cuộc đời chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nhiều lần, cuộc đời sẽ có ý nghĩa thêm bội phần. Có người nói "người ta kính trọng bạn không phải những gì bạn nhận được. . + Sự kính trọng là phần thưởng dành cho những gì mà bạn cho đi

1




0,75


0,75






0,75

0,75

3
1) Yêu cầu chung:
 - Đề bài yêu cầu học sinh kể câu chuyện tưởng tượng về sự biến đổi kì diệu của thế giới thiên nhiên. 
 - Đề mở, chỉ gợi ý về các nhân vật, về tình huống, còn người kể tự xác định nội dung. Dù chọn nội dung nào thì câu chuyện cũng phải có một ý nghĩa nhất định (ca ngợi Đất Mẹ, ca ngợi Mùa Xuân, ca ngợi sức sống của cỏ cây, hoa lá, ...)

 - Học sinh có thể chọn cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất (Cây Bàng tự kể chuyện mình) hoặc kể ở ngôi thứ ba … 

2) Yêu cầu cụ thể:
 a) Mở bài:	
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.	
- Giới thiệu (khái quát) các nhân vật trong câu chuyện.	
 b) Thân bài:	
 Số lượng nhân vật chỉ cần đúng theo gợi ý của đề (Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân). 
+ Các nhân vật phải được đặt trong tình huống cụ thể với sự dẫn dắt câu chuyện: từ mùa đông chuyển sang mùa xuân, cây cối như được tiếp thêm sức sống mới…	
+ Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung cảnh:
- Cây Bàng về mùa đông: trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ.
- Đất Mẹ điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Mùa Xuân và dồn chất cho cây. 	
- Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh,... 	
- Nàng tiên Mùa Xuân: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng .... 	
+ Thông qua câu chuyện (có thể có mâu thuẫn, lời thoại…) , làm rõ sự tương phản giữa một bên là sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên, của sự sống (Cây Bàng, Đất Mẹ, Mùa Xuân) và một bên là sự khắc nghiệt, lạnh lẽo (Mùa Đông)…	
 c) Kết bài:	
- Khẳng định lại sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên …	
- Có thể phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của em về mua xuân, về thiên nhiên…	(Lưu ý: HS có thể kết hợp kể chuyện với miêu tả và phát biểu cảm nghĩ…
- Ghi điểm theo ý như trên chỉ là những gợi ý, trong bài làm, học sinh có thể trình bày gộp các ý hoặc kết hợp giữa miêu tả các nhân vật với kể chuyện và có cách kể sáng tạo hơn – giáo viên cần khuyến khích sự sáng tạo và cách trình bày khác của hs, không vận dụng thang điểm một cách máy móc)
3) Vận dụng cho điểm:
Điểm 9 -10: Hiểu đề sâu sắc. Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả. Trình bày và diễn đạt tốt, bố cục rõ, chữ viết đẹp, bài làm có cảm xúc và sáng tạo.

Điểm 7 - 8: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề. Biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả. Trình bày và diễn đạt tương đối tốt, bố cục rõ, bài làm có cảm xúc nhưng còn đôi chỗ kể chưa sáng tạo …
Có thể mắc một số lỗi nhỏ về chính tả và ngữ pháp.
Điểm 5 - 6: Tỏ ra hiểu đề. Đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vận dụng văn kể chuyện tưởng tượng chưa tốt, có miêu tả các nhân vật và khung cảnh nhưng chưa rõ, nhiều chỗ còn lan man. Còn mắc lỗi về chính tả và ngữ pháp.
Điểm 3 - 4: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc sang kể lể lan man, lủng củng …
Điểm 1 - 2: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, không biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc đề, lủng củng …













0,5
0,5


1


2
0,5


0,5

0,5
0,5

2



0,5
0,5







TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT BGH 










File đính kèm:

  • docDe HSG van 6 Kim Thu.doc